Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Ban LL K6 Trỗi Thắp hương cho bạn Đỗ Khắc Tiến

Ban LL K6 Trỗi Thắp hương cho bạn Đỗ Khắc Tiến

- Trích đăng lại từ bài viết của Tạ Chính

Trong 2 ngày 24 và 25/9/2019 Ban LL K6 Trỗi đã tiến hành chuyến đi tiền trạm chuẩn bị cho những chương trình kỷ niệm 55 năm Ngày Truyền thống Nhà trường. Ban LL K6 đã mời anh Bùi Vinh – Trưởng Ban LL Trường TSQ NVT và một số bạn K6 cùng đi.
7 giờ sáng, khi ánh nắng đã lên trong mù nhẹ, đoàn xuất phát từ HN.

Điểm đến đầu tiên là Trại Cờ, Phố Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang. Đây đang là nơi đóng quân của Phân hiệu Đào tạo lái xe – Trường TCKT PKKQ. Được các đ/c lãnh đạo đơn vị cùng anh Chuẩn, người cùng thời đã sống ở đây với anh em Trỗi, tiếp đón chu đáo đoàn, chụp ảnh chung bên cây xoài BLL Trỗi đã trồng và thăm Nhà truyền thống Nhà trường. Một điểm đến mà anh em K6 có thể qua thăm để sang Trại Hoè (nay đã thành khu dân cư) ngắm lại con mương anh em mình hay tắm, bơi, mà nghe nói, anh Nguyễn Thiện Nhân suýt đuối nước ở đây.

Hơn 9h đoàn hành quân lên xã Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên, nơi 54 năm trước Trường ta đã đóng quân. Sau đúng 2 tiếng, đoàn đến nơi. Cây đa hồi ấy rất to, nay không còn; vẫn nhận ra Trại Cau, Trại Đồi và xóm chúng tôi tạm ở trong nhà dân khi mới tới đây trong khi chờ bộ đội dựng nhà bằng tranh, tre, nứa lá, đào giao thông hào trú ẩn, nhận ra khe núi mà những chiếc F-105D, mỗi khi thả bom Thành phố Thái Nguyên xong, quay về căn cứ. Lãnh đạo xã cùng các bác đã quen biết BLL Nhà trường niềm nở đón chúng tôi. Chị Nhì và anh Khê đang từ huyện trở về. Sớm được các anh thông tin tình hình nhân sự mới của xã. Anh Khương, Bí thư cũ, vừa xin nghỉ sớm để sự chuyển giao thuận lợi và sự tín nhiệm cùng với truyền thống đoàn kết thống nhất, các anh cũng khẳng định chắc chắn kết quả bầu cử sẽ hết sức tốt đẹp, nếu không muốn nói trước là 100%. Và với niềm tin đó, chúng tôi là những người đầu tiên được chúc mừng chị Nhì và anh Khê trước phiên họp quyết định. Ngược lại, các anh chị đó chia sẻ niềm vui chung của lãnh đạo xã đầu tiên cũng cho anh em Trỗi. Đến Yên Mỹ, chúng tôi không thể quên ra Nghĩa trang LS của xã để thắp hương cho các anh hùng LS của xã và bạn Đỗ Khắc Tiến của K6 chúng ta.
...
Hơn 9h đoàn hành quân lên xã Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên, nơi 54 năm trước Trường ta đã đóng quân. Sau đúng 2 tiếng, đoàn đến nơi.

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Giới thiệu sách: Mưa đỏ

Giới thiệu sách: Mưa đỏ



Cuốn sách: Mưa Đỏ của tác giả đại tá, nhà văn Chu Lai, là một nén tâm nhang kính tặng hương hồn Liệt sĩ Vũ Kiên Cường cùng những đồng đội đã ngã xuống trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Sách do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2017.

Nếu trong guồng máy chiến tranh có những địa danh, những vùng đất bỗng dưng phải oằn lưng gánh chịu cả sức nặng của cuộc chiến như một sự ngẫu nhiên, thì đó chính là Thành cổ Quảng Trị. Với cuộc chiến tàn khốc 81 ngày đêm của mùa hè đỏ lửa năm 1972, Thành cổ Quảng Trị đã đi vào lịch sử dân tộc như một khúc tráng ca bi hùng. Một phần cuộc chiến đã được tái hiện và khắc họa qua những tác phẩm văn chương như những lời nhắc nhủ thế hệ mai sau để có hòa bình hôm nay, cha ông chúng ta đã phải hy sinh, chiến đấu, đánh đổi cả máu xương của mình như thế nào.
Phần mở đầu là không khí của một buổi hòa nhạc trong ngày đất nước hòa bình. Bản giao hưởng hợp xướng ấy đã được vang lên trong nhà hát lớn Hà Nội. Bản nhạc như một âm hưởng tha thiết chạy dài cuộc chiến, thức dậy trong lòng người những cảm xúc bồi hồi khác lạ. “Đó là những giai điệu về chiến tranh, về khát vọng yên hàn, về sự mất mát và lòng kiêu hãnh, về tình yêu và sự chia ly, về cái lãng mạn và điều trần trụi, về cái nhất thời và vĩnh cửu của cuộc đời...”. Có lẽ trong mọi sự ám ảnh, thì ám ảnh về chiến tranh là sự ám ảnh ghê gớm nhất. Một ám ảnh màu xám, khắc khoải, giày vò, giằng xéo, vỡ vụn.
Với gần 400 trang sách, bằng cách kể chuyện chân thực, từ ngữ khúc chiết, mạch lạc, tình tiết quá khứ, hiện tại đan xen, tác giả đã đưa người đọc trở về những ngày hè đỏ lửa năm 1972 ở Thành Cổ, Quảng Trị. Ở đó có một cuộc chiến tàn khốc mang tính hủy diệt đang diễn ra. Sự chết chóc, đau thương bao trùm trên từng tấc đất. Đến không khí cũng đặc quánh mùi tử khí. Ở đó có một tiểu đội 7 người lính có nhiệm vụ trấn giữ một góc của Thành cổ. Họ đến từ bảy miền quê khác nhau, nghề nghiệp khác nhau: họa sĩ, nhạc sĩ, nông dân, thợ điện…tính cách, nỗi niềm tâm trạng khác nhau, nhưng cuộc chiến đã gắn kết họ lại trong một gia đình. Họ có khát vọng của tuổi trẻ, tình yêu và những cảm xúc rất đời thường. Không ai trong họ muốn chết, muốn trở thành anh hùng, nhưng khi tổ quốc cần, họ sẳn sàng hy sinh mạng sống của mình. Họ hiểu rằng cái chết của họ có ý nghĩa lớn lao, cao cả, góp phần cho đất nước mau chóng đến gần ngày hòa bình, thống nhất. Có một mặt trận đấu tranh trí lực cân não không kém phần ác liệt, gay cấn trên mặt trận ngoại giao đang từng giờ, từng phút chờ đợi tin tức từ cuộc chiến. Một sự đánh đổi quá đắt. Phải nhất thiết đổ máu xương hàng vạn con người vô tội mới làm thay đổi được cục diện trên bàn đàm phán, mới có được một hiệp định hòa bình. Một sự vô cảm tàn nhẫn đến ác độc trong cách hành xử của các nước lớn.
Đọc Mưa đỏ, chúng ta càng hiểu thêm về những góc khuất đằng sau cuộc chiến. Về những nỗi đau mà phận người phải chịu. Đó là tình yêu thương, nỗi đau của hai người mẹ khi mất đi đứa con trai duy nhất. Đó là lòng trắc ẩn của những người lính trên chiến trường, khi đối mặt với kẻ thù: “Phải chứng kiến một người lính phía bên kia vỡ toác sọ, óc bắn ra cỏ như những miếng đậu phụ vương ngoài cửa chợ dưới luồng đạn của mình, con bỗng thấy hụt hẫng thế nào? Rồi người lính bên con cũng vậy, thịt xương giắt vào xích xe như giắt vào lưỡi dao găm băm thịt ở nhà… Dù ở hai chiến tuyến khác nhau, hầm hè sát hại nhau nhưng nếu phải ngã vào lòng đất thì câu cuối cùng của cả hai bên bao giờ cũng là hai tiếng: Mẹ ơi”.
Xét cho cùng, dù là ai, ở bên nào cuộc chiến, họ cũng là con người bằng xương, bằng thịt. Họ có gia đình, vợ con, người yêu, có ước mơ và lòng trắc ẩn, họ không có hận thù gì với nhau.... Nhưng quy luật của chiến tranh, quy luật sống còn bắt buộc họ phải làm phận sự của người lính là phải nổ súng để tiêu diệt đối phương. Chiến tranh là vậy: tương tàn, đổ nát, khổ đau và nước mắt. Mất mát đau thương không chỉ của riêng ai. Khi chiến tranh qua đi, ký ức đau thương, cả những nỗi buồn ẩn ức vẫn còn đâu đó trong tâm khảm của nhiều người.
Cái chết của những người lính hy sinh vì sự hòa bình, thống nhất của Tổ quốc đã trở thành bản giao hưởng bất diệt. “Bản giao hưởng của lòng kiêu hãnh, của sự hòa hợp, của khát vọng hòa bình mà Liệt sĩ Vũ Kiên Cường một sinh viên nhạc viện đã lấy máu của mình viết nên: Bản giao hưởng trong mưa. Mưa máu. Mưa Đỏ….”

Sách có tại Thư viện tỉnh Quảng Trị
Nguồn: Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Quảng Trị - 13/03/2018


Mưa đỏ là tiểu thuyết sử thi của nhà văn Chu Lai. Tiểu thuyết lấy bối cảnh chính là 81 ngày đêm huyết chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè rực lửa năm 1972. “Đáy sông Thạch Hãn đâu chỉ có “bạn ta nằm” mà còn có cả những đồng loại nhưng không đồng chiến tuyến nằm” - nhà văn Chu Lai chia sẻ tại buổi giao lưu. Chủ ý của nhà văn khi viết cuốn sách này là muốn trình hiện thêm một tiếng nói quyền lực của văn chương, trong việc lay thức con người nỗ lực phòng tránh chiến tranh cũng như hòa hợp, hòa giải dân tộc, chiến truyến.

“Mưa đỏ” là ký ức lương thiện của một thế hệ “đem thân xơ xác giữ sơn hà”, là một tác phẩm ghi dấu sự thành công mới của Chu Lai, chứng tỏ sự trường sức, trường vốn của nhà văn này, khẳng định độ phong nhiêu của đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Tác giả Chu Lai
Ngày xuất bản 01-2016
Kích thước 13.5 x 20.5 cm
Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân
Loại bìa mềm
Số trang 360

Nguồn: tve-4u - 27/6/2019

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

K7 gặp mặt thường niên tại trang trại Dũng-Hảo (em Liệt sĩ Thảo)

K7 gặp mặt thường niên tại trang trại Dũng-Hảo (em Liệt sĩ Thảo)

Ha Quangvu 15/09/2019 ·
10h sáng hôm nay Chủ Nhật 15/09/2019, tại Trang trại của Vợ Chồng Dũng - Hảo K9 (em ruột LS Nguyễn Đức Thảo K7), Khu Thủy Sản, thôn Lương Ý, xã Mỹ Thọ, Bình Lục, Hà Nam, đã diễn ra Lễ gặp mặt thường kỳ của K7 khu vực phía Bắc.
Đến dự vui chung cùng các Bạn K7 còn có đại điện của các Thầy Cô, Ban LL Trường, Ban LL các Khoá, C11, K9 & đặc biệt có Đại gđ LS Nguyễn Đức Thảo.
Trong lần gặp mặt lần này, K7 phía Bắc còn đc đón tiếp Gia đình Thầy Phảng, Bạn Dương Bằng Hà từ Thái Nguyên xuống, và Bạn Thu Hồng, đại diện K7 phía Nam ra dự.
Trong niềm vui chung, mọi người đã ôn lại những Kỷ niệm của một thời đáng nhớ, một thời đáng yêu.

Dan TranThe 16/9/2019
Khóa 7 Trường VHQD TSQ NVT trân trọng cảm ơn tình cảm yêu quý và lòng nhiệt tình, hiếu khách của gia đình em Hảo, Dũng, các em gái của bạn Thảo (trong đó cô em út từ Mỹ nghe tin đã về dự), cảm ơn các chị em cùng khoa với GS, BS Dũng đã về giúp đỡ gia đình góp phần quan trọng vào sự thành công lần gặp mặt rất cảm động sâu sắc của K7 ở trang trại của vợ chồng Hảọ Dũng tại Bình Lục Hà Nam. Cảm ơn sự nhiệt tình của các anh chị khóa 2, 3, 5, C11, các bạn khóa 9 và đặc biệt là các thày Triều Văn, thày Phảng cùng hơn 40 bạn khóa 7 đã về dự họp.
Buổi gặp mặt thành công tốt đẹp, để lại nhiều xúc động trong lòng chúng ta.





Phút mặc niệm tưởng nhớ các thành viên trong Đại gia đình Trường NVT đã mất.

Gia đình LS Nguyễn Đức Thảo nhận qùa lưu niệm của K7.

Gia đình LS Nguyễn Đức Thảo.

Đại điện Gia chủ Việt Dũng: Đại tá, GS BS Viện 103 phạt biểu cảm tưởng.

Video Hoa Nguyen Dinh

Bạn Thắng K9, Bạn của LS Khắc Bình phát biểu cảm tưởng.

Tứ ca C11: Thu Hồng, Hòa Bình, Bích Hà & Thu Hà, với Ca khúc “Con Mèo đánh Tây“.

Sang phần Hội.

Dan TranThe 1 tháng 9/2019 lúc 15:18
Ban LL khoá 7 trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi kính mời các Thầy, Cô giáo, TBBLL trường, đại diện các khoá 1,2,3,4,5,6,8, C11 và các bạn khoá 7 dự gặp mặt thường niên của khoá
vào 10.00 ngày 15/09/2019 (chủ nhật)
tại trang trại Dũng-Hảo (em Liệt sĩ Thảo) khu Thuỷ sản, thôn Lương Ý, xã Mỹ Thọ, Bình Lục, Hà Nam.

Rất vui được đón các Thầy, Cô giáo, các Anh, Chị và các Bạn.
07.30 xe đón tại VBTLSQSVN 28 Điện Biên Phủ, Q. Ba Đình, HN.

Thông báo này thay cho giấy mời.
TBLLK7 phía Bắc:Hoàng Mạnh Thắng.

Nhờ các bạn đăng trên fb và gửi tin, t/b cho các bạn K7 nhé. Xin cảm ơn.





Nguồn: FB Khóa 7 Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi -

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

THĂM BẠN


Thân tặng những người bạn liệt sĩ cùng học


THĂM BẠN


Hôm nay, bọn mình đến thăm cậu đây
Nắng gió nghĩa trang quẩn quanh không dứt
Những dòng tên chìm trong đá tạc
Lặng nhìn mai sau...

Hiện giờ cậu đang ở nơi đâu?
Mãi vẫn giữ tuổi học sinh sắc mầu rực rỡ?
Tuổi hồn nhiên, sống với bao ước mơ hé nở,
Vẫn náu chân trời xa …

Dáng người thiếu nữ kia đi qua
Biết đâu lại là người cậu thương yêu mong mỏi
Dẫu chia tay vẫn còn vụng dại
Đã nói được gì đâu

Lũ trẻ trên đường ríu rít bên nhau
Liệu biết có người không kịp sống mà làm bố
Để hạnh phúc với bao lo toan đời thường cho gia đình bé nhỏ
Đã vội vã ra đi…

Cuộc trường chinh bảo vệ mảnh đất ông cha
Trong ánh chớp chói lòa của đạn bom khốc liệt
Có những bạn tôi- người lính vì tình yêu đất nước
Hẹn về không tính được ngày

Phút gặp nhau của lũ bạn hôm nay
Hẳn vui hơn khi nâng cốc chúc nhau có cậu
Câu chuyện xưa nay, giá được nghe cậu nói
Hình như vẫn ở xa xăm

Bọn mình xin thắp một nén nhang
Gọi cậu về vui cùng những tháng năm hội ngộ
Nhìn dòng tên vẫn mãi còn nhắc nhớ
Bạn mình vẫn của hôm nay..


Tháng 9/2019



FB Hồ Bàng >> Khóa 7 Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi, 14/9/2019


Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Ngày Giỗ Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh...

Ngày Giỗ Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh...

‎Ngô Thế Vinh
Hôm nay, ngày 07/09/2019 (Tức ngày 09/08 Âm),  là ngày Giỗ lần thứ 47 Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh.  BạnTrỗiK5 đã đến thắp hương tưởng nhớ tới Bạn. Cầu mong Linh Hồn Bạn thanh thản yên nghỉ nơi cõi Vĩnh Hằng, phù hộ cho gia đình, anh em bạn bè. Cầu mong Cụ Nguyễn Thị Lê Mai, Thân Mẫu Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh, tiếp tục điều trị, mau chóng bình phục, sống vui cùng các con, các cháu...