Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2008

53 - Đọc thơ cô - Huỳnh Quang Tín K2, SRTKL2: 225-226



Đọc thơ cô

Yêu nhau mới nửa chừng chung sống
Ôm hận “xa nhau”, nuốt lệ cười...


HUỲNH QUANG TÍN
Học sinh khóa 2


refont.com - Glitter textm được đọc thơ cô
Đọc rồi muốn đọc mãi
Những dòng thơ chứa chan
Tình yêu thương nhân loại

Đọc thơ cô, em thấy
Trên trời cao chú bay
Qua núi rừng Tam Đảo
Ôm lấy cả trời mây

Anh đang làm nhiệm vụ
Nhưng vẫn nhớ em yêu
Em yêu, em hãy ngủ
Một giấc thật yên nồng

Anh đi lập chiến công
Mang về nhiều thắng lợi
Em ơi, em hãy đợi
Anh sẽ về, ngày mai!…


Cô ơi! Cô cứ đợi
Dù chú đi xa rồi
Em Thiên Hương 1 sẽ lớn
Sẽ sớm được nên người

Dù gương đã vỡ rồi
Không thể nào gắn lại
Nhưng em tin ở cô
Làm tấm gương sáng mãi

… Mong cô hãy vui tươi


Quế Lâm, 24-4-1967
H.Q.T





1. Thiên Hương là con gái của cô Thục với chú Lê Trọng Long, phi công Mig-17 trong biên đội của anh hùng Lâm Văn Lích. Hôm đó, biên đội nhận nhiệm vụ đánh chặn tốp máy bay Mỹ từ Thái Lan sang, bắn phá một chiếc cầu ở phía nam Hà Nội. Vừa gặp địch ở Nho Quan, biên đội trưởng Lích bắn rơi ngay một F-4. Chỉ 30 giây sau, chú Long đã xông vào đội hình địch bắn rơi chiếc thứ hai. Bọn Mỹ hạ thấp độ cao, dựa vào dãy Tam Điệp chạy trốn. Từ độ cao 3000m, chú bổ nhào ngắm chiếc F-4 thứ ba bóp cò. Chiếc F-4 bị thương nặng, lách qua khe núi. Vì đà lao xuống rất lớn, chiếc Mig không thể cất đầu lên được và ngọn núi cuối cùng của dãy Tam Điệp đã chặn chú lại. Chú Lê Trọng Long đã anh dũng hy sinh ngày 17 tháng 6 năm 1965.




4 nhận xét:

  1. Tôi rất xúc động khi đọc bài thơ của anh. Tôi là cháu gái ruột của bác Long, hiện đang ở TP. Tuy Hòa - Tỉnh Phú Yên, quê hương của bác Long. Lúc bác hy sinh, ba tôi (Lê Văn Tâm - em trai út của bác) còn rất nhỏ đang sống với bà nội tôi cho đến khi bà tôi mất (1990). Tôi lớn lên đã thấy hình ảnh của bác Long trên bàn thờ của gia đình mình bên cạnh bảng "Tổ Quốc Ghi Công". Có nhiều lần ra Hà Nội tôi có đến thắp hương ngôi mộ bác. Có một điều tôi rất buồn là sự hy sinh anh dũng của bác không được vinh danh tại quê hương, có lẽ do chị Thiên Hương sống ở Hà Nội từ nhỏ đến lớn và không có ấn tượng nhiều ở quê nhà. Hãy tưởng tượng lúc chiến đấu và biết mình sẽ hy sinh, bác có nghĩ về quê hương, nơi mình phải rời xa để lên đường, nơi còn mẹ già đang trông ngóng với bao nhiêu kỷ niệm? Có chứ! Trong suốt thời gian xa nhà đi chiến đấu bác có mong một ngày sớm được trở về ôm mẹ và các anh chị em vào lòng không? Có chứ! Cho đến giờ, dù bác Long đã hy sinh anh dũng, bác có mong ước được nhắc đến, được nhớ đến, được kể đến, được tôn vinh về gương chiến đấu oai hùng của mình cho thế hệ sau tại đất Phú Yên không? Có chứ! Nhưng... Phú Yên là một mảnh đất rất anh hùng, gương hy sinh anh dũng của bác rất ít được biết đến.
    Mới đây, ngày 15/3/2013, kỷ niệm ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam, tôi có đi giao lưu với các anh chị bên Hội nhiếp ảnh tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Yên, trong buổi giao lưu tôi vô tình được ngồi chung bàn với rất nhiều anh em Trung đoàn 910 thuộc Trường Sĩ quan Không quân, tôi hỏi họ có biết về liệt sĩ phi công Lê Trọng Long không? 100% trả lời không biết. Tôi hỏi có đọc "Khối mây hình lưỡi búa" trên mạng không? 100% trả lời không biết. Tôi rất buồn, rất tủi thân. Gương chiến đấu của bác Long không được nhắc đến trong Trường Sĩ quan Không Quân, và nhất là họ đang sống và học tập, làm việc trên mảnh đất Phú Yên. Tôi nói với họ mà không ngăn được nước mắt: bác ruột tôi đó. Người đã hy sinh sau khi bắn rơi máy bay Mỹ và vì cố bắn chiếc thứ 2 nên bác đã đâm vào núi, anh dũng hy sinh ngày 17/6/1965. Đã gần nửa thế kỷ rồi, bác tôi không được ai ở Phú Yên biết đến. Cả bàn họ có trầm xuống và xúc động. Họ an ủi tôi, họ chỉ biết nói họ sẽ về xem lại...
    Buồn không anh? Buồn chứ. Nếu có thêm gì về tư liệu liên quan đến bác Long xin anh chia sẻ thêm với nhé. Cảm ơn anh rất nhiều.
    Chúc anh nhiều sức khỏe và thành công.

    Lê Dung
    Mobi: 0913419750
    E-mail: ledung294@yahoo.com

    Trả lờiXóa
  2. Lê Dung@ Bạn có thể vào ĐÂYđể hỏi thêm tác giả topic về trường hợp của anh Lê Trọng Long. Bạn cần đăng ký làm thành viên trang Quan sử VN này mới có quyền đăng bài. " Phi công tiêm kích" là nick của một cựu phi công quân sự thời chống Mỹ, nhưng có lẽ ở thế hệ sau anh TL, nhưng bạn cũng có thể nắm bắt thêm thông tin từ anh này.

    Trả lờiXóa
  3. Dạ, xin cảm ơn rất nhiều ạ.

    Trả lờiXóa