Kí ức buồn
Trần Đào Hà Đông - K3
Bây giờ là gần 24h. Hà nội. Mưa nặng hạt, ngoài hiên. Gió!
Bình thường ra, đến giờ này thì tôi đã đc 1 giấc khá dài ... để rồi khoảng 2h hay 3h thức dậy ... đọc hoặc viết gì đó, tuỳ thích...
Nhưng hôm nay, phá lệ ... 1 nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn, ko sao ngủ đc. Ký ức xưa trỗi dậy ...1 kí ức buồn, chả đẹp đẽ gì, mà những chỉ muốn quên đi ...! Nhưng hôm nay, tôi xin kể lại cùng những người bạn hữu thân yêu ...! Chắc để vơi đi những đè nặng trong lòng...
Rừng Đại từ. Ngày ấy. Tôi cùng Tám Tự ở cùng 1 tiểu đội do Nguyễn Minh Đức làm tiểu đội trưởng. Tên A trưởng này về sau “làm to” - lên đến cấp tướng, phó chủ nhiệm 1 tổng cục - cũng phải thôi. Cực kì mẫn cán, chăm làm & gương mẫu. Tính tình lại hiền hoà, mềm mỏng ... thấy nó “gương mẫu” quá, muốn ghét mà ko ghét đc.
Tôi đã kể nhiều về Tám Tự rồi ... đó là thần tượng tuổi trẻ của tôi. Ko chỉ bởi cái mác Bình Xuyên thứ dữ: cháu ngoại cụ Tám Mạnh - 1 trí sĩ Nam Bộ có danh tiếng. Khi cùng con cháu tập kết ra Bắc, Bác Hồ biết tiếng, đã trân trọng mời cơm cụ Tám. Cha Tự - ông Hai Vĩnh cũng là 1 trong những thủ lĩnh Bình Xuyên, nổi tiếng nhiều chuyện, trong đó, lẫy lừng nhất là chuyện chấp hành lệnh tướng Nguyễn Bình, bắt “tướng cướp” Ba “nhỏ” về thụ án... mà nhiều người đã nghe, đã đọc.
Với ai ko rõ, chứ đối với tôi, Tự như 1 ông anh, chiều & rất thương. Hồi ấy, đói lại rét ... nên nhiều khi cũng hơi “bố láo” - giả ốm để bỏ học, trùm chăn ngủ cho đã. Tám Tự cũng thế. Ngủ chán mắt, nhìn ra phía xa kia, thấy vẫn mùng màn ... là y như rằng Tám Tự cũng “bùng” học. Thế là tôi lại mò sang bên ấy nằm tán phét. Nghỉ học giữa giờ, Mai Thành thường sang (vì ko thấy Tự lên lớp) là tôi lại đặt hàng “ké” để Mai Thành, buổi trưa, lấy 3 xuất cơm về ăn. Vẫn công thức cũ, nháo nhào cơm & thức ăn vào chậu, mỗi người 1 thìa, chiến đấu.
Thời gian cứ thế trôi đi, rồi chúng tôi rời Đại Từ sang Quế Lâm TQ - trưởng Trung học số 1: Y Trung...!
Một hôm, ko nhớ lí do gì, tôi đi ăn rất muộn. Mọi người đi lâu rồi, tôi mới lững thững xuống nhà ăn tập thể. Khoảng cách từ nơi ở đến nhà ăn cũng chừng hơn 200 hoặc 300m. Ăn xong, đi về. Tới chỗ 1 lùm cây tối tối, thì thấy 3,4 bóng đen đứng ngáng lối, ko cho đi. Tôi hồi đó thuộc dạng “còi” của k3, nhưng mấy thằng này cũng nhỏ con, sêm sêm, chắc là bọn lớp dưới. Sau này thì biết, là mấy chú k7, hoá ra cùng lớp thằng Biên “choé” em tôi.
Hồi này trường bắt đầu có chuyện “bồ ta bồ tây” cũng khá loạn, các thày cô, đặc biêt bác Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh rất đau đầu.
Gặp mấy đứa, ko quen, ko thù oán gì, nhưng chúng quyết chặn, ko cho tôi đi. Cơn liều lên, bất đắc dĩ, tôi xông ngay vào thằng đứng gần, đen đen, tóc xoăn & tỏ ra “gấu” nhất, đấm loạn xạ làm thằng đó bị đau, ngã lăn quay, mở đường máu chạy thoát thân. Về đến đại đội thì đã bắt đầu sinh hoạt (ở ngoài sân) - tôi len vào phía trên hàng, coi như ko có chuyện gì xảy ra.
Một lúc sau, phía sau hàng quân thấy ồn ào: thằng Đông đâu! Thằng Đông đâu! Ra đây nói chuyện...!
Tôi đứng phía trên, im khe ... biết là “rách chuyện” rồi. Nhìn ra phía sau, thấy thằng
Ngọc Nguyễn Văn Ngọc - K4-5
1968 - Liệt sĩ, hy sinh: 10-10-1968, Thành phố Vinh
mb - nr - cq -- ---Hà Tĩnh-VN
Liệt sĩ - - -
khá cao to, trắng trẻo, mặt hằm hằm, dẫn theo mấy thằng lâu la. Tôi biết Ngọc, hình như nó ở nhà 8 quân khu Nam Đồng. Tôi & Ngọc biết nhau sơ sơ, nhưng ko chơi.
Quang Hưng cùng trung đội 3, đang đứng phía sau, thấy ồn ào bất tiện, đành ra dáng đàn anh, tiến lại hỏi: có chuyện gì đấy mấy em. Thằng Ngọc nhắc lại: thằng Đông đâu, ra đây nói chuyện. Hưng bảo, có gì để sau, đang họp. Thế là thằng Ngọc nổi cáu, ko nói ko rằng, rút dao đâm luôn. Rất may, Q Hưng cũng bản lĩnh, nhanh nhẹn lùi lại ... mũi dao ko trúng người, chỉ rách 1 vạt tay áo.
Vừa lúc đó, Tám Tự cùng mấy đứa khác, như 1 làn gió ập đến. Thấy ồn ào, Tự hỏi chuyện gì vậy? Ngọc thấy đàn anh hỏi, trả lời tìm thằng Đông báo thù. Tự liền gọi tôi tới, hỏi đầu đuôi, tôi kể lại...như vậy ... như vậy ...!
Lúc đó, Tự mới gắt lên: thằng quỷ, mày có biết mày đánh ai ko? Tôi bảo ko biết ...! Tự la: mày đánh phải em thằng Động Sơn rồi!
Nghe thấy 2 chữ Động Sơn là tôi chết lặng, vì biết ông bạn này người dân tộc Ê Đê, đen cháy, chắc nịch, giỏi võ & đầu gấu nhất trường. Đúng nghĩa “đại bàng” - cùng Tám Tự là thủ lĩnh “bồ tây”.
Thấy tôi hơi camorun, Tự bảo bọn thằng Ngọc: chuyện hiểu lầm thôi, về đi. Tao sẽ nói chuyện với Động Sơn sau. Rồi động viên tôi yên tâm, và dặn: họp xong, nhớ vào trong nhà, đừng có lớ rớ đi đâu, ra ngoài ...!
Chuyện chỉ có thế ... suốt thời gian sau êm ru, ko có sự kiện gì xảy ra. Cũng ko thấy thủ trưởng k3 gọi hỏi gì.
Tôi đã định chỉ chôn vùi kỉ niệm này trong kí ức ... nhất là nhiều năm trước, khi nghe tên Y Hoà - chính là cậu bé đen đen, tóc xoăn xoăn năm nào ... nay đã là 1 trong 28 liệt sỹ của trường Nguyễn Văn Trỗi. Y Hoà hy sinh trong chiến dich “Mùa hè đỏ lửa” Quảng Trị 1972. Buồn, thật buồn vì tôi ko còn cơ hội để xin lỗi thằng em đó nữa ...! Đúng, tôi đã có lỗi, cho dù bất cứ nguyên nhân gì.
Thế rồi hôm nay, thật tình cờ, tôi “lạc” sang trang blog k5, đọc đúng bài
“Ngọc “tốt” và chiếc quần mốt”. Phân vân 1 lúc, rồi tôi chợt nhận ra:
Ngọc Nguyễn Văn Ngọc - K4-5
1968 - Liệt sĩ, hy sinh: 10-10-1968, Thành phố Vinh
mb - nr - cq -- ---Hà Tĩnh-VN
Liệt sĩ - - -
“tốt” phải chăng là thằng Ngọc năm nào, cùng ở QKNĐ xưa, mà sao lâu lắm ko gặp. Hỏi trên commen, thì Kiến Quốc trả lời là phải ... rằng cha Ngọc là liệt sỹ trong kháng chiến chống Pháp. 1954, mẹ Ngọc tái giá với cụ Nguyễn Sỹ Điềm - tư lệnh đầu tiên của bộ đội Đặc công - cha của anh Nghiêm Sỹ Chúng. Tôi lại hỏi KIến Quốc là Ngọc dạo này thế nào, khoẻ ko? Hiện giờ ở đâu? sao lâu lắm tôi ko gặp ...? Quốc chưa kịp trả lời ... thì chú em Nguyễn Khánh cho biết thông tin: Ngọc đã hy sinh lâu rồi, là liệt sỹ đầu tiên của nhà trường.
Nghe tin, tôi lặng người ... và tìm ngay thông tin thêm trên mạng: thì ra, 1968
Ngọc Nguyễn Văn Ngọc - K4-5
1968 - Liệt sĩ, hy sinh: 10-10-1968, Thành phố Vinh
mb - nr - cq -- ---Hà Tĩnh-VN
Liệt sĩ - - -
cùng mấy người bạn nữa xin bác Quỳnh về VN chiến đấu. Và
Ngọc Nguyễn Văn Ngọc - K4-5
1968 - Liệt sĩ, hy sinh: 10-10-1968, Thành phố Vinh
mb - nr - cq -- ---Hà Tĩnh-VN
Liệt sĩ - - -
đã hy sinh anh dũng trong 1 đợt đánh trả máy bay Mỹ ở chiến trường khu 4. Khi đó
Ngọc Nguyễn Văn Ngọc - K4-5
1968 - Liệt sĩ, hy sinh: 10-10-1968, Thành phố Vinh
mb - nr - cq -- ---Hà Tĩnh-VN
Liệt sĩ - - -
là trắc thủ pháo cao xạ 57mm. Anh mất khi vừa tròn 18 tuổi ...!
Đời người ta có những lúc thật nặng nề. Thực tại & quá vãng đan xen ... đè nặng lên tâm tư, đè nặng lên tâm hồn, 1 tâm hồn đớn đau & bất lực.
Cứ tưởng rằng, sống - thác là chuyện thường của mỗi đời người. Nhưng không. Phía sau mỗi cái chết, đôi khi, lại làm bùng cháy lên, trong tâm hồn những người ở lại 1 khát vọng làm đẹp hơn, làm trong lành hơn cuộc đời, thứ ở ta, hôm nay, vốn còn nhiều rác rưởi & bụi bặm!
1h40 !
PS
Đông Hà Trần Tác giả Đã mấy chục năm rồi, đề tài "bồ tây bồ ta" ko đến nỗi cấm kị, nhưng phải nói là khá nhạy cảm, và cũng chả hay ho gì, nên mọi người ít động đả đến. Muốn hay ko cũng phải nói 1 sự thật rằng : mặc dù chỉ là những hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ của tuổi trẻ, nhưng câu chuyện này, hoàn toàn ngoài ý muốn của các đương sự, đã ít nhiều đầu độc bầu ko khí bạn bè bằng hữu, ít nhiều thui chột những tâm hồn thơ dại, nhạy cảm của ko ít những học sinh trưởng Trỗi, vào đúng thời kì quan trọng nhất của phát triển nhân cách. Đây là 1 sự thật đau lòng, thậm chí có thể hiểu là 1 tai họa ... mà tôi, với tư cách chứng nhân, đã trao đổi với ko ít bằng hữu, phần nào thấu thị tâm tư họ. Bây giờ, chúng ta vào lứa tuổi 70 rồi, ít thì cũng 65, chẳng phải "xới" lên đâu - nhưng phải chăng, nên nhìn vào câu chuyện cũ với đôi mắt độ lượng hơn, trưởng thành, khoan dung hơn - có lí có tình trên quan điểm phân tích những yếu tố lịch sử của câu chuyện. Qua đó, ta có thể tự nói với lòng mình, với bạn bè những điều tốt đẹp, nhân văn & quý hóa.
Nói thế, để những ai thiếu thông tin & chút vương vấn nào đó, qua những câu chuyện đời thường, có thể hiểu rằng : "đây" chỉ còn là 1 kỉ niệm, 1 dấu vết xưa cũ, chứ trên thực tế, 2 bên đã trở nên thân thiết, gần gụi từ rất lâu rồi !
...
Có 1 lần, ngồi tâm sự với Đông Khu Nguyễn ... nghe anh phân tích về "nguyên nhân lịch sử" của câu chuyện bồ tây - bồ ta, rất lí thú và đầy tính thuyết phục.
Trung Việt cũng thế, 1 tâm hồn cực kì nhạy cảm, sinh thời cũng nhiều "trăn trở" xung quanh câu chuyện này... Còn nhiều, nhiều lắm !
...
Câu chuyện của tôi, với những bạn bên ngoài, có lẽ chỉ là 1 bộ phim "đen trắng" - ví dụ như vậy, vì chỉ viết gì hiểu nấy.
Nhưng, với ace trường Trỗi, hy vong sẽ như là 1 bộ phim màu ... thậm chí "sáng lấp lánh" !
Thật dễ hiểu, bởi trong trường, ai chẳng biết tên tuổi "lẫy lừng" của những nhân vật như Y Hòa, Ngọc Nguyễn Văn Ngọc - K4-5
1968 - Liệt sĩ, hy sinh: 10-10-1968, Thành phố Vinh
mb - nr - cq -- ---Hà Tĩnh-VN
Liệt sĩ - - -
"tốt", Võ Dũng, Minh Tân, Ngô Ngời ...! Trong trường, họ đã từng nghịch ngợm, phá phách thế nào.
Phải trong những hoàn cảnh chiến đấu cam go, đòi hỏi hy sinh gian khổ ... những phẩm chất vốn có, được truyền thừa từ ông bà, cha mẹ ... mới trỗi dậy & tỏa sáng ... cùng biết bao ng con cùng thế hệ đã làm nên bản thiên anh hùng ca bất tử ...!
Lính Trỗi thấu hiểu & tự hào nơi họ !