Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

Thăm mẹ bạn Linh cố (năm 2003)




Mở máy tính ra thấy những files ảnh, tuy chưa gọi là cổ, những cũng đã nhuốm màu thời gian. Những ảnh này chụp hôm khóa 6 HCM, đến thăm gia đình bạn Linh, hôm bạn được truy tặng huân chương sau nhiều chục năm chiến tranh đã trôi qua. Mới đây mà đã 6 năm trôi qua. Lúc đó bạn Tâm trông còn phong độ, trẻ trung, thế mà hôm rồi ra bắc dự đám cưới con bạn Minh Chính, chân đã cà nhắc, cà nhắc.
Thể mới biết không gì thắng nổi thời gian, chỉ rượu, bia mới làm quên được thời gian.

Xem ảnh: Thăm mẹ bạn Linh cố (năm 2003)







HTML Hit Counter
HTML Hit Counter

Thăm mẹ bạn Linh cố (năm 2003) - AM



Mở máy tính ra thấy những files ảnh, tuy chưa gọi là cổ, những cũng đã nhuốm màu thời gian. Những ảnh này chụp hôm khóa 6 HCM, đến thăm gia đình bạn Linh, hôm bạn được truy tặng huân chương sau nhiều chục năm chiến tranh đã trôi qua. Mới đây mà đã 6 năm trôi qua. Lúc đó bạn Tâm trông còn phong độ, trẻ trung, thế mà hôm rồi ra bắc dự đám cưới con bạn Minh Chính, chân đã cà nhắc, cà nhắc. Thể mới biết không gì thắng nổi thời gian, chỉ rượu, bia mới làm quên được thời gian.




















Free Web Counter
Free Web Counter

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Nhớ mãi anh Trỗi

http://baobinhdinh.com.vn/nguyetsan/2009/11/83139/
KỶ NIỆM 45 NĂM, NGÀY ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TRỖI HY SINH (15.10.1964 - 15.10.2009)
Nhớ mãi anh Trỗi
9:52', 5/11/ 2009 (GMT+7)

Cách đây 45 năm, ngày 15.10.1964, anh Nguyễn Văn Trỗi đã hy sinh vô cùng lẫm liệt giữa pháp trường Sài Gòn. Khí phách của người thợ điện 24 tuổi ấy đã làm cho kẻ thù khiếp sợ. Còn đối với nhân dân ta, nhất là lớp người trẻ tuổi, thì tiếng hô của người anh hùng là tiếng trống gọi lên đường.

Chúng tôi về thôn Thanh Quít, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, Quảng Nam thăm nhà anh Trỗi. Ba gian thờ nghi ngút khói hương. Trên bàn thờ ngoài cùng là di ảnh người thanh niên có gương mặt thư sinh với 9 phút làm nên lịch sử. Bức tượng bán thân bằng đồng đặt trang trọng bên cạnh. 45 năm đã trôi qua, nhưng trong tâm tưởng mọi người, anh vẫn trẻ mãi như bức ảnh này.

Anh Trỗi và chị Quyên ngày cưới. Ảnh: Hồng Vân (Sưu tầm và chụp lại)

May mắn là tại quê, chúng tôi được gặp ông Nguyễn Văn Toàn, anh trai anh Trỗi. Kể về em trai mình, giọng ông đượm buồn:
“Từ nhỏ mấy chị em tôi sống với mẹ, còn cha phải lưu lạc ở Sài Gòn. Khoảng đầu năm 1947, khi giặc Pháp trở lại xâm lược Đà Nẵng, làng Thanh Quít chìm trong khói đạn. Mẹ tôi gồng gánh dắt díu 4 chị em tản cư. Tài sản đem theo chẳng có gì ngoài 4 người con nheo nhóc. Tôi còn nhớ mẹ tôi cho Trỗi và Đức ngồi vào 2 đầu thúng gánh đi, tôi và chị Hai Thoàng chạy lúp xúp theo chân mẹ. Gần một năm sau, khi trở về, xóm làng nhà cửa bị cướp phá. Cả gia đình phải đi ở nhờ người bà con. Tiếp đó là chuỗi ngày rất cơ cực và mẹ tôi đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 37 vì đói và rét. Mẹ mất, cha đang ở Sài Gòn, mấy chị em dắt díu nhau qua ở nhờ nhà người bác ruột là Nguyễn Văn Mậu. Ở đây tôi và Trỗi được đi học. Tuy vậy cảnh nhà nghèo khó, nỗi đau xót mất mẹ, xa cha vẫn đè nặng lên tuổi thơ của chúng tôi. Lớn thêm một chút, tôi ra Đà Nẵng làm công cho một hãng bánh kẹo. Ít lâu sau, tôi kéo Trỗi cùng ra học nghề may. Không bao lâu thì Trỗi bỏ vào Sài Gòn. Tôi còn nhớ ngày đó bến sông Hàn có tàu Nam Việt đang chuẩn bị khởi hành. Trỗi đã lên tàu, sau khi để lại cho tôi một lá thư từ biệt. Tôi đi làm về đọc thư thì tàu đã rời bến. Tôi gọi em đến khô giọng nhưng tàu đã ra giữa dòng. Sau này, Trỗi về lại Đà Nẵng thăm tôi mấy lần. Tôi nghỉ việc đi chơi với em ở núi Non Nước và nhiều nơi khác. Tôi thấy Trỗi chững chạc rất nhiều, hay nói về cảnh mất nước, Mỹ nguỵ đàn áp nhân dân, hoặc kể về những chiến công của biệt động Sài Gòn với giọng rất háo hức. Tuy nhiên, tôi không hề biết việc em tham gia cách mạng. Ngày Trỗi tổ chức đám cưới với Quyên, tôi cùng cha tôi vào dự, cả nhà rất vui khi thấy hai vợ chồng hạnh phúc. Về chưa được nửa tháng thì nghe tin Trỗi bị bắt, cha con lại tức tốc vào. Tôi chạy luật sư, tìm người can thiệp nhưng không được. Sau khi Trỗi bị tử hình, bọn chúng chôn em tôi ở nghĩa trang của thành phố, thường xuyên cắt người theo dõi. 5 năm sau khi nghĩa trang giải tỏa, chúng thông báo cho dời hài cốt. Gia đình thím Quyên (lúc này Quyên đã đi ra Bắc) xin phép cha tôi đưa Trỗi về nơi chôn cốt của dòng họ, nay là khu Phú Hữu, quận 9. Sau ngày giải phóng, gia đình nhiều lần muốn dời mộ về quê. Nhưng theo ý nguyện của thím Quyên, cha tôi đã đồng ý để chú ấy ở trong đó. Có dịp, chúng tôi lại vào thắp hương vào ngày giỗ Trỗi, 10.9 âm lịch”.

Khi được hỏi, anh Trỗi mất, bọn chúng có làm khó dễ gia đình không, ông Toàn, chỉ vào 2 ngón chân của bàn chân trái bị chặt cụt của mình:
“Chúng hành dữ lắm, bắt bớ đánh đập liên tục. Biết không thể thoát đi quân dịch, tôi chặt ngón chân. Hai đứa em là Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Dũng đang đi học cũng thoát ly theo cách mạng. Đức đi công an, được đưa ra Bắc học tập nhưng cứ nằng nặc đòi về quê hương chiến đấu trả thù cho anh trai, rồi hy sinh vào năm 1972 ngay tại Bồ Mưng, xác chúng quăng trên đường cái. Cha tôi kiên cường lắm. Bị đánh, tra khảo, theo dõi thường xuyên vậy mà ông vẫn đào 3 công sự trong vườn nhà, nuôi giấu hàng chục du kích, nhiều lần bình tĩnh cản địch, cứu anh em thoát chết. Ông là chỗ dựa vững chắc cho cán bộ ở vùng yên tâm đi về hoạt động. Ông mất đã 14 năm, ngôi nhà ni bây giờ không còn ai ở. Tôi và Dũng cùng chị Hai Thoàng đều ở Đà Nẵng. Chỉ có mấy đứa cháu trong họ hàng ngày đến mở cửa thắp hương, đón tiếp các đoàn đến thăm. Cách đây mấy năm, tôi và thím Quyên cùng sửa lại ngôi nhà, để nơi thờ phụng khang trang hơn. Bức tượng bằng đồng cũng là của thím ấy mang từ Sài Gòn về đặt…”.

Ông Nguyễn Hữu Tê ở thôn Thanh Quít, nguyên trưởng Công an xã Điện Thắng, khi nhắc đến anh Trỗi vẫn còn nhớ rất rõ:
“Ngày anh Trỗi hy sinh do chị Phan Thị Điền, bạn anh Trỗi báo về làm bà con vô cùng sửng sốt. Ai cũng tiếc thương và vô cùng căm thù giặc Mỹ và bọn tay sai. Làm tuần 14 ngày của anh, lúc đó chị Quyên cũng về, mặc dù bọn hội đồng theo dõi chặt, nhưng Đảng ủy, du kích và nhân dân vẫn đến thắp hương, thăm hỏi động viên chị Quyên và gia đình khá đông. Xã phát động đợt tòng quân theo gương anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, chiến đấu giải phóng quê hương. Hơn 30 thanh niên đã thoát ly vào bộ đội chủ lực hoặc tham gia du kích ở địa phương. Có thể nói, cả xã ai cũng là du kích, ai cũng là cơ sở cách mạng khiến cho địch rất khiếp sợ. Sau ngày giải phóng, xã luôn tự hào là quê hương anh Trỗi, thường xuyên giáo dục cho các em biết về cuộc đời của người anh hùng. Nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi do Tỉnh đoàn Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) phát động đoàn viên thanh niên đóng góp xây dựng ngay tại xã Điện Thắng quê hương anh, trưng bày những hình ảnh, kỷ vật về anh, đã thực sự là “địa chỉ đỏ” của thanh thiếu niên trong xã và tuổi trẻ cả nước. Tôi còn nhớ, có nhiều buổi sáng sớm, trước hiên Nhà lưu niệm có rất nhiều bó hoa tươi của hành khách từ những chuyến xe khách bắc nam đi ngang qua. Xe đi vội vã nên họ đã không kịp chờ Nhà lưu niệm mở cửa. Năm ngoái thi hoa hậu tại Hội An, các người đẹp cũng đã vào thắp hương tại Nhà lưu niệm, ai nấy đều rất xúc động…”.

Cùng chiến đấu, cùng bị bắt với anh Trỗi ngày đó có anh Nguyễn Hữu Lời, hiện là Thượng tá Công an đang nghỉ hưu ở 98 Đề Thám, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Anh đã kể về những kỷ niệm của mình với anh Trỗi trong niềm xúc động nghẹn ngào.
“Tôi và anh Trỗi cùng là đồng hương xã Điện Thắng. Vì hoàn cảnh nhà nghèo, nên phải đi kiếm ăn ở nơi khác. Anh Trỗi vào Sài Gòn trước, còn tôi vào sau. Chúng tôi gặp nhau tình cờ và coi nhau như ruột thịt. Bà dì tôi là cơ sở cách mạng, thấy chúng tôi tuy là những thanh niên mới lớn, nhưng có lòng căm thù bè lũ tay sai bán nước, nên đã giác ngộ và chúng tôi được kết nạp vào đội 65 “Quyết tử thành”. Mục tiêu của đội là nhằm ám sát các nhân vật hung hăng, hiếu chiến của bộ máy chiến tranh xâm lược Việt Nam như Tay-lo, Ca-bốt-lốt. Giữa lúc anh em đang vạch kế hoạch xử lý các mục tiêu này thì cấp trên cho hoãn lại và chuyển sang mục tiêu quan trọng hơn đó là Mác Namara- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Chúng tôi chọn phương án đặt bom ở cầu Công Lý. Anh Trỗi mới cưới vợ nên tổ chức không cho anh tham gia đánh trận này, nhưng anh nhất quyết xin đi cho bằng được. Anh trao cho tôi chiếc nhẫn vàng bảo đến tiệm vàng bán đi rồi mua vài trăm mét dây điện. Về sau này tôi mới biết đó là chiếc nhẫn cưới của anh. Theo các tin tức tình báo thì Mc Namara sẽ đến Sài Gòn vào lúc 9 giờ ngày 10.5.1964, nên chúng tôi khẩn trương hoàn thành công việc trong đêm. Vì anh Trỗi là thợ điện, nên anh đã xung phong đặt khối thuốc nổ ở mé cầu Công Lý. Còn tôi được anh giao nhiệm vụ đi rải dây. Vừa làm xong phần việc của mình thì tôi nghe tiếng lao xao, tiếng chân rậm rịch trên cầu. Vậy là kế hoạch bị lộ. Bọn giặc đã tìm thấy toàn bộ dụng cụ điện và mìn đánh cầu. Anh Trỗi đã nhận tất cả những thứ này là của anh. Còn tôi chỉ là người được anh thuê rải dây điện. Đầu tháng 8.1968, tôi và anh cùng bị giam ở Tổng nha cảnh sát. Sau vụ nhảy lầu bị bắt lại, anh Trỗi phải quấn băng từ chân tới ngực. Anh ôm lấy tôi, nói nhanh :

- Em khai sao? Em không được nhận gì cả. Để anh nhận hết. Nếu em cũng khai thì cả hai đều nhận án tử hình. Cách mạng sẽ mất thêm một người, uổng lắm.

Thấy tôi băn khoăn chuyện ảnh mới cưới chị Quyên, anh lại cương quyết :

- Đừng lo cho anh. Anh chỉ tiếc là chưa làm được gì đã bị bắt!

Tại phiên tòa đại hình, anh Trỗi bị kết án mức cao nhất. Ngày anh bị tử hình, tôi bị đày ra Côn Đảo với mức án 20 năm nhưng chỉ 10 năm sau (1974) tôi đã được trao trả”.

Hồng Vân

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2009

Bài hát không quên về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi

BÁO THỂ THAO & VĂN HÓA - THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Thứ Ba, 13/10/2009 15:57

1. Những ngày gần giữa tháng 10 năm 1964, người miền Bắc luôn “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” có thêm một tiêu điểm thể hiện tình cảm, ý chí. Qua tin trên báo chí và Đài Tiếng nói Việt Nam, ai ai cũng chăm chú dõi theo sự sinh tử của anh biệt động Nguyễn Văn Trỗi đang ở khám Chí Hòa. Anh bị địch bắt khi đang mai phục để nổ mìn phá cầu Công Lý chờ xe chở Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Mac Namara chạy qua. Và tòa án của chế độ Sài Gòn tuyên xử Anh chịu tử hình.

Nguyễn Văn Trỗi hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964 hưởng dương 24 tuổi.
Anh đã hy sinh vì Tổ quốc trong tư thế lẫm liệt với “Có những phút làm nên lịch sử/ Có cái chết hóa thành bất tử/ Có những lời hơn mọi bài ca/ Có con người do chân lý sinh ra...” như nhà thơ Tố Hữu nói hộ cảm nhận của triệu triệu đồng bào - bạn hữu.

2. Khi đưa tin về “phút lịch sử” đó, các báo vẫn in tên Anh là “Trôi”, sau rồi mới sửa đúng là “Trỗi” được. Có sự thiếu dấu này, là bởi cách trở địa lý và khác biệt âm sắc chất giọng.

Hai ngày sau phút Anh ra đi, dòng tên “Nguyễn Văn Trôi” được ngân vang trong hàng trăm ngàn học sinh phổ thông ở Hà Nội. Giờ ra chơi, toàn thể học sinh trường cấp II Phương Liên (khu Đống Đa) của tôi được tập trung. Tôi và gần 400 bạn đều lấy dép làm “ghế” ngồi trên sân trường, hướng mắt lên cái bảng có những dòng viết to hơn bình thường. Thầy Hải - giáo viên môn Nhạc - nói vắn tắt về sự kiện đang chấn động thế giới, và cho biết là sáng nay các trường ở Thủ đô đều học bài hát về Người anh hùng. Hát mẫu xong, thầy dạy chúng tôi hát từng câu. Sao mà nhanh thuộc vậy chứ, chỉ 15 phút là chúng tôi đã hát đúng trường độ - cao độ... của mỗi đoạn lời ca.

“Tinh thần anh Nguyễn Văn Trôi,
ghi vào tâm trí của em đời đời
Hiên ngang trước quân thù dã man,
anh hô những khẩu hiệu yêu nước sáng ngời
Đế quốc Mỹ, hãy coi chừng,
nhân dân ta quyết đánh đến ngày thắng lợi
Tiếng của Anh đã vang vào sông núi
khơi bốc lên những ngọn lửa căm hờn sục sôi”.
Hết lời 1 đó, chúng tôi càng nhanh hát chuẩn lời 2, để nhiều ngày sau cứ mỗi 5 phút nghỉ giữa hai tiết học, lớp nào cũng
“Anh còn sống mãi Anh ơi, trong lòng đất nước Việt Nam mẹ hiền.

Nối tiếp bài hát (tiếc là tôi đã quên tên bài - tác giả) đó, những ngày sau còn gần chục bài nữa được Đài Tiếng nói Việt Nam thu băng, phát sóng. Đọng lại lâu nhất, là “Lời anh vọng mãi ngàn năm” của nhạc sĩ Vũ Thanh. Đêm giao thừa vào xuân Ất Tỵ (1965), trước sân khấu ở Đài phun nước bên Hồ Gươm, nhiều nhiều khán giả cùng hát theo: “Nguyễn Văn Trôi, Nguyễn Văn Trôi, người công nhân thành phố Sài Gòn, mà lời Anh trước súng giặc thù, vẫn cháy lửa chiến đấu...” làm thêm ấm lòng người giữa khuya nối hai năm trời rét đậm.

3. Rồi sau Giao thừa ấy, tại nhà máy xe lửa Gia Lâm khánh thành chiếc đầu tàu thứ nhất do Việt Nam sản xuất nhiều bộ phận và tự lắp ráp hoàn chỉnh. Nó được gọi là “Đầu máy Tự lực” mang số hiệu 231 - 215, có gắn phù điêu chân dung nhìn nghiêng anh hùng Trỗi phía trước đầu máy. Đầu máy đó đã đưa hình Anh - ý chí Anh... đến với quân dân vững vàng nhiều trọng điểm.

Ngày 18/12/1965, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị cắt băng khánh thành
đầu máy Tự Lực mang tên “Nguyễn Văn Trỗi”.

Giữa năm 1965, tác phẩm “Sống như Anh” của Trần Đình Vân (Thái Duy) được xuất bản, phim truyện Nguyễn Văn Trỗi được quay. Diễn viên Thanh Tùng vào vai anh Trỗi rất chân thực càng giúp người xem thấy rõ hơn sự cao đẹp trong Anh để gắng theo Anh.

Có thể chiếc đầu máy xe lửa mang tên Anh nay có thể đã hết niên hạn sử dụng. Nhưng, một “sức kéo Nguyễn Văn Trỗi” vẫn vượt 45 năm kể từ ngày đó, mãi song hành cùng bao động lực nay - mai...

Nguyễn Quang Vinh

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

Tìm được mộ cha - Nhất Trung K5

Start:     Sep 2, '09
Location:     NTLS xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định


Thuỷ ' bều' k4, anh Khánh K2, cụ bà 88 tuổi, Nhất Trung K5 bên mộ cụ ông Nguyễn Bá Hối ở NTLS xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định
Sáng 2/9/2009 thời tiết Quy Nhơn thật đẹp không nắng gắt, tôi đón Thuỷ "bều" K4 trong trang phục đại tá rất chỉnh tề vì hôm nay chúng tôi có nhiệm vụ đưa anh Nguyễn Nam Khánh K2 (em là Nguyễn Nam Động K6) cùng cụ bà 88 tuổi từ Hà Nội vào gắn bia cho cụ ông là Nguyễn Bá Hối sinh 1920 hy sinh năm 1969 tại chiến trường Bình Định.

Trước khi tìm đươc mộ cha gia đình anh Khánh và một số bạn Trỗi nhất là anh Ấn K2 đã tốn bao nhiêu công sức, trèo đèo, lội suối...lên Tây Nguyên, xuống miền duyên hải Miền Trung...nơi nào có thông tin là anh Khánh đến...(Xem tiếp)

(Nhất Trung, 6/9/2009)



Trích đăng lại bài viết của Nhất Trung (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi ”: Thứ bảy, 5 tháng 9, 2009)

Xem:


Free Counters

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2009

K7 tiếp tục tìm mộ Y Hòa

Start:     Oct 10, '08
End:     Oct 17, '08
Location:     Quảng Trị
K.Viet nói...
Sau khi ký hiệp định Pa Ri 1973, các sư đoàn 308, 320, 312 ra Bắc. Mặt trận B5 còn lại 304,325,324 và các trung đoàn, tiểu đoàn độc lập.
Năm 1974 thành lập QĐ2, các trung đoàn và tiểu đoàn độc lập về QK Trị Thiên. Trong năm 1974 các đơn vị trong QK Trị Thiên đã tổ chức những đội đi đến những nơi đơn vị đã chiến đấu thu gom các liệt sĩ hy sing trong các trận đánh về những nghĩa trang (cấp xã, nhưng tên, tuổi là rất chính xác). Tôi nghĩ các đơn sư đoàn chủ lực cũng sẽ làm như thế và còn tốt hơn.
- Tin ngoài luồng (đang kiểm chứng): Một người bạn tên Thành (học trg NTrãi), trước là lính F312 nói: Hình như là mộ các ls ở chốt ấy (YHòa) đã đc f312 tập kết về một nghĩa trang nhỏ ở xã hay huyện Hải Lăng...!
Tôi thấy thông tin của bạn tên Thành khớp với những gì tôi biết.
Những năm 1980, có một đợt qui tập nữa đưa các liệt sĩ về nghĩa trang huyện, nhưng tổ chức kém nên có liệt sĩ có danh lại trở thành vô danh: Nguyễn Hữu Dân sau khi đưa về nghĩa trang Hải Lăng thì trở thành Vô danh, thật đau sót.
Trường hợp của Y Hòa, nên lần tìm từ nguồn các liệt sĩ đưa từ đâu về ở các nghĩa trang LS huyện, Đơn vị nào đã làm nhiệm vụ qui tập ở khu vực đồi cháy, có bao nhiêu LS. Tích Tường, Như Lệ là nơi ta hy sinh rất nhiều (308 và 312) trong lúc đánh nhau có thể việc mai táng còn sơ sài. Nhưng khi ký hiệp định Pa Ri nếu nó vẫn là khu vực ta giữ được chắc chắn những LS không nằm ở đó nữa. Đồng đội đã qui về một NT nào đó ngăn nắp, rõ ràng hơn.

Xem:

1. Tin vắn - Nguyen Thi Thai - 12/10/2008, Blog K8.
2. Tin từ đồi Cháy, Quảng Trị - TranKienQuoc - 17/10/2008, Blog K8.

Xem bài cũ:
1. Cuộc hành quân đi tìm bạn xưa - liệt sĩ Y HOÀ K7 - Blog K6- 28/3/2008.



K7 thăm bạn Thái Nguyên ...

Start:     Nov 29, '08
Location:     Thái Nguyên
Viếng Thảo. Hai bạn Thái Nguyên nói :'Bây giờ mới biết mộ Thảo ở đây, từ nay bọn tớ sẽ đến thăm Thảo thường xuyên. Các cậu yên tâm'.
...K7 có bốn bạn ở Thái Nguyên là : Dương Bằng Hà, Tống Hòa, Văn Quốc Oai (Oai khơ) và Văn... đã mấy chục năm nay chưa gặp.
Nhân có Đắc Hòa từ SG ra chúng tôi mò lên" tiền trạm", kết hợp viếng mộ Thảo và thăm Hồ núi Cốc.
...Viếng Thảo xong, chúng tôi kéo nhau đến một quán nhỏ bên Hồ Núi Cốc chuyện đến chiều vẫn chưa muốn về...

(Khắc Việt)

Xem:

1. THĂM BẠN THÁI NGUYÊN - Khắc Việt - 29/11/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.
2. Bổ sung - dachoak7 - 2/12/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.


K7, K8 đi thăm chúc Tết các gia đình liệt sĩ

Start:     Jan 17, '09
Location:     HN, TP. HCM, Ban Mê Thuột
anh em K7 Sài Gòn cùng gia đình Y Hòa (Cụ bà, anh Y Nguyên K5 và cậu em Y Thắng)
...
Một việc nhỏ nhưng tình nghĩa, mong làm dịu nỗi đau của những bà mẹ, những người chị của các bạn mình, K7 đã phân công anh em đi thăm các gia đình liệt sĩ ở Hà Nội, được biết ngày mai Thắng (chích) xuống thăm gia đình Lại Xuân Lợi ở Nam Định. Cảm ơn BLL K7 đã không quên bạn mình. Mong phát huy mãi ...
(K.Viet - 19/1/2009)

...
Những ngày giáp Tết bận rộn nhưng anh em K7 Sài Gòn cũng bố trí được mấy ngày cuối tuần đi lên Ban Mê Thuột thăm chúc Tết gia đình Y Hòa- bạn liệt sỹ K7...Vũ Anh thay mặt cho anh em Trỗi tặng quà và chúc Tết gia đình...
...bà cụ và cả nhà cảm động mừng vui lắm...
(Đỗ Nghĩa, Đắc Hòa - 20/1/2009)

...
BLL K8 Hà nội thay mặt anh em thu xếp đến thăm mẹ của Thọ Tuyến và thắp hương cho Tuyến nhân dịp Tết nguyên đán.
Sức khỏe của cụ vẫn ổn định so với lần thăm trước. Thấy bạn của Tuyến đến thăm, cụ và gia đình rất phấn khởi...
(Út Trỗi - 22/1/2009)


Xem:

1. TẾT VỀ NHỚ BẠN - K.Viet - 19/1/2009 – Blog “ÚT TRỖI”.
2. Chuyến đi cuối năm - Đỗ Nghĩa, Đắc Hòa - 20/1/2009 – Blog “ÚT TRỖI”.
3. Thăm gia đình Thọ Tuyến - Út Trỗi - 22/1/2009 – Blog “ÚT TRỖI”.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

Dịp 27/7/2009 của K6 HCM - HaMeoK6

Trong dịp 27/7 năm nay, đoàn đại diện K6 đã đến thăm các gia đình:

27/7/2009 với má Chu Tấn QuangHình 1: với má Chu Tấn Quang.
với cô Hồng, má Đặng Bá Linh. Cô rất mong các anh em bạn của Linh thường xuyên đến với côHình 2: với cô Hồng, má Đặng Bá Linh. Cô rất mong các anh em bạn của Linh thường xuyên đến với cô.


nhân dịp này cũng đến thăm gia đình Võ Hồng Thế. Hình chụp với bà xã Thế.Hình 3: nhân dịp này cũng đến thăm gia đình Võ Hồng Thế. Hình chụp với bà xã Thế.
Viếng mộ Mạnh Minh trong dịp đi ĐN 27/6/2009. Tại mộ thấy đã có bó bông huệ của các AC K4 ghé sáng hôm đó.Hình 4: trước đó, trong dịp đi ĐN, tôi đã ghé viếng mộ Mạnh Minh. Tại mộ thấy đã có bó bông huệ của các AC K4 ghé sáng hôm đó.



Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Thứ hai, 27 tháng bảy, 2009)
Hit Counter

Bạn Trỗi kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

Start:     Jul 27, '09
Location:     Blog


với má Chu Tấn Quang
...Duy Đảo còn báo tin anh em k6 vừa đi thăm các gia đình LS, riêng nhà Chu Tấn Quang phải thứ 2 này mới tới. "Lính k6 dàn quân đến rồi, anh ạ!". Các bạn quá chu đáo...
(Kiến Quốc, 25/7/2009)

Trong dịp 27/7 năm nay, đoàn đại diện K6 đã đến thăm các gia đình: LS Đặng Bá Linh (cô Hồng, má Đặng Bá Linh rất mong các anh em bạn của Linh thường xuyên đến với cô), LS Chu Tấn Quang, và nhân dịp này cũng đến thăm gia đình Võ Hồng Thế. Trước đó, trong dịp đi ĐN, HaMeo đã ghé viếng mộ Mạnh Minh.
(HaMeoK6)

Đoàn đại biểu quốc tế viếng mộ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi 26/7/2009.
Buổi sáng 26/7 Khánh Tường và tôi (AMk3), đại diện k3 HCM cùng JM - thay mặt BLL trường, Đ. Nhân khóa 5 cùng đoàn Cao TL đến viếng mộ anh Trỗi tại quận 2, gặp các bạn K8 đã đến trước. Sau đó anh Cao và BLL trường lên đường đi Vũng Tàu. K Tường và tôi ra Nghĩa trang LSTP thăm Lê Minh Tân.
(AMk3, 26/7/2009).
Trong khi mọi người tiếp tục sang thắp nhang bên phần mộ bố, mẹ của chị Quyên thì những nén nhang trên phần mộ Anh Trỗi bốc lửa cháy rừng rực. Theo tâm linh: Anh đã về tiếp nhận tình cảm của mọi người. Chắc Anh cũng vui và xúc động khi dịp 27/7 chúng ta là đoàn đầu tiên đến thăm Anh, còn có những người bạn TQ, có mẹ con cô học sinh Trường Trỗi - Trương Chí Hòa, từ Đức trở về.
(JM, 27/7/2009)
Chị Quyên: Cảm ơn các em! Chắc anh biết và mừng đấy!
(Phan Thị Quyên, 29/7/2009)

Chủ nhật 26/7, thay mặt các bạn K8 và anh Khắc Việt K7, Bùi Thắng cùng các bạn Trí Dũng, Đặng Quốc Dũng, Liêm, Ngọc Đại, Nam Hùng đã đến nhà Bùi Thọ Tuyến thắp hương cho bạn và thăm mẹ. Mẹ Tuyến hiện sống với gia đình con gái út, em gái của Tuyến, tại nhà 15, ngõ 132, phố Mai Dịch, Hà Nội.
(Bùi Thắng, 27/7/2009)

Sáng nay nghĩa trang Mai dịch trang trọng hơn hẳn các năm trước. 27/7/2009.
Các bạn Trỗi viếng nghĩa trang Mai Dịch: Anh Vinh K5, Hằng K7 và Thái K8 gặp nhau và nảy ra ý nghĩ năm tới hẹn 8 giờ sáng, các K có mặt để cùng thắp hương tại tượng đài...
(Nguyễn Thị Thái, 27/7/2009)
TranKienQuoc nói...Ý tưởng của anh Tạ Vinh quá hay! Năm sau sát ngày 27/7 nhớ alô nhau trên mạng và nhắn tin!

Bs HOC đại diện Bạn Trỗi MT thăm viếng bạn... Thắp hương mộ Bình K8 và Nam K7 vào chiều muộn ngày 27




Velairungxua.mp3 - Hai Tran



Kỷ niệm


Tưởng niệm


Kính viếng Online


Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

Về 2 LS k6: Chu Tấn Quang và Võ Nguyên Trọng - Kiến Quốc



Về 2 LS k6: Chu Tấn Quang và Võ Nguyên Trọng


Em Chu Tấn Quốc tháng trước cùng anh em ở xã biên giới (khu vực Bù Bông cũ, nay thuộc Đắc Nông) lặn lội trong rừng sâu tìm hài cốt anh trai - LS Chu Tấn Quang. Thậm chí cùng anh em ở đồn biên phòng sang đất bạn tìm mà bất lực. Mấy chục năm trôi qua, cảnh vật thay đổi nhiều, dù có bản đồ vẽ tay hướng dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nhưng cũng bó tay. Hẹn mùa khô tới.

Sáng nay hẹn Võ Nguyên Tuệ, em trai LS Võ Nguyên Trọng, qua lấy tờ khai để nhờ nhà ngoại cảm xúc tiến gọi vong, hy vọng tìm được hài cốt anh. May vẫn còn cuốn Tập 2 ở nhà nên tặng Tuệ và gia đình. Tuệ và Lê Việt Tấn đã lần về Kiên Giang nơi đóng quân của trung đoàn Võ Nguyên Trọng (thuộc sư 1). Tìm được cả khu đất đã chôn cất anh trai. Chuyện thế này...

Còn 1 đồng đội của Trọng sống sót và ở lại đất Kiên Giang sinh sống. Anh tên là Cư, sinh năm 1946, y tá trung đoàn bộ. Anh kể lại: Theo kế hoạch, thời gian đó đơn vị đang chuẩn bị tấn công nhà máy Xi măng Hà Tiên. Đã bao vây hết rồi. Nhưng vì gian khổ mà 1 tay tiểu đoàn trưởng chiêu hồi. Hắn khai hết cho địch. Trước đó mấy hôm, địch pháo kích vào nơi đóng quân của trung đoàn bộ. Chẳng may Trọng trúng đạn và được đưa về trạm xá trung đoàn. Tại đây được cấp cứu. Có 1 bác sĩ người HN đã tiếp máu cho anh. Vậy mà không qua khỏi. "Trọng mất ngày 26/3/1972 (chứ không phải 5/6) vì ngày đó là ngày thành lập Đoàn. Tôi nhớ chính xác mà!" - anh Cư khẳng định. Anh em chôn cất Trọng gần đấy. Sau đó 3 hôm thì địch tập kích. Cả bệnh xá không kịp di dời. Bộ đội hy sinh nhiều. Anh bác sĩ người HN cũng hy sinh. Nơi đóng quân gần như bị san bình địa. Anh Cư sống sót, từng nằm 2 tháng liền cạnh mộ Trọng. Là vùng tranh chấp ác liệt, nên không có dân sinh sống. Vì vậy dân cũng không biết có các LS được chôn cất ở đây...

Anh Cư đã dẫn Tuệ tới nơi chôn cất Trọng, nay là 1 bãi đất bằng. Mộ nằm chính xác ở đâu thật khó xác định. Anh Cư nhiệt tình như vậy mà chỉ sau ít bữa cùng Tuệ đi tìm mộ về liền bị xuất huyết não. May mà nhẹ. Tuệ gọi điện vào vẫn nói chuyện được với anh. Nay gia đình trông mong vào việc nhờ các nhà ngoại cảm gọi vong của LS.

Tôi bàn qua với Thắng "ngớ" - người có quan hệ thân thiết với cô Hằng. Hy vọng sẽ giúp được cho 2 gia đình. Cũng chỉ là cầu nối thôi, sau đó phải là tiếp xúc của thân nhân thì vong mới về. Cầu Trời, Phật phù hộ!


18 July, 2009 11:03::

Đăng lại bài viết của Kiến Quốc (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: 18/7/2009)

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Kỉ vật của bạn - Tô Thắng

 
Kỉ vật của bạn

 Nhân ngày 27/7

Một bữa, hồi còn ở trường Y Trung, tranh thủ có nắng, tôi đem chiếc quần duy nhất còn lại ra gột giặt để kịp chiều còn sinh hoạt lớp. Cẩn thận, tôi đã chọn chỗ phơi ngoài sân sao cho có thể quan sát được từ giường của mình. Yên chí lớn, tôi... nằm, vừa trông quần, vừa đọc sách.

Thế rồi gió mát hiu hiu... đến khi giật mình tỉnh nhìn ra thì đã không thấy bóng quần đâu nữa. Lật đật chạy ra sân phơi, dòm trước ngó sau thấy trên dây phơi bên cạnh có một cái quần y như của tôi, phải cái hơi cũ hơn tí. Tôi tự nhủ một cách "ngây thơ" rằng "chắc thằng này lại rút nhầm quần mình vào rồi, cứ mang vào đã, sau sẽ đổi". Dật vội khỏi dây phơi, tôi cầm quần biến vào trong nhà. Đến khi ngồi trên giường giở ra nhìn kĩ, tôi mới thấy chữ "Bá Kim" thêu chỉ mầu nhảy múa trên cạp. Nhìn sang bên, tôi thấy Kim vẫn còn đang ngon giấc. Thế này thì không có cái sự nhầm rồi. Hết giờ ngủ trưa, tôi trả Kim cái quần và kể chuyện “rút hộ”. Dù còn ngái ngủ, tôi vẫn đọc được trong ánh mắt bạn cái cười tinh quái "Chà chà, thằng này thế mà cũng ...”.

Mọi người trong phòng biết chuyện xúm lại tán, ầm như chợ vỡ. Tôi còn đang chưa biết nghĩ sao thì nghe một giọng dứt khoát nói như ra lệnh: "Thôi thằng Thắng bận cái này vào lên lớp, hạ hồi phân giải sau". Linh cố, hồi đó là tiểu đội trưởng* tiểu đội tôi, chẳng biết đứng sau lưng tôi từ bao giờ, vừa nói vừa dúi vào tay tôi chiếc quần của mình. Quần Linh đưa vải mềm, sợi bông bông, nhạt màu xanh sắc tím chứ không như cái cũ của tôi, vải cứng mặt trơn, xanh màu lá cây. Hồi đó Linh vào loại cao, ít ra cũng hơn tôi một đầu nên phải nói là tôi bơi trong cái quần của bạn. Linh giúp tôi kéo thắt lưng, xắn gấu quần, rồi lùi lại vài bước ngắm nhìn, ôm miệng cười: "Không sao! Trông kẻng ra phết".

Và từ đó tôi diện cái quần của bạn. Vải mềm nên gấu quần hay tụt xuống, mà chẳng hiểu sao ống bên phải bao giờ cũng thấp hơn bên trái.

Sau ngày trường giải tán, bọn tôi lại trở thành hàng xóm của nhau. Một hôm dọn đồ tôi lại thấy cái quần của Linh vẫn còn nằm trong ba-lô. Mang sang nhà, tôi đùa trả lại bạn để làm kỉ niệm trường Trỗi. Linh cười hiền: "Thôi đi cha nội, cho vào bảo tàng được rồi!"

Vâng, giờ thì cái quần ấy của Linh cố đã mãi mãi nằm trong cái bảo tàng riêng bé nhỏ của tôi. Cứ mỗi lần nghĩ đến “cái thằng tôi” hồi đó, trước mắt tôi lại hiện lên hình ảnh một chú nhóc ống thấp ống cao trong cái quần vải mềm, sợi bông bông với màu xanh tim tím.


Tô Thắng
Bp., tháng 7/2009

* Nhớ nhầm. Đúng ra là Trung đội phó (theo Danh sách C61 năm 1965 do Thày Trường cung cấp - LMC)




Web Counter

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2009

Bạn Trỗi viếng thăm Liệt sĩ

Start:     Jun 25, '09
End:     Jun 26, '09
Location:     Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn - Đường 9 - Quảng Trị - Huyện Hải Lăng.
Bên mộ Liệt sĩ Nguyễn Mạnh Minh tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn
Nhóm "Bạn Xấu" k4 trên đường vào Đà Nẵng dự "Họp mặt 40 năm của lính Trỗi k4" đã "đến thăm NTLS Trường Sơn, chụp ảnh với LS Ng.Mạnh Minh, em Ng.MạnhQuang k4, ...thăm Nghĩa trang LS Đường 9. Chúng tôi thắp hương, gióng lên 3 tiếng chuông để chào các LS. ...Tiếp tục đến Thành Cổ Quảng Trị... Từ nhà tôi ra cả nhóm rẽ vào NTLS Huyện Hải Lăng. Theo danh sách thì trường ta có 2 LS nằm tại đây là Bùi Hữu Thích k1 và Đặng Bá Linh k6. Trời đã bắt đầu tối, chúng tôi không có thời gian tìm từng mộ, và cũng biết Bá Linh bị lạc tên, nên thắp... thuốc lá thay hương cho các LS nằm đây, trong đó có bạn Trỗi. Đây là điểm thăm viếng ngoài kế hoạch trong ngày nên chúng tôi không nhớ mua hương trước."
(Hữu Thành, 26/6/2009)


Thật hiếm có dịp đến 20 lính Trỗi quây quần quanh mộ MinhCÁNH QUÂN CỦA “TƯ LỆNH” LÊ ĐẠI CƯƠNG
Ngày 26/6: ...Điểm dừng đầu là NTLS Trường Sơn. Bà con cả nước tấp nập về viếng. Có 1 lễ cầu siêu đang tổ chức bên đài tưởng niệm. Quây quần quanh trung tâm là khu của các tỉnh thành. Các LS HN nằm bên cánh phải.
Thắp hương tưởng niệm các AHLS xong thì đi tìm mộ LS Nguyễn Mạnh Minh k6 (em bác sĩ Nguyễn Mạnh Quang k4). Khi anh em đang tìm thì chú bé Vân Kiều có tên Hồ Văn Sang hô lớn: "Đây rồi các chú ơi!". Lát sau đoàn k3 và bố con anh Dũng "cố đạo" cũng vừa tới. Mở Tập 2 đúng trang có ảnh của Minh - chú bé trẻ măng đội mũ cối. Ai cũng khen trẻ. Thật hiếm có dịp đến 20 lính Trỗi quây quần quanh mộ Minh...
Viếng xong, về NTLS Đường 9. Ở đây có hơn 10.200 ngôi mộ (như ở NTLS Trường Sơn) nhưng có đến 50% là LS vô danh. Nhìn dãy các nấm mộ quay về hướng bắc không khỏi xúc động. Các anh đi mãi không về mà vẫn đau đáu nhìn về quê hương, ở đó còn mẹ già chờ mong...
Quãng 11g đến Thành cổ Quảng Trị. Đây cũng là điểm du lịch tâm linh. Nơi đây có 3 LS Trỗi chưa tìm được hài cốt: Nguyễn Lâm, Vũ Kiên Cường, Trịnh Thúc Doanh, đều của k5. Viếng chung cho các anh xong, tôi vào Bảo tàng Thành cổ.
Thật cảm động khi xem các bức ảnh, hiện vật của 1 thời. Cuốn "Sinh ra trong khói lửa" Tập 2 được tặng cho Ban quản lí khu di tích với mấy lời: "Kính viếng hương hồn các AHLS đã hy sinh cho Tổ quốc tại Thành cổ Quảng Trị, trong đó có 3 bạn thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi của chúng tôi: Lâm, Cường, Doanh. Các anh MÃI TRẺ và BẤT TỬ!". Anh em cảm động khi biết có nhiều bức thư của các LS được sưu tập trong này. Khi chia tay chúc các anh chị mạnh khỏe và giữ mãi được di tích này...
(Kiến Quốc, 28/6/2009)

Đúng 9g30 (chủ nhật 28/6), đoàn về Điện Ngọc, quê anh Trỗi. Vào thăm và thắp hương tại nhà thờ tổ và bàn thờ của anh. Chị Quyên, anh Ba đã chờ. Phải nói nhà thờ trong này được chăm chút cẩn thận. Tượng đồng anh Trỗi được chị Quyên và anh em đưa về 15/10 năm trước. Cả đoàn uống nước rồi cùng gia đình ra quán bê thui Mười ở phố huyện Điện Bàn ăn trưa.
(Kiến Quốc, 2/7/2009)




Xem:

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

Hy vọng tìm thấy mộ LS Chu Tấn Quang! - KQ



Hy vọng tìm thấy mộ LS Chu Tấn Quang!

KQ 

 

Chiều qua đang ngồi với anh em trên khán đài CLB Quân đội sau trận bóng thì nhận được điện thọai: "Em Quốc, em LS Chu Tấn Quang đây. Anh ơi, ngày mai gia đình sẽ cùng UBND huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông sang Campuchia tìm mộ và đón hài cốt anh Quang về. Em đã báo anh Nam Điện. Anh báo các anh k6 và BLL trường nhé!". Tôi chúc mừng em và gia đình, hy vọng lần này sẽ tìm thấy Quang. Lập tức báo cho anh em Trỗi cùng sân. Lê Hiền k8 nhớ lại: "Cái chết của anh Quang đặc biệt dũng cảm!" rồi kể: anh Quang sau khi bắn hết đạn đã bật lê đánh xáp lá cà giết 3 tên địch. Đến khi giết tên thứ 4 thì gãy cả lê. Lúc vật nhau với tên thứ 5, Quang đã cắn đứt cổ hắn rồi mới anh dũng hy sinh vì 1 phát đạn của tên địch hèn hạ bắn sau lưng.

LS Chu Tấn Quang

Sáng nay gọi lại cho Quốc thì có những thông tin sau: Mộ phần của Quang nằm bên lãnh thổ Campuchia, cách biên giới 2km. (Thực ra trong chiến tranh chống Mỹ thì đây là vùng tranh chấp. Đơn vị Quang phải giữ đất, chống bọn ngụy lấn chiếm). Theo Quốc: so với sơ đồ mà nhà ngọai cảm Phan Thị Bích Hằng cung cấp (trang 150 Tập 2) thì khá chính xác. Như vậy càng nhiều hy vọng!

Phía lãnh thổ VN gần khu vực chôn cất Quang là đồn biên phòng 767 thuộc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông. Ban chỉ huy đồn đã liên hệ với bạn để sáng nay đoàn sang. Khi tôi gọi thì nghe cả tiếng xe máy của anh em đang trên đường qua biên giới. Phía gia đình đi lần này có Quốc cùng ông anh họ và 1 anh ở Gò Vấp từng cùng ông Chu Tấn Đạt (ba Quang) bốc hài cốt của Quang lên năm 1975 nhưng vì thân thể còn nguyên nên đã lấp lại.  Vậy là suốt 34 năm qua Quang nằm trên đất bạn. Trước mắt nếu tìm được sẽ đưa Quang về NTLS huyện Tuy Đức, sau đó mới làm thủ tục đón về NTLS TPHCM.

Lần này UBND huyện Tuy Đức cử đ/c Chánh văn phòng đi cùng. Với cách tổ chức như thế này, hy vọng chúng ta sẽ tìm thấy mộ phần Chu Tấn Quang. Chúc anh em thắng lợi!

Bạn có thể tham khảo Sinh ra trong khói lửa về bạn của chúng ta!

Anh em ta có thể liên lạc với em Quốc: 0908102035.


20 June, 2009 07:45:: 

Đăng lại bài viết của Kiến Quốc (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: 20/06/2009)


Xem:

* - Hy vọng tìm thấy mộ LS Chu Tấn Quang! - (Kiến Quốc, 20/6/2009 - Blog BẠN TRỖI K5)
* - NHỚ CHU QUANG - (Nguyễn Duy Đảo, 21/4/2008), Blog "Trang văn nghệ trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi"
32 - CHU TẤN QUANG - Rực sáng tên anh! - (Trần Kiến Quốc – K5), SRTKL 2, Tr.: 142-146
33 - Lá thư trước giờ ra trận - (Ban biên tập), SRTKL 2, Tr.: 147-148.
34 - Từ một bức thư ngỏ - (Ban biên tập), SRTKL 2, Tr.: 149-150.

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2009

Đi tìm đồng đội - Nguyễn Văn Khương

Tranh Phạm Lực



Nguyễn Văn Khương

nguyên giáo viên C6
trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi


Viết tặng thầy Bùi Xuân Trường, nguyên chính trị viên C6 trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi


*   *   *   *   *   *   *   *   *   *   *   *   *   *   *   *   *   *   *   *

Xa nhau mấy chục năm rồi
Bây giờ mới lại được ngồi bên nhau
Bạc phơ mái tóc trên đầu
Miệng cười nhăn nhúm da màu trắng xanh
Dáng người vẫn cứ nhanh nhanh
Như thanh niên lúc cùng anh thủa nào
Ngẩn ngơ vui sướng dạt dào
Tưởng là mơ có khi nào hôm nay
Lòng mừng như gửi cung mây
Báo tin cho bạn đó đây biết cùng
Ta mừng cùng bạn vui chung
Nghĩa tình xưa vốn thắm nồng chẳng phai
Bốn mươi năm rộng tháng dài
Mà lòng vẫn thấy nhớ hoài nhớ thương
Con đường trở lại cố hương
Đi tìm bạn cũ nhớ đường thăm quê
Lâm Thao - Tứ Xã đi về
Vẫn con đường ấy ven đê ngày nào
Mênh mông đồng lúa tự hào
Cánh cò bay rộng xốn xang lòng người
Gặp nhau tay nắm miệng cười
Ngẩn ngơ bối rối một lời nhận nhau
Cầm tay xiết chặt hồi lâu
Hẳn là còn nghĩ ở đâu thế này
Nhưng rồi giây phút qua ngay
Đúng rồi bạn cũ những ngày đã qua
Bốn mươi năm ấy thật là
Tình sâu nghĩa nặng mặn mà gớm ghê
Nhớ nhau lòng những tái tê
Tìm con đường cũ đi về thăm nhau
Hôm nay gặp lại lần đầu
Hỏi bạn cặn kẽ bấy lâu thế nào
Cầm tay sung sướng tuôn trào
Mải vui quyên hết cả chào mời nhau
Hỏi han cho thoả ước ao
Người này người nọ lao xao nói liền
Hỏi cho tường tận mới yên
Bốn mươi năm ấy không quyên ngày nào
Chuyện vui đang lúc dạt dào
Phút chia tay đã xốn xao đến rồi
Cùng nhau vắn tắt đôi lời
Đợi ngày sau sẽ thảnh thơi chuyện dài
Tiễn chân ra đến đường ngoài
Ta về bạn đứng nhớ hoài nhìn theo
Ta đi trong nắng xế chiều
Đường về càng nhớ càng yêu càng nồng.


Chiều ngày 18/4/2003

(*) Bài do Phạm Hồng Hải k8 gửi tới



Đăng lại bài viết của Phạm Hồng Hải K8 (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Chủ nhật, tháng sáu 14, 2009)

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2009

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2009

Thông tin về Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến

Tìm trên mạng, tại trang WEB "Vì Đồng Đội" thấy thông tin sau về Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến:

Phần mộ Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến

Tên Liệt sĩ: Đỗ Khắc Tiến
Ngày Sinh: 1952
Quê quán: Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên
Đơn vị: C3-E245
Ghi chú: Liệt sỹ: Đỗ Khắc Tiến, sinh năm 1952, đơn vị: C3-E245, chức vụ: hạ sỹ, chiến sỹ, mất ngày:02/06/1972. Địa chỉ mộ: khu C, lô 16, mộ 09, nghĩa trang Liệt sỹ Huyện Hoà An, Bế Triều, Hoà An, Cao Bằng.
Thông tin người liên lạc:
Họ tên: Hoàng Văn Xích
Địa chỉ: Cù Vân, Đại Từ, Thái Nguyên
Điện thoại: 0

Đã bổ xung vào Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ tại Blog K6

21. Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến


Học sinh khóa 6
Sinh: 1952 Quê: Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên.
Đơn vị: C3-E245, chức vụ: hạ sỹ
Hy sinh: 02/06/1972
Mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Sa Thầy - tỉnh Kon Tum. Sau đã chuyển: khu C, lô 16, mộ 09, Nghĩa trang Liệt sỹ Huyện Hoà An, Bế Triều, Hoà An, Cao Bằng.
Liên hệ gia đình: Đỗ Hoàn (em trai) sinh 1962, trung tá CS điều tra huyện Đại Từ (Hoàng Văn Xích Địa chỉ: Cù Vân, Đại Từ, Thái Nguyên).


Xem bài viết:


Sưu tầm trên mạng: