Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Những liệt sỹ là những thày giáo và học sinh trường Trỗi

Ngày này không quên những liệt sỹ là những thày giáo và học sinh của trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi.

Nguồn: Trích Video do HMK6 biên tập.

Được đăng bởi VNQ vào lúc 13:44 Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013 - Blog K8

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Thắp hương anh Trỗi tại Thanh Quýt, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Trong khuôn khổ LỄ GẶP MẶT TRUYỀN THỐNG KHÓA 3 TOÀN QUỐC TẠI ĐÀ NẴNG

[...]
- Sáng ngày 01-8 một đoàn xe đưa đoàn đại biểu hơn 60 người đi thắp hương tại nhà tưởng niệm anh Trỗi tại nghĩa trang liệt sĩ - huyện Điện Bàn,

tiếp sau đó đoàn đã về quê anh Trỗi tại thôn Thanh Quýt - xã Điện Thắng Nam - Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam để thăm gia đình và thắp hương trên bàn thờ của anh.

Đây là một việc làm có ý nghĩa sâu sắc. Bởi mái trường đã tôi luyện chúng ta được mang tên người anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi. Nay được đặt chân đến tận nơi mà anh đã được sinh ra và lớn lên thì vô cùng ý nghĩa.
Trích bài "CẢM NHẬN QUA CUỘC GẶP MẶT K3" của Thanh Hải K3


Ảnh Thanh Hải K3, Hoàng Giang K3
Đoàn xe chở đại biểu về quê anh Trỗi.
Sốt ruột quá, sao chưa đi???

Đoàn đi hơn 60 người.
Gặp người nhà anh Trỗi.

Toàn cảnh nhà anh Trỗi.









Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi tại NT LS Điện Bàn
Ảnh Bs HOC K7



Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

...theo mãi bước người đi


27/7






Hương Thầm
Thơ Phan Thị Thanh Nhàn

Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.

Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận

Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,
Nào ai đã một lần dám nói ?

Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy...)

Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp

Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.

Hương Thầm
Lời phổ nhạc cho bài thơ của nhạc sĩ Vũ Hoàng

Khung cửa sổ hai nhà cuối phố
Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương thơm.

Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay.
Cô bé ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận,
Bên ấy có người ngày mai đi xa.

Nào ai đã một lần dám nói.
Hương bưởi thơm cho lòng bối rối.
Cô bé như chùm hoa lặng lẽ.
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

Hai người chia tay sao chẳng nói điều chi?
Mà hương thầm theo mãi bước người đi?
Hai người chia tay sao chẳng nói điều gì?
Mà hương thầm vương vấn mãi người đi!






Bạn Trỗi K5 thắp hương Liệt sỹ Trịnh Thúc Doanh. Ảnh Ngô Thế Vinh.
Thăm Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi tại NTLS Điện Bàn. Ảnh Nguyễn Phúc Học.
Một nén nhang cho đồng đội của BA. Ảnh N.H.QUE.

Thơ khóc bạn liệt sĩ Vũ Kiên Cường của Lê Bình


Trích từ bài "Sắp đến Giỗ đầu, nhớ Lê Bình - Những vần thơ của người lính chiến" của Ngô Thế Vinh

Ngô Thế Vinh

K5
Vinh sái
0912440319
HN

K5.

[...]
Sau khi rời Trường Trỗi, Lê Bình

Lê Hòa Bình

K5
Mất do bệnh.
HN

thi đỗ vào trường ĐH Thủy Lợi cùng với Nguyễn Lâm, Vũ Kiên Cường... và cùng nhập ngũ, cùng đơn vị E95 F325 chiến đấu tại Thành Cổ Quảng Trị năm 1972. Thời gian đó Thành Cổ Quảng Trị là điểm nóng, bom đạn ác liệt ngày đêm, thế mà Lê Bình vẫn lành lặn trở về, đúng là đạn bom "Tránh" Lê Bình. Chúng ta đều biết đến một Lê Bình quả cảm, chiến đấu kiên cường, chiến thắng đạn bom....và nay chúng ta còn được biết đến một Lê Bình với nhưng vần thơ của người lính chiến.

Cũng thật tình cờ, nhân dịp Hạnh vợ Lê Bình nhờ tôi đăng lời mời anh em Trỗi dự Giỗ đầu Lê Bình lên BanTroiK5News, tôi nói với Hạnh xem có tư liệu gì của anh Bình đưa tôi để có đôi nét viết về Lê Bình nhân ngày Giỗ đầu. Hạnh đưa cho tôi quyển sổ tay có nhan đề "Tình yêu - Đời lính" của Lê Bình, và có thể nói đây là quyển Thơ Nhật Ký.

Những vần Thơ Nhật Ký, ghi lại cuộc chiến đấu ác liệt, khó khăn, gian khổ của những người lính Thành Cổ Quảng Trị, những mất mát, hy sinh anh dũng của bạn bè, đồng đội đồng thời cũng nêu lên tinh thần lạc quan, yêu đời, vượt qua khó khăn ác liệt, tin tưởng vào ngày chiến thắng của những người lính trẻ...





Xin được trích một số bài để anh em biết thêm về những vần thơ của người lính chiến Lê Bình.





Người đồng đội, người anh em thân thiết Vũ Kiên Cường cùng Trỗi K5, hy sinh ngay trên tay Lê Bình. Thương xót, đau đớn khóc bạn, thương tiếc vô cùng ...




TÔI KHÓC BẠN TÔI

(Cho tôi ép nốt dòng dư lệ,
nhỏ xuống thành thơ khóc bạn tôi)


Có một chiều Thu không buông nắng
Hai hàng cây trắng đứng cô liêu
Rủ lên một chiếc thi hài trắng
Là những lệ thương trắng lạnh người.

Có một chiều Thu đau đớn lắm
Dòng sông Thạch Hãn khoác khăn tang
Mang theo cả một trời u uất
Người lính chiến kia đã mất rồi.

Vũ Kiên Cường ơi - Kiên Cường ơi !
Có phải chăng mày chết thật rồi
Không, vẫn còn đây làn môi đỏ
Súng nắm trong tay thét vang trời.

Vũ Kiên Cường ơi - Kiên Cường ơi !
Xóa hết làm sao khúc nhạc đời
Hạnh phúc xây bởi tay người lính
Muốn tìm trong mắt một trời hoa.

Ôi đón tin đau nát nụ cười
Ngậm ngùi cay đắng nước mắt rơi
Cường ơi nhớ mãi ngày Thu ấy
Ôm súng tao đi nhạt nắng chiều


(Khóc buồn - Vũ Kiên Cường hy sinh
chiều 28/08/1972
tại dinh tỉnh trưởng
Thành Quảng Trị)






Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Bức tranh màu xanh


27/7

BỨC TRANH MÀU XANH


Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Trên con đường mòn,
xuyên cách rừng thăm thẳm màu xanh
Như dấu lặng của bản nhạc thời gian,
một chiều trầm yên ắng
Người đàn ông sạm đen, cuồn cuộn,
ôm hôn người đàn bà mỏi mòn,
nhắm nghiền,
đầm đìa nước mắt
Cuộc chia li da diết,
hay hạnh phúc trở về
Mà níu áo mẹ, nhìn lên,
em bé
e dè đôi mắt tròn xoe?
Khẩu súng,
trĩu vai người đàn ông,
chúc nòng thép lạnh
Đã vĩnh viễn khước từ khạc đạn?...

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Cảnh chiều dần tắt nắng,
thẫm đẫm màu xanh
Người đàn ông vai sung,
người đàn bà thổn thức
Em bé ngước nhìn,
long lanh mắt ướt
Ôi!
Con đường mòn úa bầm, vắng ngắt,
dẫn dắt kiếp người hiu hắt,
lênh đênh

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Một buổi chiều xanh,
có nụ hôn xanh,
trên mái đầu xanh
sâu lắng âm thanh
Khẩu súng lạnh tanh
chúc nòng dưới áo
vòng cò trợn trừng thao láo
Tôi chợt rung mình
nghe tiếng ngựa hí gươm khua,
loảng xoảng xích xiềng,
gầm gừ xe pháo

Ôi!
Hiển hiện cổ xưa,
mới chập chững làm người,
hiển hiện hôm qua,
đeo đẳng hôm nay,
và còn theo dai dẳng đến mãi bao giờ(?):
Người đàn bà nguyện cầu, gào khóc,
em bé trần truồng, mũi mồm nhòe nhoẹt,
tang tóc lê thê
Bên lăn lóc đầu lâu, rợn xương tanh máu,
thây người đàn ông cụt đầu,
nát nhàu,
cháy thui co quắp...
Bức tranh bùng lên,
ngùn ngụt,
điêu tàn!
...

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Có con đường mòn xuyên cánh rừng thăm thẳm,
thấm đẫm màu xanh
Có nụ hôn nồng nàn,
có em bé ngước nhìn,
có ngày mai chờ đợi...
Và giữa hai ngả thâm trầm,
dằng dặc úa bầm,
hoang vu dữ dội,
Trong âm u thanh lặng vô danh,
Là tiếng thở rất dài,
huyền hoặc, mong manh
lan tỏa long lanh
Quanh khẩu súng chúc nòng thép lạnh
Ẩn ức điều gì đó lớn lao,
vô cùng nghiêm trọng!?...

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Xoay tròn, thổn thức, quầng xanh,
phong phanh …




BỨC TRANH MÀU XANH

You might also like:

                                 
                            Bức tranh màu xanh


Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Trên con đường mòn,

                            xuyên cách rừng thăm thẳm màu xanh
Như dấu lặng của bản nhạc thời gian, 

                                                  một chiều trầm yên ắng
Người đàn ông sạm đen, cuồn cuộn,

                                      ôm hôn người đàn bà mỏi mòn,
                                                                           nhắm nghiền,
                                                                                          đầm đìa nước mắt.
Cuộc chia li da diết, 

                           hay hạnh phúc trở về
Mà níu áo mẹ, nhìn lên,

                                 em bé,
                                          e dè đôi mắt tròn xoe?
Khẩu súng, 

           trĩu vai người đàn ông, 
                                       chúc nòng thép lạnh,
Đã vĩnh viễn khước từ khạc đạn?...
 

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Cảnh chiều dần tắt nắng, 

                                  thẫm đẫm màu xanh
Người đàn ông vai súng,

                                 người đàn bà thổn thức,
                                                           em bé ngước nhìn, 
                                                                              long lanh mắt ướt
Ôi! 

Con đường mòn úa bầm, vắng ngắt
                                                   dẫn dắt kiếp người hiu hắt
                                                                                          lênh đênh...
 

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Một buổi chiều xanh, 

                        có nụ hôn xanh, 
                                       trên mái đầu xanh, 
                                                               sâu lắng âm thanh
Khẩu súng lạnh tanh,

                         chúc nòng dưới áo,
                                                  vòng cò trợn trừng thao láo
Tôi chợt rùng mình,
                  nghe tiếng ngựa hí gươm khua, 
                                              loảng xoảng xích xiềng,
                                                                     gầm gừ xe pháo...
Ôi!
Hin hiện cổ xưa,
               mới chập chững làm người, 
                                            hiển hiện hôm qua,
                                                         đeo đẳng hôm nay,
                                                                  và còn theo dai dẳng đến mãi bao giờ(?):
Người đàn bà nguyện cầu, gào khóc,
                               em bé trần truồng, mũi mồm nhòe nhoẹt,
                                                                                    tang tóc lê thê
Bên lăn lóc đầu lâu, rợn xương tanh máu,
                                     thây người đàn ông cụt đầu, 
                                                                           nát nhàu,
                                                                                  cháy thui co quắp...
Bức tranh bùng lên,
                          ngùn ngụt,
                                      điêu tàn!
......

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh
Có con đường mòn xuyên
cánh rừng thăm thẳm, 
                                                                   thấm đẫm màu xanh
Có nụ hôn nồng nàn,

                          có em bé ngước nhìn,
                                                   có ngày mai chờ đợi...
Và giữa hai ngả thâm trầm,

                            dằng dặc úa bầm,
                                                   hoang vu dữ dội,
Trong âm u thanh lặng vô danh,
Là tiếng thở rất dài,

                       huyền hoặc, mong manh
                                                  lan tỏa long lanh 
Quanh khẩu súng chúc nòng thép lạnh
n ức điều gì đó
lớn lao, 
                                       vô cùng nghiêm trọng!?...

Tôi ngắm hoài, ngắm mãi bức tranh  

Xoay tròn, thổn thức, quầng xanh,
                                            phong phanh …


                Trần Hạnh Thu  

 

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Ảnh quý về LS Nguyễn Tiến Quân

Quang Việt gửi cho mấy tấm ảnh quý về LS Nguyễn Tiến Quân k6


Anh em trước khi đi QL (1966)


DHQS (1971?) Thắng híp, Hòa tàu, Tiến rặn, Chỉnh thọt

3 "tướng cướp" Tiến rặn, Chỉnh thọt, Thắng híp



8/1975


3/9/1975


Quán Gió


Gia đình thăm bạn nơi đã ngã xuống


Thiếu úy Nguyễn Tiến Quân
Mộ bạn bây giờ




Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Hai chàng hát rong




HAI CHÀNG HÁT RONG



Có hai chàng hát rong
Anh mù theo anh cụt
Lần hồi đi khắp chốn
Vào quán nhậu, quán ăn

Thường anh mù đệm đàn
Anh cụt gân cổ hát
Giọng ngân rung cặp nạng
Bình thản trước nhân tâm

Cũng có khi hòa thêm
Tiếng anh mù khàn đục
Và nhịp theo lốc cốc
Tiếng nạng khua vào nhau

Chẳng bi lụy mè nheo
Ai kêu là đàn hát
Ngày qua ngày gom nhặt
Nhễ nhại với nắng mưa

Đâu ai biết thuở xưa
Hai thanh niên cường tráng
Một anh quê miền Bắc
Anh kia quê miền Nam

Cùng dòng giống Lạc Hồng
Chung lòng yêu xứ sở
Bỗng nghĩa tình vỡ lở
Ngăn cách hai quê hương

Chàng trai Bắc lên đường
Vâng theo lời sông núi
Bốn ngàn năm kêu gọi
Đánh đuổi giặc ngoại xâm

Ngơ ngác chàng trai Nam
Cũng buông cày cầm súng
Tin theo lời lạc lõng
Về đốt phá xóm làng

Đau xót cảnh tương tàn
Anh em phân trận tuyến
Dương súng vào ruột thịt
Bắn tan nát thân mình
Hai anh thành thương binh
Tình cờ sau Giải phóng
Xóa oán thù, sát cánh
Mò mẫm kế sinh nhai

Còn sức còn tương lai
Chí trai chưa tàn phế
Cứ đó đây Trần thế
Cứ đàn hát chan hòa

Âm vang mãi lời ca
Thiết tha yêu cuộc sống
Trên chặng đường dũng cảm
Mặc bốn bề nhục vinh

Có hai chàng hát rong
Anh mù theo anh cụt
Kề vai ngày Thống nhất
Tang bồng giữa đục trong...








Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Liệt sỹ phi công Lê Trọng Long


Để ACE tiện theo dõi, xin đăng lại thư của bạn Lê Dung - cháu gái ruột LS Lê Trọng Long
Lê Trọng Long
Liệt sỹ Phi công Lê Trọng Long
- gửi anh Huỳnh Quang Tín K2 có trong comment bài "Đọc thơ cô" cùng một số thông tin liên quan sưu tầm trên mạng.

Cũng là dịp tri ân liệt sĩ nhân kỉ niệm Ngày Thống Nhất!

TTh



Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết





Các bài viết, thông tin về LS Lê Trọng Long trên mạng




-----------
Anh hùng phi công Nguyễn Nhật Chiêu:
Bị “đo ván” trận đầu đến một trận diệt 2 phi cơ địch
QĐND - Thứ Sáu, 01/07/2011, 19:55 (GMT+7)

QDDND Online – Trận đầu xuất kích, phi công Nguyễn Nhật Chiêu (sau này là Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân, Phó tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ) bị đối phương "đo ván”. Không nản chí, ông tiếp tục rèn luyện để nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật. Sau đó không lâu, ông đã giành được những chiến công vang dội, có trận tiêu diệt liền 2 máy bay địch…

Trận đầu ra quân bị đối phương “đo ván”...

...
ngày 17-6-1965, ông xuất kích trận đầu tiên.

Khoảng 9 giờ sáng hôm đó, biên đội gồm các phi công Lâm Văn Lích, Cao Thanh Tịnh, Lê Trọng Long, Nguyễn Nhật Chiêu nhận lệnh đánh chặn tốp máy bay địch trên bầu trời tỉnh Ninh Bình. Xuyên mây lên, Nguyễn Nhật Chiêu bị máy bay địch trực sẵn trên không lao vào công kích. Thấy một chiếc F-4 vọt lên trước mình, ông vứt thùng dầu phụ, bám theo bắn một loạt đạn. Tiếc thay, đạn không trúng mục tiêu.

Mải đuổi theo địch, ông bị một máy bay từ hướng khác phóng liền hai quả tên lửa khiến máy bay của ông trúng đạn, bốc cháy. Ông kịp bật dù thoát hiểm và “đáp” xuống khu rừng Cúc Phương, nằm trên địa phận huyện Yên Thuỷ (Hoà Bình). Sau 3 ngày lần mò tìm lối ra giữa bốn bề núi đá tai mèo-trong khi bị thương nặng ở đầu, mắt và chân- ông được nhân dân địa phương cứu sống…

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Ôn cố tri tân (2)



BẠN ANH HÙNG




Thời nước nhà chống Mỹ
Bố mày là thủ quân
Bố tao là thượng úy
Của binh đoàn Trường Sơn

Ở trường thiếu sinh quân
Mày là trung đội trưởng
Tao là thằng lính bướng
Chẳng hiểu sao thành thân.

Năm bảy chín chống Trung*
Mày hóa thành liệt sĩ
Tao buồn rồi ngẫm nghĩ:
Có thằng bạn anh hùng!...

Liệt sĩ Nguyễn Tiến Quân.




Học sinh khóa 6
Sinh: 1953
Sĩ quan trinh sát pháo binh thuộc Quân khu 1.
Tham gia chiến tranh biên giới.
Hy sinh: 19/2/1979 (23/Tháng Giêng Kỷ Mùi), Mặt trận Lạng Sơn
Mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Từ Liêm, Hà Nội









ĐỌC THÊM:

Đồng Sỹ Nguyên

- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


TRÍCH TỪ BÀI ĐĂNG "LIỆT SĨ NGUYỄN TIẾN QUÂN" CỦA HÀ TRỌNG TUYẾN TRÊN BANTROIK6.BLOGSPOT.COM:

… Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tuy trong gia đình đã có 3 anh đang trong quân ngũ, nhưng Quân vẫn tình nguyện vào phục vụ quân đội. Sau đó, Quân được cử đi học Trường Sĩ quan Pháo binh. Tốt nghiệp, Quân trở thành sĩ quan trinh sát pháo binh và xung phong về đơn vị chiến đấu thuộc Quân khu 1.
Đầu năm 1979 chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Cùng với quân dân Lạng Sơn, Nguyễn Tiến Quân đã anh dũng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Sau lần đi trinh sát từ Đồng Đăng trở về, thấy địch đưa nhiều xe tăng xâm phạm lãnh thổ và nằm dọc quốc lộ 1A, Quân càng quyết tâm lập tọa độ chính xác, chỉnh làn để pháo binh ta bắn trúng đích, tiêu diệt hết những chiếc tăng này. Để có tọa độ chính xác, các sĩ quan trinh sát pháo binh phải dùng đến bản đồ tác nghiệp pháo binh cùng các vật chuẩn trên thực địa.
Đêm đó, Quân cắt rừng tìm đường trở về Ban Tham mưu để nhận bản đồ và phương án tác chiến. Nhận bản đồ cùng nhiệm vụ xong, Quân xin phép đi ngay để kịp ra vị trí trinh sát tiền tiêu. Tiểu đoàn trưởng – một đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu – đã đắn đo, sợ rằng đi ngay trong đêm sẽ không an toàn, vì hiện nay địch đang phục kích khắp nơi, mà ở mặt trận thì giữa cái sống và cái chết gần nhau chỉ trong gang tấc; hơn nữa, Quân lại là con trai của một đồng chí cán bộ có nhiều cống hiến cho cách mạng.
Nhưng Quân đã trả lời: “Thủ trưởng yên tâm, em đã tìm đường về được với tiểu đoàn thì em cũng sẽ đi được. Cần phải tranh thủ đi ngay trong đêm nay để sớm đến được vị trí trinh sát, sáng mai khi địch chưa kịp trở tay thì pháo binh ta đã bắn tọa độ tiêu diệt chúng”.
Do quyết tâm của người sĩ quan trinh sát dưới quyền và vì thắng lợi của ngày mai, tiểu đoàn trưởng đã đồng ý cho Quân đi ngay trong đêm ra mặt trận. Trước khi đi, Quân rút phần thuốc lá của mình ra chia cho mọi người cùng hút.
Đêm tháng 2, trời tối đen như mực, sương đêm biên giới lạnh cắt da lùa vào tận chiến hào… Bắt chặt tay mọi người, Quân cùng một chiến sĩ trinh sát lặng lẽ lên đường. Vừa xuống đến chân đồi, các anh đã lọt vào ổ phục kích của giặc. Chúng xả trung liên vào hai người. Chiến sĩ trinh sát người Hải Phòng bị trúng đạn và hy sinh ngay tại chỗ. Còn Quân cũng đã bị thương nặng…, khi đó khoảng 2-3 giờ sáng.
Ở mặt trận thì những tiếng súng nổ trong đêm là bình thường, và chính trong sự bình thường đó, trung úy Nguyễn Tiến Quân của chúng ta đã ra đi khi vừa tròn 26 tuổi.








BẠN ANH HÙNG

You might also like:


 
Liệt sĩ Nguyễn Tiến Quân.

Học sinh khóa 6
Sinh: 1953
Sĩ quan trinh sát pháo binh thuộc Quân khu 1.
Tham gia chiến tranh biên giới.
Hy sinh: 19/2/1979 (23/Tháng Giêng
Kỷ Mùi), Mặt trận Lạng Sơn
Mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Từ Liêm, Hà Nội
 


Thời nước nhà chống Mỹ
Bố mày là thủ quân
Bố tao là thượng úy
Của binh đoàn Trường Sơn

Ở trường thiếu sinh quân
Mày là trung đội trưởng
Tao là thằng lính bướng
Chẳng hiểu sao thành thân.

Năm bảy chín chống Trung*
Mày hóa thành liệt sĩ
Tao buồn rồi ngẫm nghĩ:
Có thằng bạn anh hùng!...

                        Trần Hạnh Thu
Chú thích: *Cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược từ 17-2-1979 đến 18-3-1979.
ĐỌC THÊM:

Đồng Sĩ Nguyên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia














Đồng Sĩ Nguyên (1923-), còn được viết là Đồng Sỹ Nguyên, là một cựu tướng lĩnh và chính trị gia của Việt Nam. Ông là vị Tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967–1975) và là một trong hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng . Ông cũng từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Giao thông Vận tải; Đặc phái viên Chính phủ, Đặc trách Chương trình 327 về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, Cố vấn Đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về quốc lộ Hồ Chí Minh (Quốc lộ Trường Sơn).

Xuất thân và bước đầu tham gia cách mạng

Ông tên thật là Nguyễn Hữu Vũ, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1923, tại làng Trung Thôn, xã Quảng Trung, phủ Quảng Trạch, Quảng Bình, xuất thân trong một gia đình trung lưu. Song thân ông là ông Nguyễn Hữu Khoán và bà Đặng Thị Cấp, đều là những hậu duệ của thủ lãnh Phong trào Cần Vương. Ông là con thứ 5 trong gia đình. Cha ông mất sớm khi ông mới 10 tuổi 
Thuở nhỏ, ông được thân phụ dạy chữ Hán và theo học chữ Quốc ngữ bậc tiểu học tại Thọ Linh (nay thuộc xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch. Chịu ảnh hưởng của gia đình, ông sớm đã có tinh thần chống thực dân Pháp. Năm 12 tuổi, ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng dưới sự hướng dẫn của ông Nguyễn Văn Huyên (bí danh là Tế), một cán bộ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, lấy bí danh là Nguyễn Văn Đồng.
Năm 1940, ông được cử làm Bí thư chi bộ Trung Thôn (mật danh là chi bộ Bình). Cùng năm này, ông theo học bậc trung học tại trường Saint Marie ở thị xã Đồng Hới. Một năm sau, ông được phân công làm Bí thư chi bộ tại trường. Những hoạt động của ông sớm bị chính quyền thực dân theo dõi. Vì vậy, khi đang học năm thứ 3 bậc Thành chung, ông bị thực dân Pháp truy nã và phải chuyển vào bí mật tại Lào và Thái Lan, hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước để gây dựng cơ sở.
Năm 1944, ông bí mật trở về Việt Nam hoạt động, phụ trách Phủ ủy Quảng Trạch, làm chủ nhiệm báo Hồng Lạc và xây dựng chiến khu Trung Thuần, huấn luyện quân sự, tham gia Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng tháng 8, ông được bầu làm Chủ nhiệm Việt Minh, kiêm chỉ huy trưởng bộ đội Quảng Bình. Năm 1946, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 1.

Tham gia quân đội

Chiến tranh Đông Dương nổ ra, ông được phân công làm chính trị viên kiêm tỉnh đội trưởng Quảng Bình. Trong thời gian 1947-1948, ông chỉ huy nhiều trận tấn công quân Pháp, vì vậy, để tránh liên lụy đến gia đình, ông dùng tên mới là Đồng Sĩ Nguyên, cái tên về sau gắn bó với ông trong cuộc đời còn lại.
Năm 1950, ông được rút về Việt Bắc học lớp trung cao quân sự, sau đó được điều về Tổng Cục Chính trị làm phái viên, biệt phái tham gia Bộ tư lệnh cánh phối hợp Trung Hạ Lào trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954.
Sau năm 1954, ông được điều về Bộ Tổng tham mưu, phụ trách Cục Động viên dân quân. Năm 1959, ông được phong quân hàm đại tá. Năm 1961, ông được cử sang Trung Quốc học trường Cao cấp Quân sự Bắc Kinh. Năm 1964, ông về nước và được đề bạt giữ chức vụ Tổng tham mưu phó một thời gian ngắn, sau đó được điều về làm Chính ủy Quân khu 4 năm 1965, sau đó là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Trung - Hạ Lào.
Cuối năm 1965, ông bị thương, phải về Hà Nội điều trị. Đầu năm 1966, ông được cử giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, kiêm Chủ nhiệm Hậu cần tiền phương, dưới quyền ông Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục.
Đầu năm 1967, ông được điều làm Tư lệnh Đoàn 559, thay Đại tá Hoàng Văn Thái. Ông giữ chức vụ này đến năm 1976. Năm 1974, ông được phong vượt cấp từ đại tá lên trung tướng.
Năm 1976, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng, phụ trách Tổng cục Xây dựng kinh tế, rồi Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Năm 1979, ông được điều trở lại quân đội, giữ chức Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Thủ đô. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa IV.

Chuyển sang ngạch dân sự

Từ năm 1982, ông là Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị khóa V, Ủy viên Chính thức Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI (1986-1991), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Giao thông Vận tải.
Sau khi thôi chức Bộ trưởng, ông được giao nhiệm vụ Đặc phái viên Chính phủ, Đặc trách Chương trình 327 về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rồi là Cố vấn Đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về quốc lộ Hồ Chí Minh (Quốc lộ Trường Sơn).

Gắn bó với đường Trường Sơn

Cùng với các tướng Đinh Đức Thiện, Phan Trọng Tuệ, Đồng Sĩ Nguyên là một trong những người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng Đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, đưa con đường vận tải chiến lược này thành một trong những mấu chốt thành bại trong chiến tranh.
Trong thời gian ông làm Tư lệnh Đoàn 559, tuyến giao thông chiến lược Trường Sơn từ một con đường mòn nhỏ, trở thành một tuyến giao thông vận tải lớn với cả hệ thống đường được giới truyền thông mệnh danh là "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm". Tầm quan trọng của con đường chiến này thể hiện rõ nhất với quân số lúc cao điểm hơn 12 vạn binh sĩ, trong đó có hơn 1 vạn là lực lượng Thanh niên xung phong, phiên chế thành 8 sư đoàn và một sư đoàn cao xạ tên lửa phối thuộc. Hệ thống đường chiến lược này khi ông vào tiếp nhận đã có 5 tiểu đoàn xe với 750 xe, chia thành 4 binh trạm; đến năm 1975 đã phát triển thành 2 sư đoàn vận tải với 10.000 xe. Đường Trường Sơn không còn những con đường đơn lẻ, mà phát triển thành một hệ thống đường vận tải phức tạp với hơn 16.700 km đường bộ, trong đó có hơn 800 km đường kín, 1.500 km đường rải đá, 200 km đường nhựa. Bên cạnh đó còn có 1.500 km đường ống dẫn xăng dầu, 1.350 km đường dây cáp thông tin, 3.800 km đường giao liên, 500 km đường sông.
Hệ thống đường Trường Sơn không đơn thuần là tuyến đường giao thông, mà thực sự là chiến trường khốc liệt giữa nỗ lực của chính phủ miền Bắc chi viện cho du kích cộng sản miền Nam và lực lượng quân Mỹ và đồng minh. Quân đội Mỹ và đồng minh đã tìm mọi cách từ thô sơ đến hiện đại nhất để nhằm mục đích cắt đứt con đường vận tải chiến lược này. Các khí tài từ những khí tài điện tử lập thành "Hàng rào điện tử MacNamara", cây nhiệt đới, pháo đài bay B-52, vũ khí thời tiết, hóa học... đến các cuộc hành quân càn quét lớn đến biệt kích phá hoại đều được quân đội Mỹ sử dụng. Kết quả là phía Bắc Việt Nam có gần 2 vạn người chết ngay trên tuyến đường và 3 vạn người thương tật vĩnh viễn. Nhưng tuyến đường vẫn hoạt động.
Vào thời bình, nhu cầu của một con đường Trường Sơn mới, trục xương sống của Việt Nam được đặt ra. Và trong quá trình xây dựng Đường Hồ Chí Minh hay Đường Trường Sơn, Đồng Sĩ Nguyên được Thủ tướng Võ Văn Kiệt xem là người thích hợp nhất để giao nhiệm vụ đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng tuyến đường này.

 

Gia đình

Thân phụ ông là cụ ông Nguyễn Hữu Khoán, năm sinh không rõ, mất năm 1933, là cháu nội của Nguyễn Trọng Đạm, một chỉ huy Cần vương bị Pháp xử bắn ở Cửa Gianh (Quảng Trạch, Quảng Bình).
Thân mẫu ông là cụ bà Đặng Thị Cấp, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1882, mất ngày 22 tháng 4 năm 1982, thọ chẵn 100 tuổi. Chồng mất sớm, bà nuôi dạy 7 người con (5 trai 2 gái) nên người. Cả 5 người con trai đều tham gia cách mạng. Ngoài người con trai thứ 5 là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, người con thứ 6 là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, nguyên Phó viện trưởng, Bí thư Đảng ủy học viện hậu cần, Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, một người cháu nội là Nguyễn Hữu Cường (con trai của người con thứ 3 - Nguyễn Hữu Lượng) cũng là một Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu quốc hội khoá XI.
Ông Đồng Sĩ Nguyên lập gia đình với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, và có với nhau 4 con trai và 2 con gái (Nguyễn Tiến Quân là người con thứ tư và là út trong số bốn anh em trai).
TRÍCH TỪ BÀI ĐĂNG "LIỆT SĨ NGUYỄN TIẾN QUÂN" CỦA HÀ TRỌNG TUYẾN TRÊN BANTROIK6.BLOGSPOT.COM:
… Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tuy trong gia đình đã có 3 anh đang trong quân ngũ, nhưng Quân vẫn tình nguyện vào phục vụ quân đội. Sau đó, Quân được cử đi học Trường Sĩ quan Pháo binh. Tốt nghiệp, Quân trở thành sĩ quan trinh sát pháo binh và xung phong về đơn vị chiến đấu thuộc Quân khu 1.
Đầu năm 1979 chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Cùng với quân dân Lạng Sơn, Nguyễn Tiến Quân đã anh dũng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Sau lần đi trinh sát từ Đồng Đăng trở về, thấy địch đưa nhiều xe tăng xâm phạm lãnh thổ và nằm dọc quốc lộ 1A, Quân càng quyết tâm lập tọa độ chính xác, chỉnh làn để pháo binh ta bắn trúng đích, tiêu diệt hết những chiếc tăng này. Để có tọa độ chính xác, các sĩ quan trinh sát pháo binh phải dùng đến bản đồ tác nghiệp pháo binh cùng các vật chuẩn trên thực địa.
Đêm đó, Quân cắt rừng tìm đường trở về Ban Tham mưu để nhận bản đồ và phương án tác chiến. Nhận bản đồ cùng nhiệm vụ xong, Quân xin phép đi ngay để kịp ra vị trí trinh sát tiền tiêu. Tiểu đoàn trưởng – một đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu – đã đắn đo, sợ rằng đi ngay trong đêm sẽ không an toàn, vì hiện nay địch đang phục kích khắp nơi, mà ở mặt trận thì giữa cái sống và cái chết gần nhau chỉ trong gang tấc; hơn nữa, Quân lại là con trai của một đồng chí cán bộ có nhiều cống hiến cho cách mạng. Nhưng Quân đã trả lời: “Thủ trưởng yên tâm, em đã tìm đường về được với tiểu đoàn thì em cũng sẽ đi được. Cần phải tranh thủ đi ngay trong đêm nay để sớm đến được vị trí trinh sát, sáng mai khi địch chưa kịp trở tay thì pháo binh ta đã bắn tọa độ tiêu diệt chúng”.
Do quyết tâm của người sĩ quan trinh sát dưới quyền và vì thắng lợi của ngày mai, tiểu đoàn trưởng đã đồng ý cho Quân đi ngay trong đêm ra mặt trận. Trước khi đi, Quân rút phần thuốc lá của mình ra chia cho mọi người cùng hút.
Đêm tháng 2, trời tối đen như mực, sương đêm biên giới lạnh cắt da lùa vào tận chiến hào… Bắt chặt tay mọi người, Quân cùng một chiến sĩ trinh sát lặng lẽ lên đường. Vừa xuống đến chân đồi, các anh đã lọt vào ổ phục kích của giặc. Chúng xả trung liên vào hai người. Chiến sĩ trinh sát người Hải Phòng bị trúng đạn và hy sinh ngay tại chỗ. Còn Quân cũng đã bị thương nặng…, khi đó khoảng 2-3 giờ sáng.
Ở mặt trận thì những tiếng súng nổ trong đêm là bình thường, và chính trong sự bình thường đó, trung úy Nguyễn Tiến Quân của chúng ta đã ra đi khi vừa tròn 26 tuổi.