Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Những kỷ vật của Anh hùng, Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi hiện lưu giữ tại BTLSQG

Lê Thúy Hoàn

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam, ai cũng biết đến tấm gương của liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi và những câu nói bất hủ của anh trước pháp trường.

Tấm gương chiến đấu, hy sinh dũng cảm của liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi những lời ngợi khen dưới tấm ảnh chụp trước khi anh bị xử bắn:
"Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng.

Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là 1 tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước - nhất là cho các cháu thanh niên học tập!

Bác Hồ"

Anh hùng,Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi trước giờ xử bắn tại pháp trường Sài Gòn, ngày 15-10-1964.

Gương hy sinh dũng cảm của liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã được nêu rõ trong tác phẩm "Sống như anh" do Nhà Xuất bản Thanh niên xuất bản. Cuốn sách đã thu hút đông đảo người đọc đặc biệt là thanh niên.

Anh Trỗi hy sinh anh dũng đã 53 năm qua (năm 1964), nhưng những bài viết ca ngợi anh - một con người đầy lòng nhân ái và vô cùng dũng cảm vẫn xuất hiện thường xuyên trên rất nhiều báo chí. Hàng năm đến ngày giỗ của anh, khắp nơi vẫn vang vọng bài hát ca ngợi anh. Tất cả những điều đó đã chứng minh cho nhận định của Nhà thơ Tố Hữu:
"Có cái chết hoá thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có những con người do chân lý sinh ra
Nguyễn Văn Trỗi
Anh đã chết rồi
Anh còn sống mãi
Chết như sống anh hùng vĩ đại…"
Gắn bó với cuộc đời anh là chị Phan Thị Quyên - người vợ trẻ đã chung sống hạnh phúc với anh trong thời gian ngắn ngủi chỉ nửa năm trước khi anh hy sinh. Nhưng quãng thời gian ngắn ngủi 6 tháng gắn bó với anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã để lại trong chị vô vàn kỷ niệm thân thương đầy xúc động. Chính chị là người đã lưu giữ những kỷ vật của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ, để sau đó tất cả những kỷ vật đó được đưa về Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia), trở thành những hiện vật quý của Bảo tàng.

Nhóm kỷ vật của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi gồm 12 hiện vật, gồm: 01 cây đàn măngđôlin, 01 chiếc khăn tay do chị Phan Thị Quyên thêu tặng chồng trong thời gian anh bị giam giữ tại nhà lao Chí Hoà và 10 bức thư do anh Trỗi viết từ nhà lao gửi ra cho vợ và người thân.

Thư, Anh hùng, Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi gửi từ trong nhà giam về cho vợ là Phan Thị Quyên và gia đình, năm 1964.

Nhóm kỷ vật này được đưa đến Bảo tàng không cùng một thời điểm mà thông qua những con người khác nhau, ở những thời điểm khác nhau.

Năm 1965, gần một năm sau ngày anh Nguyễn Văn Trỗi hy sinh, chị Phan Thị Quyên đã giao cho đồng chí Tư Lâm - người phụ trách Ban Tuyên huấn của vùng giải phóng 01 chiếc khăn tay và 10 bức thư của liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi. Sau đó đồng chí Tư Lâm đã nhờ nhà thơ Bảo Định Giang ra miền Bắc công tác, đem đến tặng Bảo tàng Cách mạng Việt Nam toàn bộ số kỷ vật trên. Thay mặt cho Bảo tàng, Phó Giám đốc Trần Văn Trinh đã đích thân tiếp nhận. 10 bức thư có nội dung ngắn gọn nhưng không chỉ thể hiện tình cảm sâu sắc của anh Trỗi đối với vợ và người thân mà còn thể hiện tình cảm và trách nhiệm của anh đối với vận mệnh của nước nhà. Riêng chiếc khăn tay là kỷ vật quý giá gắn bó với anh chị trong những ngày gia đình bị chia cách trong cảnh tù đày. Sau sự kiện cầu Công Lý, địch bắt giam anh Trỗi tại nhà lao Chí Hoà, chị Quyên đã làm chiếc khăn này để gửi vào nhà lao nhằm động viên và hứa hẹn với anh. Chiếc khăn thêu 4 câu thơ:

Dù cho sóng gió bão bùng
Lòng em vẫn giữ thủy chung vẹn toàn
Cầu mong anh được bình an
Nước nhà thống nhất, vinh quang anh về
Anh Trỗi nhận được khăn, xem xong, thuộc bài thơ rồi anh gửi tặng lại chị chiếc khăn vì anh nghĩ nếu anh hy sinh sẽ không giữ được.
Khăn tay, kỷ vật của Anh hùng, Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi.

Còn chiếc đàn măngđôlin - một nhạc cụ mà anh Nguyễn Văn Trỗi dùng từ thời thanh niên được phái đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Bắc trao tặng cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam tháng 10-1967. Lúc đó, chiếc đàn bị hỏng nặng do giặc Mỹ đập phá khi chúng đến khám nhà của anh sau sự kiện cầu Công Lý. Đây là kỷ vật mà chị Phan Thị Quyên đã gửi được lên căn cứ, và từ căn cứ cây đàn được chuyển ra cho phái đoàn đại diện thường trực Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Bắc. Sau cả một chặng đường dài trong khói lửa chiến tranh, cây đàn đã đến đúng địa chỉ là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam vào ngày 14/10/1967.

Đàn măngđôlin, kỷ vật của Anh hùng, Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi.

Ngay sau khi nhận được một hiện vật quý giá như vậy, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã có công văn gửi Xưởng Nhạc cụ Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đề nghị giúp Bảo tàng tu sửa cây đàn. Xác định đây là một nhiệm vụ thiêng liêng, Xưởng Nhạc cụ Việt Nam đã cố gắng phục dựng cây đàn theo đúng thiết kế ban đầu của nó và hoàn thành vào ngày 19/12/1967 để kỷ niệm ngày Toàn quốc kháng chiến. Trong hồ sơ của nhóm hiện vật của anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi, hiện còn lưu bản Báo cáo của Xưởng Nhạc cụ Việt Nam về việc tu sửa cây đàn.

Hành trình của những kỷ vật trên diễn ra trong thời kỳ chiến tranh vô cùng ác liệt, khi mà chị Phan Thị Quyên đang hăng say hoạt động trên chiến trường R, do vậy chị không hề có thông tin gì về những kỷ vật của mình và anh Trỗi. Cho đến khi báo Lao động số ra ngày 6/7/2005 đăng bài "Chim Quyên trỗi giọng", trong đó chị Quyên bày tỏ niềm băn khoăn của mình về những kỷ vật của anh, chị. Các cán bộ làm công táckiểm kê-bảo quản, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã gửi thư tới Quý báo để thông báo về địa chỉ lưu giữ, bảo quản, trưng bày những hiện vật quý này.

Trong dịp ra thủ đô Hà Nội để trao học bổng mang tên Nguyễn Văn Trỗi, vào ngày 16/11/2005, chị Phan Thị Quyên đã đến Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Tại đây đã diễn ra một cuộc gặp mặt đầy cảm động giữa chị và Ban Giám đốc, các cán bộ chuyên môn của Bảo tàng. Trong niềm xúc động, chị Phan Thị Quyên đã kể lại những kỷ niệm sâu sắc giữa chị và anh hùng Nguyễn Văn Trỗi. Theo lời kể của chị, anh Trỗi và chị mới cưới nhau được 19 ngày thì anh bị bắt. Trong một lần chị vào thăm anh ở trong nhà tù, anh đã kể cho chị nghe về việc anh nhận nhiệm vụ giết MacNamara. Chính những ngày anh, chị chuẩn bị làm đám cưới cũng là những ngày anh đang chuẩn bị cho kế hoạch thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm này. Nhưng những người thân của anh trong đó có cả chị đã không thể biết được nhiệm vụ nặng nề mà anh được cấp trên tin tưởng giao phó.

Chị Quyên đã tham quan hệ thống trưng bày của bảo tàng, chiêm ngưỡng lại cây đàn măngđôlin của anh và chiếc khăn tay chị thêu tặng anh, giành thời gian để đọc lại toàn bộ những lá thư mà anh đã viết cho chị và người thân trong thời gian anh bị giam giữ trong nhà tù. Chị Quyên rất vui mừng, tin tưởng vào Bảo tàng vì những kỷ vật của anh chị đã được Bảo tàng trưng bày, lưu giữ cẩn trọng, mang lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với khách tham quan về chí khí cách mạng, tinh thần chiến đấu của anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi.
Thiếp cưới của anh Nguyễn Văn Trỗi và chị Phan Thị Quyên, năm 1964.

Chỉ 10 ngày sau khi chị Phan Thị Quyên trở về thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã nhận được 05 bức ảnh chụp đám cưới và tấm thiếp mời đám cưới của anh chị do chị gửi ra. Chị cũng hứa sẽ tiếp tục trao tặng cho Bảo tàng những bức thư của bạn bè trong nước và quốc tế gửi tới chị, ca ngợi tấm gương hy sinh của anh Trỗi và chia sẻ, động viên chị sau khi anh Trỗi đã hy sinh.

Hy vọng sưu tập hiện vật về liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi sẽ ngày càng phong phú, tiếp tục phát huy giá trị để chí khí cách mạng của những người cộng sản như Anh mãi mãi bất tử./.

Lê Thúy Hoàn

(BBT giới thiệu)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Nguồn: BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA - 23/07/2017

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

Tiếng vọng hòa bình

Tiếng vọng hòa bình

Mai Thị Huyền,
phòng Giáo dục - Truyền thông,
tổng hợp và biên soạn
Cuộc đấu tranh anh dũng chống đế quốc xâm lược của nhân dân Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trong đó có đất nước Venezuela. Hai quốc gia cách nhau nửa vòng trái đất nhưng lại có sự “chia lửa” trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, tự do. Ngày 9/10/1964, du kích quân Thủ đô Caracas (Venezuela) đã bắt cóc Trung tá Michael Smolen, Phó chỉ huy Lực lượng bảo vệ phái bộ Mỹ tại Caracas để đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn trả tự do cho anh Nguyễn Văn Trỗi. Hành động này đã thể hiện tình hữu nghị lớn lao của nhân dân hai nước.

“Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Trỗi
Người công nhân Thành phố Sài Gòn
Mà lời anh trước súng giặc thù, vẫn cháy lửa chiến đấu.
Ôi tên anh truyền khắp hoàn cầu, vọng về Venezuela,
Cuồn cuộn sôi trong muôn con tim, người du kích châu Mỹ Latinh...”
.
Trích bài hát “Lời anh vọng mãi ngàn năm”, Vũ Thanh


Vào những năm 60 của thế kỷ trước, nhân dân Venezuela rên xiết dưới sự cai trị của chế độ độc tài thân Mỹ, thời Tổng thống Raul Leoni. Chính vì thế phong trào đấu tranh du kích phát triển khắp mọi nơi. Toàn bộ lực lượng du kích đều trực thuộc tổ chức các lực lượng Vũ trang giải phóng Quốc gia (FALN). Với nhân dân Venezuela, đặc biệt là những du kích quân, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam có sức khích lệ, cổ vũ họ rất nhiều.
Ngày 02/5/1964, anh Nguyễn Văn Trỗi nhận nhiệm vụ đánh bom tại cầu Công Lý (nối giữa quận Phú Nhuận và Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) nhằm ám sát người dẫn đầu phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara khi đến Sài Gòn để hoạch định sách lược chiến tranh ở Việt Nam. Sự việc bất thành. Anh bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam và kết án tử hình.


Bộ trưởng Bộ quốc phòng McNamara và tướng Nguyễn Khánh ở Huế, tháng 3 năm 1964


Cầu Công Lý nơi anh Nguyễn Văn Trỗi tiến hành đặt bom nhằm ám sát Bộ trưởng Bộ Quốc phòng McNamara năm 1964

Để bày tỏ sự phản đối và ủng hộ nhân dân Việt Nam, ngày 9/10/1964, các du kích quân Thủ đô Caracas (Venezuela) đã bắt cóc Trung tá Michael Smolen, Phó chỉ huy lực lượng bảo vệ phái bộ Mỹ tại Caracas làm con tin, yêu cầu đổi tự do cho anh Trỗi. Sau khi bắt trung tá Smolen, đội du kích đưa vào giam trong một căn hầm bí mật ngay tại Caracas, bắt đầu thả những tờ rơi thông báo về sự kiện ấy. Đại sứ Mỹ tại Venezuela vô cùng hốt hoảng, tìm cách thương lượng với lực lượng du kích quân. Để đối phó, chính quyền thân Mỹ tại Venezuela thông báo cho lực lượng du kích rằng việc tử hình anh Nguyễn Văn Trỗi đã được dừng lại. Giữ đúng lời hứa, du kích quân Caracas phóng thích trung tá Smolen. Nhưng ngay sau khi Smolen được thả, ngày 15/10/1964, Nguyễn Văn Trỗi đã bị chế độ Việt Nam Cộng hòa xử bắn. 12 du kích tham gia vụ bắt cóc Smolen, đều bị bắt và một người đã hy sinh.

Anh đã chết, Anh Trỗi ơi, có biết
Máu kêu máu, ở trên đời, tha thiết!
Du kích quân Caracas đã vì anh
Bắt một tên giặc Mỹ giữa đô thành.

Trích bài thơ ‘‘Hãy nhớ lấy lời tôi’’, Tố Hữu, 23/10/1964



Trung tá Michael Smolen

Ông Carlos Argenis Martínez Villalta, cựu du kích quân Caracas từng tham gia chiến dịch bắt cóc Trung tá Michael Smolen, chia sẻ:
"Tôi rất buồn khi nghe tin Nguyễn Văn Trỗi bị tử hình, nhưng ông ấy không bao giờ chết. Ông ấy sống mãi. Khi biết tin ông ấy vẫn bị xử tử, tôi rất đau đớn vì thực sự chúng tôi đã hy vọng là có thể thay đổi được tình hình. Tất nhiên, nếu được làm lại tôi sẽ vẫn làm như vậy. Năm đó, tôi 20 tuổi, tôi có nghe về Việt Nam, về cuộc chiến của Việt Nam qua sách báo. Tôi tham gia du kích từ năm 1962, nhưng năm 1964 là năm đáng nhớ nhất”.


Ông Carlos Argenis Martínez Villalta, cựu du kích quân Caracas

Đánh giá về những đóng góp của các du kích Venezuela đối với cuộc cách mạng của Việt Nam khi tiến hành vụ bắt cóc sỹ quan quân sự Mỹ, ông Phạm Tiến Tư, Phó Chủ tịch thường trực Hội hữu nghị Việt Nam - Venezuela, cựu Đại sứ Việt Nam tại Venezuela cho biết: "Đây là hành động đã ghi dấu ấn rất đậm nét trong tình đoàn kết quốc tế đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. Và đây cũng là một dấu mốc đánh dấu tình đoàn kết mạnh mẽ của nhân dân Venezuela nói chung và của Đảng Cộng sản Venezuela nói riêng với cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta".
Câu chuyện về tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Venezuela là nội dung được thể hiện trong trưng bày "Nhật ký hòa bình" tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò. Câu chuyện đã thu hút sự quan tâm của nhiều du khách tham quan, là thông điệp hòa bình cần được lan tỏa.


Du khách tìm hiểu câu chuyện về sự ủng hộ của nhân dân Venezuela dành cho Việt Nam

Bài: Mai Thị Huyền, phòng Giáo dục - Truyền thông,
tổng hợp và biên soạn


Ảnh Anh hùng Nguyễn văn Trỗi trong bảo tàng Hỏa Lò.
Minh Thanh Bùi‎ >> BẠN NVT

Nguồn: Khu di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò - 11/9/2019

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2020

Hành hương tri ân 2018-2019

Tổng hợp







  • K2 về thăm quê Anh Trỗi - 01/08/2019 - tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam - - Ảnh: Nguyễn Nam Khánh K2

  • K2 về thăm quê Anh Trỗi - 01/08/2019 - tại nhà tưởng niệm và nhà thân sinh của AHLS Nguyễn Văn Trỗi. - - Ảnh: Nguyễn Nam Khánh K3

  • K8 Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Đường 20 - Quyết Thắng - Hang Tám Cô tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình - 29/6/2019 - tại Phù Điêu kể về Sự Hy sinh Anh hùng của các Cô Gái TNXH. - - Ảnh: Hoàng Minh Long K8

  • K8 Dâng hương, Viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - 28/6/2020 - tại Vũng Chùa - Đảo Yến. - - Ảnh: Hoàng Minh Long K8

  • Bạn Trỗi K5, K6 Thăm viếng Mộ Đại tướng - 16/4/2019 - tại Vũng Chùa - Đảo Yến. - - Ảnh: Nguyễn Kim Hồ

  • Bạn Trỗi K5, K6 Thăm viếng Mộ Đại tướng - 16/4/2019 - tại Vũng Chùa - Đảo Yến. - - Ảnh: Phạm Hồng Phương

  • Đoàn Bạn Trỗi K5 thăm Khu đài tưởng niệm Bến phà Gianh nơi AHLS Huỳnh Kim Trung hy sinh 20/8/1972 - 16/4/2019 - - - Ảnh: Ngô Thế Vinh

  • Bạn Trỗi K5, K6 Thăm viếng Hang Tám Cô - 17/4/2019 - Đoàn K5 tại Phù Điêu kể về Sự Hy sinh Anh hùng của các Cô Gái TNXH. - - Ảnh: Ngô Thế Vinh

  • Bạn Trỗi K5, K6 Thăm viếng Hang Tám Cô - 16/4/2019 - Đoàn K6 Dâng hương tại Đền Thờ tưởng niệm các Anh Hùng Liệt Sỹ đường 20 - Quyết Thắng và Di tích Lịch sử hang Tám Cô thuộc xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - - Ảnh: Sử Thanh Bình

  • Đoàn K6 thăm viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc Gia Đường 9 - 16/4/2019 - tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc Gia Đường 9 - - Ảnh: Phạm Hoàng Hưng

  • Đoàn K6 viếng bạn LS Nguyễn Mạnh Minh tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn - 16/4/2019 - tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn - - Ảnh: Phạm Hoàng Hưng

  • Đoàn K6 Thăm viếng Bến sông Thạch Hãn - Thành cổ Quảng Trị - 17/4/2019 - tại Bến sông Thạch Hãn - - Ảnh: Sử Thanh Bình

  • Đoàn K6 Thăm viếng Bến sông Thạch Hãn - Thành cổ Quảng Trị - 17/4/2019 - tại Thành cổ Quảng Trị - - Ảnh: Lưu Minh Sơn

  • Đoàn K6 thăm Cầu Hiền Lương - 17/4/2019 - tại Cầu Hiền Lương - - Ảnh: Anh Minh

  • Đoàn K6 thăm Địa Đạo Vịnh Mốc - 17/4/2019 - tại Địa Đạo Vịnh Mốc - - Ảnh: Nguyễn Kim Hồ

  • Đoàn K6 thăm Địa Đạo Vịnh Mốc - 17/4/2019 - tại Địa Đạo Vịnh Mốc - - Ảnh: Võ Kim Dung

  • K6 Hành hương tri ân, thăm đảo Cồn Cỏ 18-19/4/2019 - 18-19/4/2019 - tại Cổng chào đảo Cồn Cỏ - - Ảnh: Vũ Điện Biên

  • K6 Hành hương tri ân, thăm đảo Cồn Cỏ 18-19/4/2020 - 18-19/4/2019 - tại Cột Cờ trên đảo Cồn Cỏ - - Ảnh: Trần Vinh Quang

  • K6 Hành hương tri ân, thăm đảo Cồn Cỏ 18-19/4/2021 - 18-19/4/2019 - tại Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ đảo Cồn Cỏ - - Ảnh: Vũ Điện Biên

  • Đoàn K2 viếng Anh Trỗi tại NTLS TPHCM - 01/8/2018 - tại NTLS TPHCM - - Ảnh: Trần Kiến Quốc





K2 về thăm quê Anh Trỗi

(làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam) - 01/8/2019
tại nhà thân sinh ...
... và nhà tưởng niệm của AHLS Nguyễn Văn Trỗi. Ảnh Nguyễn Nam Khánh K2