Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Giỗ anh Trỗi

Giỗ anh Trỗi

Nguyễn Phương Tuấn
17 tháng 10, 2018 ·

Ngày giỗ anh Trỗi, cùng Dương Minh K4, Nam Phan, Tran Kienquoc, Nhat Trung Pham K5 và Đoàn Văn Luyện K6 qua Quận 2. Chị Quyên đang bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Gặp chị nói chuyện trong phòng thấy chị rất yếu. Chị nói lẽ ra chị đã ra đi 10 ngày trước mà hôm nay thấy khoẻ ra. Chị đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng rồi. Con chị đã chuẩn bị hai bức ảnh cho mẹ chọn lo hậu sự và giấy tờ thừa kế nhà đất đã hoàn thành. Lúc đi qua phòng khách thấy có tờ lịch từ năm 1973 chắc ngày cưới của chị và anh Tư Dũng người chồng sau. Khi ngồi thăm hỏi động viên chị mà thầm nghĩ có lẽ là cuộc gặp mặt cuối cùng với chị. Tôi ngồi nói chuyện hơn nửa tiếng với chị Quyên cũng có động viên chị vui vẻ thanh thản. Bất chợt chị nhìn tôi rồi nói: em ơi chị đau lắm. Tôi lặng người nhìn chị không nói được gì nữa
Được gặp chị Châu nhân vật X trong tiểu thuyết " Sống như anh" do nhà văn Trần Đình Vân viết được đọc lúc bé. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất là chị Nguyễn Thị Bảo Châu người cháu gọi anh Trỗi là chú. Lúc anh Trỗi bị bắt cô cháu này mới 15 tuổi học sinh trường tư thục Tân Đức. Câu chuyện được kể qua các nhân chứng lịch sử của chị Bảo Châu và anh Nguyễn Hữu Chiến về những ngày chiến đấu hào hùng khi xưa. Ông bà nội của chị Bảo Châu là hai cụ Nguyễn Hữu Xuân và Lê Thị Chính cơ sở CM tại Quảng Nam vào tp Sài Gòn sinh sống làm cơ sở cho biệt động Sài gòn tại số nhà 453 KA/11 Trương Minh Giảng q3. Nguyễn Văn Trỗi được những người anh họ là bố chị ông Nguyễn Hoàng Sơn và chú chị Nguyễn Hữu Kiếm đưa vào tổ chức . Để bảo đảm bí mật tất cả người hoạt động đều trong một gia đình kể cả anh Nguyễn Hữu Lời. Chị Châu là người chuẩn bị cơm nước cho trận đánh. Tối đó anh Trỗi bị bắt và đưa về nhà, nhìn ánh mắt của người chú, chị hiểu không được khai bất cứ điều gì. Mấy ngày sau chị cùng bị bắt với người thím Phan Thị Quyên nhưng hai người cũng không nhận biết nhau. Khi trong khám rất nhiểu cảnh sát phía bên kia nhưng cũng có người của ta nhắc chị ráng ăn uống để chịu đòn. Rồi cái ngày vào thăm nuôi anh Trỗi không gặp được, khi đi ra mấy công chức phía bên kia chắc của ta gài lại bí mật thông tin: tối đó anh Trỗi bị dẫn đi xử bắn, cả gia đình chia người đi các nghĩa trang để biết chỗ chôn anh. Có lẽ đau khổ nhất là đồng đội mình ông Tư Chu tác giả cuốn sách biệt động SG đã nhận hết công lao về mình làm người chú của chị ông Nguyễn Hữu Kiếm phải từ khu ra Bắc báo cáo lại chính cha chị ông Nguyễn Hoàng Sơn mới là người chỉ huy trận đánh không thành chứ không phải Tư Chu. Ông cũng đã hy sinh. Quá khứ luôn gợi cho ta nhiều suy nghĩ âu tư. Cũng cầu mong chị Quyên thanh thản sống nốt những năm tháng của mình.


Đoàn thiếu sinh quân trường Nguyễn Văn Trỗi đang dâng hương bàn thờ anh Trỗi.