Liệt sĩ Trịnh Thúc Doanh - K5



Liệt sĩ Trịnh Thúc Doanh
Học sinh khóa 5.
Sinh: 30/01/1953.
Sinh viên khóa 15 Cơ khí Đại học Bách khoa
Nhập ngũ: 6/9/1971.
Ảnh bạn trn ban thờ pha trong, ở ngoi l ch em
Đơn vị: E101 F325B (vệ binh bảo vệ sư bộ sư đoàn 325).
Hy sinh: 16/09/1972 (9/8 Nhâm Tý) tại Thành cổ Quảng Trị.
Mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ phường Định Công, Thanh Trì, Hà Nội (lấy nắm đất từ bờ sông Thạch Hãn).
Liên hệ gia đình: Mẹ Nguyễn Lê Mai, Khu tập thể Viện 108, 1 Trần Thánh Tông, HN
.
Em: Trịnh Phương Liên

 ❀ ❀ ❀ ❀


Mời xem bài viết:
  1. QUÀ LƯU NIỆM CỦA KHÓA TẶNG GIA ĐÌNH LIỆT SỸ K5 NHÂN 27/7 - The Thinh Nguyen, 09/07/2021, Blog AHLS.
  2. BLL K5 HN thăm gia đình và thắp hương tưởng nhớ bạn Liệt sĩ - Phạm Hồng Phương K5, 23/07/2020, Blog AHLS.
  3. Ngày Giỗ Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh... - ‎Ngô Thế Vinh, 07/09/2019, Blog AHLS.
  4. Thông tin mộ Liệt sĩ Trịnh Thúc Doanh K5 - TTh, 17/08/2018, Blog AHLS.
  5. K5HN thăm gia đình liệt sĩ- Phạm Hồng Phương, 25/7/2018, Blog AHLS.
  6. Chùm thơ Tưởng nhớ các bạn liệt sĩ K5- Kiến Quốc, 22/7/2018, Blog AHLS.
  7. Chuyện những “mộ gió”- Kiến Quốc, 22/7/2018, Blog AHLS.
  8. MỘT KÝ ỨC KHÓ QUÊN THỜI HOA LỬA- Hồi ký của Vũ Văn Toàn, 21/07/2018 - Blog AHLS.
  9. Thành cổ Quảng Trị - Sông Thạch Hãn- Bài tổng hợp (49 Năm K3 Nhập ngũ - Hành hương tri ân), 31/07/2017 - Blog AHLS.
  10. Thăm gia đình, thắp hương các Liệt sỹ BạnTrỗiK5 tại Hà Nội...- NgoTheVinh, 20/07/2017 - Blog K5.
  11. Trịnh Thúc Doanh trong hồi ức của "Lính Sinh Viên" - Tổng hợp, 04/12/2016, Blog AHLS.
  12. Bài thơ "Đò lên Thạch Hãn" - Kiến Quốc, 27/8/2016, FB Tran Kienquoc.
  13. 43 năm - Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh K5 - NgoTheVinh, 21/9/2015, Blog "Bạn Trỗi K5".
  14. Bạn Trỗi K5 thăm gia đình, thắp hương các Liệt Sỹ...- NgoTheVinh, 22/07/2015 - Blog K5.
  15. Trịnh Thúc Doanh trước ngày đi bộ đội 1971- Kiến Quốc, 19/6/2015, Blog "Bạn Trỗi K5".
  16. Bạn Trỗi K5 thắp hương các Liệt Sỹ, gặp mặt các Thương Binh - NgoTheVinh, 24/07/2014 - Blog K5.
  17. Giỗ bạn Trịnh Thúc Doanh - Van Chuong Hoang, 02/9/2014 - Blog AHLS.
  18. Ngày giỗ Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh - NgoTheVinh, 13/9/2013, Blog "Bạn Trỗi K5".
  19. Thắp hương các Liệt Sỹ và gặp mặt các Thương binh K5 - NgoTheVinh, 24/07/2013 - Blog K5.
  20. Đi thăm "di tích" các liệt sĩ Trỗi (cập nhật 22h46 27/5) - HữuThành.Nguyễn, 27/05/2012, Blog "Bạn Trỗi K4".
  21. LS trường Trỗi ở QUẢNG TRỊ 1972 - video của hameok6, 24/06/2011, Blog K6.
  22. TRỊNH THÚC DOANH – BẠN TÔI - Lê Minh, 16/9/2010, Blog AHLS.
  23. Trịnh Thúc Doanh bạn tôi - TichTuongNhuLe, 16/09/2010, Trang Dựng nước - Giữ nước > Máu và Hoa > Một thời máu và hoa (Các quản trị: baoleo, binhyen1960) > Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)
  24. Viếng thăm bạn Trịnh Thúc Doanh - thơ của Hoàng Văn Chương (khóa 5), 4/7/2010, Blog "Bạn Trỗi K5".
  25. Giỗ bạn Trịnh Thúc Doanh - Kiến Quốc, 27/9/2009, Blog "Bạn Trỗi K5".
  26. Những điều lạ kì hôm nay mới biết - Kiến Quốc, 15/9/2009, Blog "Bạn Trỗi K5".
  27. Kỷ vật của bạn - Kiến Quốc, 16/9/2009, Blog "Bạn Trỗi K5".
  28. Chàng trai Hà Nội nằm lại Thành cổ vào ngày cuối... - Kiến Quốc, 14/9/2009, Báo Khoa học & Đời Sống Online Bee.Net.Vn; http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=23291.210;wap2
  29. Chuyện bất ngờ thú vị - dachoak7, 19/8/2009, Blog K8
  30. Chuỵên về LS Trịnh Thúc Doanh k5 qua những người lính Thành cổ - Kiến Quốc, 19/8/2009, Blog K8
  31. Chuỵên của những người lính Thành cổ - Kiến Quốc, 12/9/2008, Blog "Trang văn nghệ trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi"
  32. Lần đầu dự đám giỗ LS Trịnh Thúc Doanh - Kiến Quốc, 7/9/2008, Blog "Bạn Trường Trỗi" K4.
  33. Những bạn khóa 5 hy sinh tại Quảng Trị 1972 - Lê Hòa Bình k5, SRTKL 1, Tr.:
  34. Quảng Trị và những đồng đội còn nằm lại - Lê Chí Hòa K5, SRTKL 2, Tr.: 204-208.
  35. DANH SÁCH ANH HÙNG, LIỆT SỸ - SRTKL3: 993-999
  36. 9 - Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ - Ban biên tập, SRTKL2: 45-51
  37. Tưởng nhớ 31 thầy, bạn của chúng ta đã hy sinh - FB Tran Kienquoc, 28 Tháng 7 2015.
Sưu tầm trên mạng:
  1. Thạch Hãn - dòng sông hoa lửa - baotintuc.vn, 25/07/2020 05:30
  2. Quảng Trị - Mảnh đất bi hùng - Video Clip








Trịnh Thúc Doanh bạn tôi - TichTuongNhuLe, 16/09/2010, Trang Dựng nước - Giữ nước > Máu và Hoa > Một thời máu và hoa (Các quản trị: baoleo, binhyen1960) > Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)


Trịnh Thúc Doanh bạn tôi

TichTuongNhuLe, LM k5

Hôm nay 16/9. Ngày này cách nay 38 năm, sau 81 ngày đêm kiên cường chốt giữ thị xã Quảng Trị, chính thức thì người lính cuối cùng cũng đã vượt sông Thạch Hãn rút qua bờ bắc (đúng ra là bờ tây) trong ngày này. Chắc hẳn còn không ít anh em, hoặc ở chốt độc lập không biết lệnh rút, hoặc lạc đồng đội, hoặc bị thương không thể vượt sông đã ở lại bờ nam sau ngày 16/9/1972. Những anh em đó, cho đến bây giờ, vẫn không ai biết gì về họ...

Trịnh Thúc Doanh học cùng tôi suốt 4 năm kể từ lớp bảy cho đến hết lớp 10. Hết lớp 10, Doanh thi vào Đại Học Bách Khoa còn tôi thí vào Đại Học Tổng Hợp. Chúng tôi thân nhau từ năm học lớp 9, sơ tán ở Hưng Hóa, Tam Nông, Phú Thọ. Những buổi chiều hay ngày Chủ Nhật hai đứa thường dạo chơi ở thị trấn Hưng Hóa, một phố huyện miền trung du đất đỏ với con đường rải đá khấp khểnh. Thể nào cũng rẽ qua cửa hàng hợp tác xã mua bán, nhìn ngó một tí thôi chứ có gì mà mua. Cái mà chúng tôi cần thì từ cái khăn mùi xoa cũng chẳng có. Đi lòng vòng một hồi chán rồi có khi rẽ qua đường đi Thanh Sơn, một con đường đất đỏ ngoằn nghoèo, chạy ven một cái đầm toàn những cỏ lác rồi chạy về phía núi. Cũng có khi chúng tôi đi về phía Trung Hà, qua đầm Dị Nậu, thôn Dị Nậu, mỏi chân thì quay về bờ sông. Đoạn sông này cũng là một phần của sông Hồng, chưa gặp ngã ba với sông Đà. Cuối cùng thì xà vào một cái quán nước ven sông. Đây là một bến thuyền nhỏ, thỉnh thoảng có thuyền chở than đến, rồi thuyền chở chuối, mít từ đây về xuôi. Hai thằng gọi 2 bát nước chè xanh, rồi trứng vịt luộc và chuối. Sao mà ăn khỏe thế. Chục trứng luộc chấm muối ớt chỉ một loáng là đánh bay, lại đánh tiếp chuối, chuối tiêu, chuối tây, chuối hột hay chuối lá.

Tối chúng tôi thường ra sân bóng, nằm trên cỏ ngắm trăng sao và nói chuyện linh tinh, đủ các thứ chuyện chỉ trừ chuyện gái. Không phải kiêng đâu mà vì không biết gì. Hết lớp 10 chúng tôi vẫn chưa lớn mà.

Năm 1970, Doanh vào Bách Khoa còn tôi vào Tổng Hợp. Tôi hay đến nhà Doanh. Nhà nó ở khu tập thể bệnh viện 108 quân đội. Bố Doanh là bác sỹ. Ông là bác sỹ đầu tiên được đào tạo dưới chính thể của Cụ Hồ. Mẹ Doanh cũng đang tại ngũ. Nhà tập thể cấp bốn chỉ có một phòng. Đàng sau nhà là khu bếp tập thể, mỗi nhà một ô. Muốn xuống bếp thì phải trèo qua cửa sổ...

Không ngờ rằng hai thằng tôi cùng nhập ngũ một ngày, 6/9/1971. Thế là từ đó bặt tin nhau.

Về sau này khi ra quân rồi tôi mới biết Doanh và tôi cũng ở cùng sư đoàn 325. Doanh ở trung đoàn 95 và lĩnh đủ 81 ngày đêm ở thị xã Quảng Trị.

Đúng ngày 16/9/72, được lệnh rút qua sông. Doanh hy sinh vì bị pháo lúc vượt qua sông...
Doanh nhập ngũ 6/9/71 vào trung đoàn 95. Sau 3 tháng huấn luyện ở Việt Yên, Hà Bắc. Cuối tháng 12 năm đó, toàn sư đoàn vào trấn giữ đèo Ngang đề phòng địch đổ bộ vào khu vực này khi 308 và 304 đánh Quảng Trị.

Tháng 6/72, sư 325 bắt đầu vào Quảng Trị. Đây cũng là lúc địch phản kích để tái chiếm Quảng Trị. Trung đoàn 95 lúc đó ở Cam Lộ, đóng quân tại dãy Nghĩa Hy. Vị trí này rất thuận tiện đường đi lối lại. Nếu tiến lên thì có thể xuống Đông Hà rồi đi về Cửa Việt. Có thể tiến về phía nam thì đi qua gần căn cứ Phượng Hoàng đỏ ối rồi vào Ái Tử, Nhan Biều và vượt sông sang thành. Chếch xuống phía tây thi vào động Ông Do, Đá Đứng, Như Lệ - Tích Tường. Đường rút cũng rất thuận lợi. Có thể rút thẳng qua Cam Lộ, Bãi Hà và cũng có thể rút qua Đầu Mầu, Tân Lâm để đi Tà Cơn, Khe Sanh.

Ngày 1/7/72, hai tiểu đoàn của 95 vượt sông Thạch Hãn. d5 chốt giữ bìa đông nam của thành cổ, Ty Cảnh Sát, khu Đông Mỹ, chùa Bà Năm, kho rốc két. d4 chốt giữ bìa tây nam thành cổ và khu vực Dinh Tỉnh Trưởng cho đến khu Mỹ Tây. Trong thành là d3 của tỉnh đội Quảng Trị (gọi là quân của tỉnh Quảng Trị nhưng toàn lính bắc), sau đó thì d1 của trung đoàn 48 cũng rút về thành. d7/e18/f325 thì chốt giữ khu vực nhà Tin Lành, Đệ Ngũ. Trung đoàn 101 chốt giữ phía bắc sông Vĩnh Định kể từ Chợ Sãi.

Thực ra thì mức độ ác liệt ở mọi nơi của thị xã cũng tương đối như nhau. Nhưng khi nói đến Quảng Trị 72 thì nhiều người nghĩ chỉ có Thành Cổ. Có một đia danh khác là Cổ Thành. Đây là một làng nằm phía bắc Thành Cổ. Theo tôi, chữ Thành Cổ bây giờ có nghĩa tượng trưng cho cả khu vực thị xã Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Có thể rằng một vài điểm khác còn nóng hơn trong khu vực Thành cổ. Chẳng hạn như bến vượt ở Dinh Tỉnh Trưởng hay bến vượt ở Trường Phước, rồi Tri Bưu, khu Mỹ Đông, ty Cảnh Sát, Khu Mỹ Tây, Dinh Tỉnh Trưởng, Chợ Sãi, An Mô...

Nhà Doanh có 5 anh em. Lúc đó bố, mẹ Doanh và 2 anh trai của Doanh cũng đang tại ngũ. Do đó trước khi “đi bê”, Doanh được cho về thăm gia đình. Khi vào đến Quảng Trị thì Doanh vào sau mọi người. Lúc đầu về đến trung đoàn thì trung đoàn 95 đã ở phía nam Thạch Hãn. Doanh được đưa về c23, vệ binh trung đoàn. Sau đó, Doanh xuống đơn vị chiến đấu từ lúc nào thì các bạn tôi đều không nhớ. Chỉ nhớ là Doanh vào sau khoảng một tháng.

Tính từ 1/7/72 đến 16/9/72 là thời gian trung đoàn 95 tham gia chốt giữ thị Xã Quảng Trị - 78 ngày. Nếu Doanh vào sau một tháng thì thời gian ở đây là 48 ngày. Nhưng số ngày nào có nghĩa gì. Lúc vượt sông sang thành, rất nhiều anh em đã hy sinh. Chỉ là “không” ngày. Vậy thì 0 ngày hay 81 ngày có gì là quan trọng đâu! Quan trọng là, từng giờ, từng phút, từng giây biết bao ae đã đổ máu xương trên cái mảnh đất “Thị Xã Quảng Trị”, một vết thương không bao giờ có thể lành được...

Dưới đây là sơ đồ tác chiến các ngày 7, 8, 9 tháng 9/1972, theo tài liệu của "Ban Liên Lạc Truyền Thống - Ban Chiến Đấu Bảo Vệ Thành Cổ Quảng Trị" - 12/2004.

Diễn biến chiến đấu ở thị xã Quảng Trị ngày 7, 8, 9/9/1972.

Chuyện kể lại của Toàn, đồng đội Doanh
- Thằng Doanh vào sau trong đợt đổi quân và được phân về cùng hầm với tôi và thằng Phú. Doanh hiền lành, trẻ măng. Tôi còn nhớ, mặt nó nhiều trứng cá. Nó bảo bố nó làm ở bệnh viện 108... có quen trung đoàn trưởng Lý Long Quân nên xin phép cho nó về nhà trước khi đi chiến trường. Thằng này nó hiền lắm. Bọn mày biết đấy. Lúc đó bọn tao suốt ngày ngồi trong hầm, không thể ló mặt lên được. Hết B52 rồi lại đến máy bay ném bom. Lại còn máy bay gì hình như là L19, tao cũng chả biết, luôn tục xăm soi bắn đại liên suốt ngày.
- Chắc nó bắn 20 ly đấy.


Chuyện kể lại của Toàn, đồng đội Doanh
- Bọn mày biết không? Bọn tao mót đái thì cứ bụm tay mà đái vào rồi hất ra ngoài. Trời thì cứ mưa suốt. Hầm thì nước vào, dưới chân bùn nhão nhoét trộn với máu. Tao nghĩ chẳng khác gì bọn Pháp ở Điện Biên hay bọn Mỹ ở Khe Sanh. Kinh thật! bây giờ nghĩ vẫn kinh.
- Quá kinh! Mà sống được là không sao hết.
- Lúc bọn tao ở sát thành, thằng Doanh mới vào. Nó còn hộp sữa đặc mẹ nó nhét vào ba lô trước khi đi. Đói quá, bọn tao lấy thông nòng xọc hai cái lỗ, thế là thay nhau tu. Rồi khát nước. Mày biết không? tu hết hai bi đông nước, toàn nước sông, sát trùng sát chiếc gì cũng chẳng có. Cả ba thằng bị tháo tỏng. Thằng Phú bĩnh cả ra quần thành ra trong hầm vừa khai vừa thối, ẩm thấp tanh tưởi. Nghĩ lại, ghê quá!
- Thế lúc rút qua sông như thế nào?
- Cứ từ từ… cho khoai nó nhừ! Đến chiều 15 bọn nó đã bao vây ba mặt. Bọn tao chỉ còn mấy cái hầm. Ban ngày không thể liên lạc được với nhau. Cứ hầm nào có địch thì hầm đó chống trả, thỉnh thoảng mới hỗ trợ được cho nhau. Mãi tối khuya mới có thằng truyền đạt chạy đến bảo rút qua sông.
- May mà ra lệnh rút nếu không bây giờ bọn tao đâu nhìn thấy mày.

Chuyện kể lại của Huy, đồng đội Doanh
- Đêm 15/9 chúng tao được lệnh rút. Tao chỉ cầm theo khẩu súng thôi. Mà thằng nào cũng thế. Lúc đó ba bề bốn bên đều là địch rồi, chỉ còn mỗi lối xuống sông thôi. Nếu không cho rút thì chết hết cả.. Toán nào toán nấy, nháo nhào bổ xuống sông. Tao nhanh chân chạy đầu tiên, lao ngay xuống nước, mấy thằng nhóm tao cũng bơi bám theo. Súng tao khoác vào vai, thế là tao bơi rất nhanh. Bọn thằng Doanh và mấy thằng nữa cùng chốt của nó chạy sau tao cũng lao xuống nước. Một quả pháo nổ sáng lòe ngay phía sau tao. Tao thấy hơi tức ngực nhưng có vẻ như không bị thương. Nhóm thằng Doanh, thằng Toàn, thằng Phú chạy sau tao không biết có việc gì không? Bọn tao sang đến bờ mới ngồi thở, sờ khắp người thấy không bị thương ở đâu. Chờ chúng nó một lúc thì chỉ thấy thằng Toàn mới thằng Phú bơi sang. Chúng nó bảo thấy quả pháo trúng chỗ thằng Doanh.
- Thế ông có biết chỗ vượt sông là chỗ nào không?
- Chỉ biết bên này là Nhan Biều thôi.
- Thế phía trên hay phía dưới cầu Quảng Trị?
- Phía dưới chứ!
- Thế có gần cầu không?
- Chắc là gần.
- Được rồi.
- Ừ! Lúc đó làng mạc, phố phường, chỗ nào chẳng như chỗ nào tơi tả hết biết đâu là Nhan biều hay hay nhan biếc gì, là khi bọn tao chốt thì thấy bảo bên kia là Nhan Biều. Thế thôi!

Chuyện kể tiếp của Toàn, đồng đội Doanh
- Thằng Doanh chạy trước, rồi đến tao, thằng Phú chạy sau cùng. Lúc tao đến sát bờ sông thì đã thấy thằng Doanh nhảy xuống rồi. Nó đang bơi thì lòe một cái tối tăm mặt mũi. Quả pháo trúng ngay chỗ thằng Doanh. Bọn tao thì lăn ngay xuống, đ… biết là hố hay rãnh hay gì nữa. Lúc ngớt pháo tao vẫn còn lóa, phải một lúc mới nhìn được. Hai thằng tao mới gọi thằng Doanh, mà cũng chỉ dám gọi khẽ. Bọn nó ở ngay xung quanh mà. Bọn tao lội xuống rồi bơi, quờ quạng khắp mà không thấy.
- Ừ! Thôi, mày đừng có day dứt mãi thế! Trong cảnh ấy thì làm sao mà tìm được. Chắc nó trúng đạn, lại mang súng thì chìm xuống rồi.
- Mãi rồi bọn tao đành bơi qua sông. Thật may khi qua sông không bị quả đạn pháo nào. Sang đến nơi mới thấy pháo sáng bọn nó bắn ăn mừng, rực trời. Cả ngày hôm sau tôi nằm trong hầm ngập nước ở Nhan Biều ngủ li bì. Có lẽ Doanh trúng đạn rồi bị cuốn trôi theo dòng. Khi ấy đang là mùa nước.
- …
- Mày biết không? Tao vẫn bị ám ảnh cảnh thằng Doanh bị trúng pháo. Tiếng chúng tao gọi nó rất nhỏ thôi mà sao lúc nào cũng văng vẳng bên tai tao:
“Doanh ơi...! Doanh ơi...!”

Chuyện Thúc Doanh - bạn tôi, chẳng bao giờ hết, một vết thương đau không bao giờ thôi nhức nhối.

Vị trí vượt sông Thạch Hãn của Thúc Doanh và đồng đội sau khi điều chỉnh theo góp ý của TraLienTay.JPG (104.36 KB, 821x537).

Tích tường Như lệ chính là Lê Minh K5,
bạn là Giảng viên Đại học GTVT





Ngày giỗ Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh - NgoTheVinh, 13/9/2013, Blog "Bạn Trỗi K5".

Ngày giỗ Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh

Ngô Thế Vinh

Trưa hôm nay, ngày 13/09/2013, bà Nguyễn Lê Mai, Thân Mẫu Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh, đã làm giỗ 41 năm cho bạn. Trịnh Thúc Doanh sinh ngày 30/01/1953, nguyên quán Định Công Hạ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Trú quán tại khu TT Viện Quân Y 108, số 1 Trần Thánh Tông, HN. Bạn là sinh viên ĐH Bách Khoa HN, nhập ngũ ngày 06/09/1971, đơn vị C4 D8 E95 F325, cùng đơn vị với Doanh còn có Lê Bình, Lê Minh, Nguyễn Lâm và Vũ Kiên Cường. Bạn hy sinh ngày 16/09/1972 (09/08 Âm lịch) tại bến vượt bên dòng sông Thạch Hãn khi rút khỏi Thành Cổ Quảng Trị, và cho đến nay vẫn chưa tìm thấy bạn... Gia đình và đồng đội đã lập mộ tưởng niệm cho bạn tại nghĩa trang Liệt Sỹ xã Định Công, huyện Thanh Trì, HN. Ông Trịnh Đình Chương, Thân Phụ Trịnh Thúc Doanh, nguyên bác sỹ Quân y Viện trưởng Viện Quân y 9, chủ nhiệm khoa khám bệnh Viện Quân Y 108, đã mất năm 1989. Bà Nguyễn Lê Mai, là dược sỹ cao cấp Cục Quân Y, năm nay đã 85 tuổi, sức yếu, chân đau, đi lại rất khó khăn. Bạn Trỗi K5 và các bạn lính sinh viên các trường ĐH Bách Khoa, Xây Dựng ...đã đến thắp hương, nhớ đến người bạn đồng niên, đồng học, đồng đội, chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng, với những câu chuyện, những kỷ niệm mãi mãi không quên.

Bức ảnh kỷ niệm Trịnh Thúc Doanh và gia đình trước lúc nhập ngũ
Hàng ngồi là ông, bà Trịnh Đình Chương, Nguyễn Lê Mai
Hàng đứng từ trái qua: Trịnh Thúc Doanh (Em trai thứ hai, anh con đầu bà Mai là Trịnh Tuấn Dương, anh Dương đi học xa không có trong ảnh), Trịnh Phương Liên (Em gái thứ ba), Trịnh Ngọc Tân (Em Trai thứ tư, đã mất).

VNQ 08:24 14 tháng 9, 2013
Hồi đó TT viện 108 có 2 khu, một khu (ngoài) ở Trần Hưng Đạo, 1 khu ở sau bệnh viện Việt xô (trong). Nhìn bức ảnh này mới nhớ cụ Chương ở khu ngoài. Từ hồi nghe và biết đến bác Doanh K5 là liệt sĩ trên Bạn Trỗi mà ko nhớ ra ai. Nay nhìn bức ảnh thấy Liên mới biết là em bác Doanh. Liên cùng lứa năm cấp III phổ thông công nghiệp HN với bọn tôi, cùng "dân" 108 với nhau nay mới biết rõ về bác Doanh. Ở khu TT 108 Trần Hưng Đạo có 2 bác Doanh cùng K5, còn một bác Doanh nữa con trai cụ Thiền có cô em gái tên Nhi.
Nhìn kỹ thêm cũng nhận ra cu Tân (sinh 1958) cùng lứa học với cô em gái tôi.
Cảm ơn khúc "hồi tưởng" của bác Ngô Thế Vinh nha .
Thắng k5 08:37 14 tháng 9, 2013
Mong bạn Trịnh Thúc Doanh siêu thoát cõi cực lạc !
Vậy là 5 bạn k5 cùng đơn vị ở Thành cổ đã mất, giờ này chắc cũng đang hội họp nhớ về gia đình và bạn bè nơi trần thế.
Anh Vinh có vẻ nhầm lẫn khi còn anh Trịnh Nguyển Huân, đại tá,thư ký cho bác Giáp mới là anh cả ?
Còn một Doanh k5 chắc là đại tá bác sĩ Lê Kinh doanh. Bác VNQ am hiểu nội bộ k5 ghê nhỉ.
NgoTheVinh 17:05 14 tháng 9, 2013
Ông Trịnh Đình Chương có 2 bà,
Bà Cả có 2 người con: Trịnh Nguyên Huân sinh năm 1942, Trịnh Phương Dung sinh năm 1945.
Bà Mai có 4 người con: Trịnh Tuấn Dương 1950, Trịnh Thúc Doanh 1953, Trịnh Phương Liên 1956, Trịnh Ngọc Tân 1957.
Đúng là anh Huân là anh Cả, anh Dương chỉ là anh "Cả" các con bà Mai thôi.
GtlK7 09:18 14 tháng 9, 2013
Nhân dịp này xin lấy bài thơ Lê Bá Dương:
Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ,mãi mãi ngàn năm.

Xin nghiêng mình trước liệt sĩ nhân ngày giỗ của anh.
Thắng k5 12:43 14 tháng 9, 2013
Nhà thơ Lê Bá Dương vốn cũng là một chiến sĩ Thành Cổ QT.
GTLk7 mang tâm huyết của nhà thơ với các LS âu cũng là ý nguyện của toàn dân Trỗi !
tranbachai 18:48 15 tháng 9, 2013
Lê Bá Dương xây nhà, lập một cái am nhỏ thờ đồng đội trên sân thượng. Trong am có một cái bát sắt, một cái bình tông đựng nước lấy từ sông Thạch Hãn, và một nắm đất từ thành cổ. Mình chưa được đến Quảng Trị, nhưng dịp ra Nha Trang năm ngoái đã tới thắp hương cho Doanh tại am của Lê Bá Dương.
hoangchuongk5nvt 01:25 16 tháng 9, 2013
Năm nay đến giỗ Doanh có 5 bạn k5 trường Trỗi là Hoàng Việt, Hoàng việt Dũng, Bùi Công Chính, Nguyễn Tuấn Kiệt và tôi , ngoài ra còn 2 bạn cựu sinh viên trường Bách khoa cùng chiến đấu với Doanh ở Quảng Trị. Mọi năm luôn có mặt Lê Minh. Thật buồn là năm nay bạn không còn nữa .

Trịnh Thúc Doanh trước ngày đi bộ đội 1971- Kiến Quốc, 19/6/2015, Blog "Bạn Trỗi K5".
...
Sau này mới hay, Doanh là em thầy Trịnh Nguyên Huân (giáo viên Đại học KTQS, sau về làm thư kí ở Văn phòng Đại tướng từ 1976 đến ngày giải thể cuối 2014).
Chú Chương là Chủ nhiệm Quân y Trường Lục quân VN ở Vân Nam rồi Quế Lâm TQ. Cô Mai cũng công tác ở trường nên thân với mẹ tôi. Doanh cũng sinh ở TQ.
Kháng Chiến nói... 07:08 20 tháng 6, 2015
Vào mùa hè năm 1950 mình chưa tròn 4 tuổi,được cha mang theo trong đội hình Trường lục quân Việt Nam , hành quân từ Việt Bắc sang Vân Nam .Vì quá bé nên mình chỉ nhớ trong Trường có bác sỹ Chương chủ nhiệm quân y. Gần đây khi gặp Thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại ,cựu học viên khoa pháo binh cũa Trường lục quân Việt Nam tại Vân Nam,một pho tự điển sống về lịch sử Trường Lục quân trong thời kỳ 1950-1964,khgi mình hỏi về bác sỹ Chương,chú khen : " Ơ cái thằng này có trí nhớ tốt".Chú Thoại cho biệt bác sỹ Chương là Chủ nhiệm quân y của Trường ,là một trí thức giỏi tốt nghiệp Đại học y khoa Hà Nội trước 1945 . Bộ đội ta sang Vân Nam mang theo nhiều bệnh nhiệt đới như sốt rét,ghẻ lở ,hắc lào... các bác sỹ Quân giải phóng nhân dân TQ rất ngỡ ngàng thán phục khi bac sỹ Chương cùng cán bộ phòng quân y giải quyết các chúng bệnh đó rất gọn,nhanh. Hôm nay được biết bac sỹ Chương có con trai học Trường Ng Văn Trỗi,là liệt sỹ,mình rất cảm động. Mình suy đoán Bác sỹ Chương còn phục vụ trong quân đội trong chiến tranh chống Mỹ.








Nhớ mãi ... Video HaMeoK6
Bắt đầu tại: 14:52




Nhớ về bạn

NT
Đọc lại bài càng nhớ TTD nhiều! Hồi ở Trỗi cùng trung đội, nhưng sao vào DHBK lại kô gặp nhau lần nào. K5 là một trong những khóa có nhiều LS nhất mà Quảng Trị là nơi chúng ta hy sinh nhiều nhất. Doanh "Mán" ơi tao nhớ thương mày!
15:24 20 tháng 8, 2009
nhattrung
Cảm ơn ĐH đã giúp đỡ gia đình LS k5! NT với TTD cùng trung đôi, Doanh hiền lành ai cũng ăn hiếp được. Nghĩ lại thương nhớ bạn quá. Ra HN vừa rồi lu bu ko đến thắp nhang cho bạn được tiếc quá, hẹn dịp khác vậy.
16:01 20 tháng 8, 2009

bantroik5sg - 05/07/2010 05:53:56
Nắm đất nơi LS Trịnh Thúc Doanh nằm xuống bên bờ Thạch Hãn được gia đình đưa về NTLS phường Định Công (quê Doanh) coi như hài cốt. Ngày "hạ huyệt" mẹ Mai cho "hóa" chiếc áo bông cổ lông (hồi Doanh mặc ở Quế Lâm) để gửi cho Doanh.
TranKienQuoc 14:03 22 tháng 9, 2015
Chú Chương và cô Mai công tác cùng Trường Lục quân VN với cha mẹ mình. Rất thân tình. (Thế mà mãi sau khi Doanh mất, đến thăm cô, chuyện trò mới biết). Rồi anh Trịnh Nguyên Huân, giáo viên ở Đại học KTQS, cùng tham gia văn nghệ, cũng mãi sau này mới biết là anh cả của Doanh.
Dường như duyên phận chỉ cho mình thân hơn với Doanh khi Doanh đã hy sinh.
Nghĩa trang Liệt sĩ phường Định Công, Thanh Trì, Hà Nội

Hong Nam Nguyen: Nguyễn Dũng K15 CTM ĐHBKHN bên mộ liệt sỹ Trịnh Thúc Doanh cũng học K15 CTM, đều là lính 6971, CCB của F325 chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.



Mẹ Mai (mẹ LS Trịnh Thúc Doanh) và mẹ Liên (mẹ LS Vũ Kiên Cường) tại hội trường 40 năm (2005)



Lần đầu dự đám giỗ LS Trịnh Thúc Doanh - Kiến Quốc, 7/9/2008, Blog "Bạn Trường Trỗi" K4.



















Ảnh bạn trên ban thờ phía trong, ở ngoài là chú em

Chúng tôi thắp hương cho Doanh nhưng không quên đặt lên ban thờ ly rượu pha mật gấu của chú em Minh (bác sĩ thú y) kính biếu tối qua khi biết hôm nay có giỗ bạn.

Râm ran chuyện chiến đấu, nhất là “Mùa hè đỏ lửa 1972”… Lê Bình có gặp Doanh 1 lần khi đi lấy gạo, cũng vội vội vàng vàng...

Bạn bè Doanh ngồi kín phòng khách, cánh Trỗi k5 có Lê Bình, Vinh “sái”, Tuấn Kiệt, Công Chính, Dũng “ba loe” và em Ninh k9, sau có thêm Lê Minh cùng bạn chiến đấu F325 của Doanh ở Quảng Trị là Tường “cận” (dân Đại học Xây dựng), Minh...
Chia tay, mẹ hứa sẽ tìm lại bức ảnh có Doanh, Lê Minh và đồng đội cùng thư từ của bạn gửi về từ chiến trường.



Đi thăm "di tích" các liệt sĩ Trỗi (cập nhật 22h46 27/5) - HữuThành.Nguyễn, 27/05/2012, Blog "Bạn Trỗi K4".



Bến bờ Nam sông Thạch Hãn, nơi Trịnh Thúc Doanh đi vào lịch sử khi đã hoàn thành nhiệm vụ trên đường trở ra bờ Bắc.



Thắp hương các Liệt Sỹ và gặp mặt các Thương binh K5 - NgoTheVinh, 24/07/2013 - Blog K5.
Ngô Thế Vinh, Hoàng Việt, Bùi Công Chính đã đến TT Viện 108 số 1 Trần Thánh Tông thắp hương LS Trịnh Thúc Doanh.
...
Cụ Mai, Thân Mẫu LS Trịnh Thúc Doanh, bị đau chân mấy tuần nay. Gặp mặt, Cụ lại bồi hồi cùng chúng tôi nhớ lại những câu chuyện, những kỷ niệm về Trịnh Thúc Doanh ở trường Trỗi, ở nhà và ở đơn vị... Cụ tiếc là năm nay đau chân, sức khỏe cũng đã yếu nên dịp tới không vào được Quảng Trị để dự Lễ Cầu Siêu cho Doanh và các Liệt sỹ. Thắp hương cho bạn, chúng tôi cầu mong Linh Hồn bạn siêu thoát, phù hộ cho gia đình, anh em, bạn bè..., Kính chúc Cụ Mai mau lành bệnh, luôn khỏe mạnh.
Cụ Mai và bạn Trỗi K5 ôn lại những kỷ niệm về Liệt sỹ Trịnh Thúc Doanh

Bạn Trỗi K5 thắp hương Liệt sỹ Trịnh Thúc Doanh



Bạn Trỗi K5 thắp hương các Liệt Sỹ, gặp mặt các Thương Binh - NgoTheVinh, 24/07/2014 - Blog K5.
Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh hy sinh ngày 16/09/1972 tại Thành Cổ Quảng Trị

Bạn Trỗi K5 thắp hương Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh

Thăm hỏi, thưa chuyện cùng Cụ Nguyễn Lê Mai năm nay 88 tuổi, Thân Mẫu Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh, chúng tôi được biết các năm trước còn đi lại được, hàng năm vào dịp này Cụ vẫn đi vào Thành Cổ Quảng Trị để thắp hương, Cầu Siêu cho Trịnh Thúc Doanh và các đồng đội. Từ năm ngoái đến nay Cụ bị đau khớp gối, chỉ chống nạng đi quanh trong nhà....Kính chúc Cụ mau khỏe, chóng khỏi bệnh.



Bạn Trỗi K5 thăm gia đình, thắp hương các Liệt Sỹ...- NgoTheVinh, 22/07/2015 - Blog K5.
Khi đến nhà thắp hương Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh, nhà ở phố Trần Thánh Tông, hy sinh ngày 16/09/1972 tại Thành Cổ Quảng Trị, chúng tôi cũng rất buồn vì Cụ Nguyễn Lê Mai, Thân Mẫu Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh, năm nay cũng đã 89 tuổi, vốn cũng bị bệnh khớp, đi lại khó khăn, nay lại vừa bị ngã gẫy chỏm xương đùi, không đi lại được, hiện giờ vẫn bị đau...., giải pháp thì có: mổ thay khớp, nhưng Cụ Mai lại còn bị bênh tiểu đường, bệnh cao huyết áp, tuổi lại cao nên hiện nay vẫn điều trị tại nhà.... Kính chúc Cụ an tâm điều trị, chóng lành bệnh.


Thắp hương Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh

Thăm hỏi, trò chuyện cùng Cụ Nguyễn Lê Mai, Thân Mẫu Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh. Kính chúc Cụ mau khỏe, chóng lành bệnh.



43 năm - Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh K5 - NgoTheVinh, 21/9/2015, Blog "Bạn Trỗi K5".
Bạn Trỗi K5 và các bạn lính sinh viên tại Thành Cổ Quảng Trị, các trường ĐH Bách Khoa, Xây Dựng ... đã đến thắp hương, nhớ đến người bạn đồng niên, đồng học, đồng đội, chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng, với những câu chuyện, những kỷ niệm mãi mãi không quên ...

Anh Dương cùng các Bạn Trỗi K5, Ngô Thế Vinh, Hoàng Việt Dũng, Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Kim Khôi, thắp hương tưởng nhớ Bạn Trịnh Thúc Doanh.

Bạn Trỗi K5, cùng các anh Dương, Trung bên Cụ Nguyễn Lê Mai. năm nay đã 87 tuổi, sức yếu, chân đau, đi lại rất khó khăn, lại chẳng may bị ngã, gãy chỏm xương đùi, không đi lại được. Các năm trước còn đi lại được, hầu như năm nào Cụ cũng vào Quảng Trị dự Lễ Cầu Siêu cho Trịnh Thúc Doanh và các Liệt Sỹ đã hy sinh tại Thành Cổ Quảng Trị và mặt trận Quảng Trị.

Nguyễn Tuấn Kiệt bên Cụ Nguyễn Lê Mai

Nâng cốc mời rượu Trịnh Thúc Doanh.
Từ phải qua trái: Anh Dương, Nguyễn Dũng, Nguyễn Trà Vinh, Ngô Thế Vinh, Đinh Kim Khôi, Hoàng Việt Dũng, Nguyễn Tuấn Kiệt, Vũ Văn Toàn, Hoàng Văn Thông, anh Trung. Trong đó Nguyễn Dũng, Nguyễn Trà Vinh, Vũ Văn Toàn, Hoàng Văn Thông đều là các "Lính sinh viên" Thành Cổ Quàng Trị cùng đơn vị với Trịnh Thúc Doanh. Đặc biệt có Vũ Văn Toàn là Lính bắn tỉa tại Thành Cổ, là người ở cùng Trịnh Thúc Doanh chứng kiến lúc Trịnh Thúc Doanh hy sinh. Điều nay đã được Vũ Văn Toàn viết trong Hồi ký của mình với nhan đề "Một ký ức khó quên thời Hoa Lửa". Tôi sẽ có dịp giới thiệu với các bạn Hồi ký này phần có nói đến Trịnh Thúc Doanh và sự chứng kiến lúc Doanh hy sinh.



Thăm gia đình, thắp hương các Liệt sỹ BạnTrỗiK5 tại Hà Nội...- NgoTheVinh, 20/07/2017 - Blog K5.


Cụ Nguyễn Lê Mai, Thân Mẫu LS Trịnh Thúc Doanh, năm nay đã 90 tuổi, nhưng vẫn tỉnh táo, nhớ nhiều chuyện về Trịnh Thúc Doanh. Đã 2 năm nay, Cụ không đi lại được do bị ngã gãy chỏm xương đùi. Cụ còn bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp nên không phẫu thuật được. Hiện nay Cụ vẫn duy trì điều trị ở nhà. Kính chúc Cụ điều trị kết quả tốt, chóng lành bệnh.


Thành cổ Quảng Trị - Sông Thạch Hãn- Bài tổng hợp (49 Năm K3 Nhập ngũ - Hành hương tri ân), 31/07/2017 - Blog AHLS.

Thả đèn viếng các chiến sĩ hi sinh trên sông Thạch Hãn













0 nhận xét:

Đăng nhận xét