Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

Hậu duệ của ông tổ họ Chu hay chuyện Chu Tấn Quang bây giờ mới kể - Hoàng Anh





Hậu duệ của ông tổ họ Chu hay chuyện Chu Tấn Quang bây giờ mới kể

(Một nén hương nhang giành cho bạn tôi – Liệt sĩ Chu tấn Quang - mong tâm linh bạn sẽ mãi mãi trường tồn với đất Việt)

 Hoàng Anh


Trong đám bạn Trỗi thời Quế Lâm hồi đó, Quang - biệt danh ở lớp là “Chu bò liếm” (vì đầu hắn có một đám tóc dựng trước trán) là thằng bạn thân nhất của tôi, đi đâu 2 đứa cũng cặp kè với nhau, vốn dĩ cùng là quân Đống Đa nhà Quang ở ngay Khu Cao Xà Lá[1]Khu Cao Xà Lá là tên tắt khu công nghiệp Cao su - Xà phòng - Thuốc lá ở Hà Nội., còn tôi thì ở Nam Đồng nên cả khi về nước, thường mỗi dịp về phép thì 2 thằng vẫn lếch thếch cùng nhau. Vì rất thân nhau nên Quang hay nói chuyện về gia đình mình và qua đó tôi biết Quang cũng rất hay nhớ nhà luôn tự hào về gia đình dòng họ nhà mình.
Có một lần chúng tôi mò mẫm vào kho đồ cũ của trường Y Trung tìm thấy một miếng gỗ ngăn bàn bị sứt mộng mất một góc, thớ gỗ màu hồng, thấy tôi có vẻ thờ ơ không quan tâm lắm, thực ra tôi rất ngu vì khoản này, Quang vênh mặt bảo tôi: “Ngố thế, mày không biết gỗ này gọt làm súng rất chi là sướng à?” thế rồi hai đứa hì hục xẻ miếng gỗ thành 2 mảnh, vẽ phác thành hình 2 khẩu súng ngắn kiểu K54 (hồi ấy khóa chúng tôi có phong trào làm súng diêm, đốt gỗ xoan tán thành bột than làm pháo bông) rồi cứ thế khoét đục chuốt nhám, lúc làm thấy Quang rất khéo tay, chỉ dùng cái đinh rỉ và mảnh thủy tinh mà miết thành các đường cạnh rãnh khe cò súng y như thiệt rất đẹp, tôi bật miệng khen thì cậu ta mới dẩu mỏ hứng lên với cái giọng khàn khan của thằng trai mới lớn vỡ tiếng: “Tao nghe nhà tao kể Thời ông tổ nhà Chu tao rất giỏi về kiến trúc bị giặc nhà Minh bắt về xây nên Thiên An Môn ở Bắc Kinh mày có tin không?”[2]Thiên An Môn ở Trung quốc, xây từ thời triều Minh vào năm 1417. Theo sử sách ghi lại Đời nhà Minh có ý định xây một cung lớn ở Bắc kinh, nên khi đánh sang Việt nam, ngoài việc bắt hết cha con quan lại nhà Hồ Quý Ly (trong đó có cả Nguyễn Phi Khanh là cha của Nguyễn Trãi, nên có chuyện Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Mục Nam Quan) chúng còn tầm nã những thợ có tay nghề cao đưa về Bắc Kinh để xây Thiên An Môn.

(lúc ấy thật sự thì tôi cũng nửa tin nửa ngờ về cái chuyện ông tổ họ Chu nhà nó dù tôi có xem sách sử đâu đó cũng có nói chuyện này)… mấy ngày sau, mỗi thằng chúng tôi đã có một khẩu súng lục gỗ khá oách, Quang thì cưa khúc sau chuyển làm súng diêm, còn tôi thì tiếc công chuốt được khẩu súng khá chuấn nên vẫn giữ nguyên. 
Liệt sĩ Chu tấn Quang
Cũng khoảng thời gian sau đó, trường tôi rộ lên phong trào làm tàu lượn, các anh khóa trên làm trước, lũ khóa chúng tôi cũng hùng hục đua theo, lúc đầu thì mua đồ về ráp lại, nhìn những cánh tàu lượn bay trên bầu trời là lũ chúng tôi sướng mê cả người, nhưng sau vì tàu lượn của chúng tôi thân bằng gỗ nên hay bị gãy, vừa tiếc, lại vừa bực mình. Nhưng Quang “Bò Liếm” không chịu thua. Nó rủ tôi vào một buổi tối trời đen như mực lò mò ra chỗ khóm tre hay trúc gì đó (các bạn còn nhớ ở Y Trung có mấy khóm tre trúc làm cảnh không?) hình như nó đã ngắm nghía từ chiều, vừa cưa vừa run vì sợ bị bắt, nên vừa lấy được một khúc, hai thằng chạy như ma đuổi.HMK6 nói...

     Đi lấy mấy khúc tre thì sợ bị bắt còn chui vào kho đồ Y Trung thì tỉnh bơ (còn lựa chọn nữa chớ!). Đúng là trẻ con.
    Mà nói thật, hồi đó trong kho Y Trung có nhiều cái hay ra phết!
08:31 Ngày 14 tháng 1 năm 2012

 Lúc thấy nó vót tre, rồi lấy dây nhôm phơi quần áo tán ép 2 mảnh thành cái thân máy bay cứng cáp mà rất dẻo chơi tha hồ thì tôi phục lăn và thực sự tin ông tổ họ Chu nó có tài thực.

Chú thích:
[1] Khu Cao Xà Lá là tên tắt khu công nghiệp Cao su - Xà phòng - Thuốc lá ở Hà Nội.
[2] Thiên An Môn ở Trung quốc, xây từ thời triều Minh vào năm 1417. Theo sử sách ghi lại Đời nhà Minh có ý định xây một cung lớn ở Bắc kinh, nên khi đánh sang Việt nam, ngoài việc bắt hết cha con quan lại nhà Hồ Quý Ly (trong đó có cả Nguyễn Phi Khanh là cha của Nguyễn Trãi, nên có chuyện Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Mục Nam Quan) chúng còn tầm nã những thợ có tay nghề cao đưa về Bắc Kinh để xây Thiên An Môn.

Đăng lại bài viết của Hoàng Anh (đã đăng tại Blog K8: Thứ sáu, ngày 13 tháng một năm 2012.


Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

Bên lề chuyện đi tìm LS Võ Nguyên Trọng - hameok6

Bên lề chuyện đi tìm LS Võ Nguyên Trọng

hameok6

Hôm gặp CCB Tâm (hình), đồng đội của Võ Nguyên Trọng ở Nhà khách Bason, Tâm kể nhiều chuyện khi đi tìm Trọng. Có 2 chuyện được coi là tâm linh xin kể ra đây:

1. Trong số 8 gia đình liệt sĩ tìm được cốt trong đợt cùng với Trọng, có một gia đình trước đó với sự giúp đỡ của các nhà tâm linh đã tự tìm và mang cốt thân nhân mình về quê chôn cất. Biết vậy, nên trong đợt vừa rồi, trong số anh em CCB của E46 và đội K92 Quy tập có ý kiến không thông báo cho gia đình này vì họ đã tin tưởng và an tâm với thân nhân mình. Song một trong số các gia đình còn lại đã thông báo và bữa tháng 9/2011, gia đình kia cũng vẫn cử một người chú (hay cậu) cùng đi với tinh thần xem cho biết và đón các bạn của con cháu mình. Nhưng nào ngờ, sau khi kiểm tra ADN, thân nhân của gia đình đó lại một lần nữa được tìm thấy, mà lần này được khoa học xác định chính xác như đã biết là đúng 100%! Bởi vậy trong đợt tháng 12/2011 khi đi đón các LS trở về, ai cũng vui mừng, riêng gia đình nọ thì ngượng ngùng, không nói nên lời. Được biết sau khi đón LS về, gia đình nọ đành phải làm “động tác” thay đổi cốt trong mộ đã xây ở nghĩa trang và xây một mộ mới cho LS Vô danh đã đón về trước đó.Việt nói...

Chuyện 1 : Thế là lại có thêm một LS vô danh lần 2. Gia đình có LS bị bốc nhầm sẽ càng khó tìm ra con em mình bởi những trường hợp như thế.
14:01 Ngày 04 tháng 1 năm 2012

TranKienQuoc nói...

Hay quá! Đúng là hôm họp mặt k5 đã bàn giao Tâm cho 2 bạn k6 nên HM ghi lại 1 thông tin quý. Tôi chỉ biết chuyện 1, đã viết mà chưa dám đăng.Chuyện 2 thì chưa.
15:30 Ngày 04 tháng 1 năm 2012





CCB TâmCCB E46 Tâm, đồng đội của Võ Nguyên Trọng.

2. Tâm kể: “Trên sơ đồ đánh dấu 9 mộ nhưng chỉ tìm thấy 8, giữa mộ số 7 và số 9 có khoảng trống hơn 4m. Cày nát cả vùng mà chả thấy”. Lúc này mọi người cũng đã thấm mệt bèn thắp nhang và đèn cầy thầm mong các LS “chỉ điểm” cho rõ ràng. Lạ một cái, 9 cây đèn cầy đốt lên thì có 1 cây cứ tắt hoài. Nhiều bó nhang, mỗi bó 9 cây được cắm rải rác khắp xung quanh khu vực vừa đào bới thì trong mỗi bó đều có 1 cây không cháy. Mọi người van vái rồi đốt lại, nhưng kết quả vẫn không đổi (?). Tâm nói: Tôi không mê tín, nhưng cũng phải tin, chắc còn một LS ở đây mà xương cốt đã hòa tan vào mảnh đất Kiên Lương mà ảnh muốn ở lại nơi đã ngã xuống này, nơi ảnh đã chiến đấu và hy sinh cho đất mẹ: Đất Việt Nam.

 ✯✯ 


Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ tư, ngày 04 tháng một năm 2012).




 

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Phóng sự ảnh: Lễ truy điệu LS Võ Nguyên Trọng - Võ Nguyên Tuệ, Kiến Quốc

Phóng sự ảnh: Lễ truy điệu LS Võ Nguyên Trọng

Võ Nguyên Tuệ, Kiến Quốc


Chiều qua, Võ Nguyên Tuệ đã gửi vào chục tấm ảnh về buổi lễ đón và truy điệu bạn Trỗi - Võ Nguyên Trọng. Xem đến bức ảnh nào cũng rưng rưng nước mắt, xúc động.

Sau bốn chục năm, anh chị em Trỗi mới gặp lại Trọng vào một buổi sáng đông giá lạnh cuối năm. Nhưng vẫn đầm ấm, vẫn rất chân tình. Không chỉ có các bạn k6 mà thấy BLL trường cùng anh chị em nhiều khóa trên, dưới và bạn chiến đấu của Trung đoàn 46 Sư đoàn 1.

Võ Nguyên Trọng mãi sống trong trái tim chúng tôi!Nặc danh nói...

Đáng trân trọng với 1 LS hy sinh vì nuớc, vì dân!
10:44 Ngày 04 tháng 1 năm 2012

Nặc danh nói...

Quanh Trọng chỉ thấy toàn vòng hoa trắng!
12:06 Ngày 04 tháng 1 năm 2012


LS Võ Nguyên Trọng đã về. X2000


✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯  ✯   


Chuyện đáng nói

Kiến Quốc
Trong số ảnh lễ truy điệu em Tuệ gửi vào, có 1 tấm ảnh post mãi không được. Nhìn đi nhìn lại thì thấy cái nhà ông đại diện Đảng ủy và CCB phường Trung Tự đọc điếu văn sao giống anh Lương Sơn k2 thế. Nhắn tin cho anh thì được trả lời: Anh chấp bút và đọc điếu văn cho Trọng. Ôi, sao lại hay đến thế? Thật là ý nghĩa khi đàn anh Trỗi k2 đọc điếu văn đón đàn em Trỗi k6 về với mẹ sau 40 năm xa.
Nhưng các bạn có biết, chính anh Lương Sơn còn đau đáu vì em trai mình - LS Nguyễn Lâm k5, bạn chúng ta, 40 năm nay chưa về. Bạn là lính Sư 325, hy sinh ở Thành cổ hè 1972 và...

Bên cạnh niềm vui đón được Trọng về còn đó nỗi đau Lâm (tắc ly) vẫn xa. Xin chia sẻ cùng mẹ, anh Lương Sơn và gia đình!


( Xem ảnh ở độ phóng đại lớn 2000px: Rê chuột lên chữ X2000 có ở phần chú thích ảnh (nếu có). Di chuyển phải-trái bằng bàn phím!)

 
1Các bạn học k6 TSQ Nguyễn Văn Trỗi. X2000

2Thắp hương cho bạn. X2000

3BBL trường và các khóa. X2000

4Đại tá Lương Sơn K2 đọc điếu văn. X2000

5Lễ truy điệu. X2000

6Chào bạn lần cuối.X2000

7Bạn bè, đồng đội đến đón và đưa Trọng. X2000

8CCB phường Trung Tự đưa Trọng ra xe.X2000

9Trọng về Công viên Vĩnh Hằng an nghỉ cùng ba mẹ. X2000

Đăng lại bài viết của  Kiến Quốc (đã đăng tại Báo liếp K5: Thứ tư, ngày 04 tháng một năm 2012).

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Tôi tìm ra gia đình LS Võ Nguyên Trọng chính nhờ blog "Bantroik6" - Hải CCB E46

Tôi tìm ra gia đình LS Võ Nguyên Trọng chính nhờ blog "Bantroik6"

Kiến Quốc - (Ghi theo lời kể của anh Hải CCB E46)

-  Chào anh, tôi là Hải…
-  Vâng, anh là Hải, đồng đội E46 của Võ Nguyên Trọng? Tôi được anh Tâm và Tuệ kể về anh.
-  Tôi có đọc bài viết về Trọng. Chính xác 100% nhưng có chỗ…
-  Thế à? Tôi nghe anh đây.
Chúng tôi đã kết bạn với nhau đơn giản như thế, trên điện thoại, vào sáng ngày 01/01/2012. Anh ở HN còn tôi TpHCM.
 ✯ 

… Đơn vị tôi hành quân vào đến miền Tây thì nhập vào Sư 1 từ Cao nguyên xuống, gồm 3 trung đoàn (E44, E46 và E101). Vì bảo mật mà E46 gọi là K6. (Chợt nhớ hôm gặp Tâm trong Họp mặt truyền thống k5 Nguyễn Văn Trỗi ở Ba Son, anh có kể: “Trung đoàn 46 của tôi có mật danh là K6, không ai gọi phiên hiệu E46. Hễ nghe ai xưng là “lính E46” là xịt liền, vì chắc chắn là lính ngụy”).

Thật ra tôi tìm ra gia đình Trọng không phải qua web “Nhắn tìm đồng đội” của MARIN (như Tuệ đã kể) mà hơi đặc biệt… Quãng năm 2009, lọ mọ lên mạng và tra vào 3 từ “Võ Nguyên Giáp”. Về Đại tướng thì chẳng phải nói nhiều nhưng gần đấy thấy có mục “Võ Nguyên Trọng”. Chợt nhớ cùng đơn vị K6 ngày ở Kiên Lương, Kiên Giang có Võ Nguyên Trọng - con cụ Võ Nguyên Lượng Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, là lính ở Trung đoàn bộ. Nghe kể, anh hy sinh tháng 8/1972 ở Dương Hòa, Kiên Lương.
(Tôi vốn là lính trinh sát K6. Quãng đầu năm 1973, sau khi Trọng hy sinh 6-7 tháng,  Mỹ bắt đầu rút quân nhưng chiến trường vẫn còn ác liệt. Lính tráng hy sinh nhiều, đơn vị phải thu gom rồi sáp nhập. Cùng trung đoàn nhưng tôi chưa hề gặp Trọng. Nghe anh em nói “Con ông cháu cha như Trọng còn hy sinh nữa là chúng mình” làm tôi nhớ mãi. Bọn ngụy còn cho trực thăng UH-1 vè vè trên trời và ra rả trên loa điện: "E46 có hạ sĩ Trọng là con cháu Đại tướng Giáp, chúng tôi biết rồi. Các anh hãy đầu hàng, về với quốc gia!". Chắc vì thấy cùng có họ "Võ Nguyên" chăng?).
Tôi nháy chuột vào tên Trọng thì thấy có đường dẫn tới trang Bantroik6. Ở đây có ghi “LS Võ Nguyên Trọng”  cùng địa chỉ của chị Võ Hồng Vân. Vậy là tôi điện thoại cho chị. Còn nhớ chị Vân nói, chị già rồi, đã mấy lần đi tìm Trọng mà bất lực. Có chú em Tuệ thì sống ở Nga cũng từng về tìm anh, xuống tận Kiên Lương cũng không dưới chục lần...

Chuyện  anh Tâm, lính cùng K6 cũng vậy. Tôi chưa hề biết mặt anh, chỉ trao đổi qua điện thoại khi đọc bài giới thiệu Sư đoàn 1 của anh. Tôi cũng hỏi cả chuyện chôn cất Trọng. Tới tháng 7 năm nay, Tâm gọi ra thông báo: anh Quyết (cùng là lính K6) vào QK9, đã tìm thấy sơ đồ chôn cất Trọng cùng 8 LS ở gần Trạm Phẫu trung đoàn, ngay xã Dương Hòa. Tâm rất trách nhiệm với đồng đội cũ, đã lặn lội về tận Bãi Ớt, ấp Xóm Dừa nơi chôn cất Trọng.




Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng, hy sinh  tại     Mặt trận Kiên Lương - Kiên Giang     năm  1972.Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng

Thật không may vì mất điện thoại nên tôi mất liên lạc với chị Vân và Tuệ. Nhưng chợt nhớ tới trang mạng Bantroik6 mà tôi tìm lại được số điện thoại, kịp báo cho chị Vân. Tuệ cùng vợ đã “bắt kịp” Đội Quy tập K92 Kiên Giang về Dương Hòa tìm anh. Ở đó, Tuệ cũng lần đầu gặp anh Tâm.
Tôi và Tuệ cũng vậy, chưa biết mặt nhau. Sau lễ truy điệu, Tuệ ra đứng trước tôi và hỏi: “Anh là anh Hải, bạn anh Trọng?”. “Sao em nghĩ vậy”, tôi hỏi. “Em linh tính thế”.

Tới dự lễ truy điệu Võ Nguyên Trọng ở Viện 354, cánh lính cùng trung đoàn K6 ở HN có tôi và Hoan, từ Thanh Hóa ra có anh Thống, anh Thư và 1 CCB; bạn bè cùng trường Trỗi, nhất là cùng lớp, khá đông. Buổi lễ được phường Trung Tự cùng gia đình tổ chức gọn nhẹ, đơn giản nhưng cũng rất đầy đủ, long trọng. Sau lễ truy điệu, anh Thống bảo: “Xong xuôi cho thằng Trọng rồi, bọn anh phải ra xe về Thanh. Hải ở HN cố thu xếp đưa thằng Trọng lên Thạch Thất”. Tôi nhận lời và lên “xe đại táo” đi cùng gia đình. Hôm đó mấy anh bạn trường Trỗi đi 2 xe riêng. Gia đình Trọng mua mảnh đất rộng, có lẽ cả sào, có hướng đẹp – lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ, mát mẻ lắm. Tuệ bảo: “Chúng em sẽ đón ba mẹ lên ở cùng anh Trọng”.
Trước khi chia tay, 2 bác Thanh Hóa dặn tôi cố gắng tìm gia đình bác sĩ Khiêm – người đã rút máu, cứu Trọng. Trọng chả bị thương  vào ổ bụng lúc 4-5g chiều, được cấp cứu ngay vào Trạm Phẫu. Vì cùng nhóm máu nên anh Khiêm lấy sơ-ranh tự rút máu trên cánh tay mình, tiếp cho Trọng. Nếu là bây giờ thì chả khó, chỉ cần vài đơn vị máu; nhưng lúc đó thiếu quá. Mất máu nhiều, đến 9g thì Trọng đi.
Cũng chỉ vài ba ngày sau, khi bọn ngụy tấn công vào Trạm Phẫu, anh Khiêm C trưởng chỉ huy đơn vị chiến đấu đến cùng, bảo vệ thương bệnh binh. Cuộc chiến không cân sức, anh đã hy sinh. Giờ vẫn chưa có thông tin về mộ phần. Chúng tôi đau đáu về chuyện này. Có lẽ phải tới Đại học Y hỏi về cựu sinh viên tên Khiêm (không biết họ), được đặc cách tốt nghiệp khi học xong năm thứ 3 và bổ sung cho chiến trường. May ra…
Còn anh Hoàng Bổn ở Ban Tham mưu K6 đã nhận nhiệm vụ Tiểu đoàn trưởng, thay vị trí tay Hiếu chiêu hồi. Đơn vị tiếp tục chiến đấu, rồi củng cố, sáp nhập... Đến năm 1976, anh Bổn đi học ở miền Bắc rồi về làm Lữ trưởng Lữ 126 Hải quân. Giờ sống ở Q7, TpHCM.

Đấy là chuyện của tôi với Võ Nguyên Trọng.dathb136 nói...

Cái tình của người lính chiến với đồng đội bao giờ cũng gắn bó!
08:14 Ngày 02 tháng 1 năm 2012

TranKienQuoc nói...

Cảm ơn anh Tâm, anh Hải, anh Quyết - những đồng đội vào sinh ra tử của Võ Nguyên Trọng, bạn chúng tôi!
08:34 Ngày 02 tháng 1 năm 2012

Tâm E46 nói...

Thật là lạ khi chỉ những người không quen biết nhau và chỉ dùng điện thoại mà làm được việc này.
10:53 Ngày 02 tháng 1 năm 2012

Nặc danh nói...

Chỉ có lính mời làm được những việc như thế, anh Tâm ạ!
10:59 Ngày 02 tháng 1 năm 2012

Cần gì hơn thì gặp anh Tâm, anh Bổn. Nếu có ra HN thì phone cho tôi (0912562018), nhà ở 26 Trần Hưng Đạo, gần khu tập thể Bộ Tài chính. Anh em ta sẽ gặp nhau.Bia hơi Hải Xồm 23 Nguyễn Đình Chiểu là của ai?

Qua Hải CCB E46 được biết chủ nhà hàng này tên là Tuấn, cũng là CCB E46, cùng thời Võ Nguyên Trọng. Tuấn ngày đó khéo tay nên được giao nhiệm vụ may vá quần áo cho thương bệnh binh ở bệnh xá trung đoàn. Nay về đời thường, nghe nói vì có em gái lấy Hải Xồm, nên mở luôn quán bia với thương hiệu này.
Vậy các khóa trường ta hay giao lưu ở đó mà không biết. Anh em nếu có gì vui ở đó thì nhớ a lô Tuấn nhé! Chắc lần này Tâm ra HN sẽ ghé thăm quán này.

Xem bài "Góp chuyện"của Kiến Quốc tại Báo liếp K5, Ngày 02 tháng 1 năm 2012.



 ✯✯ 


Đăng lại bài viết của Kiến Quốc - (Ghi theo lời kể của anh Hải CCB E46) (đã đăng tại Blog K5: Thứ hai, ngày 02 tháng một năm 2012).