Thứ Hai, 15 tháng 12, 2008

Cháu đến Nghĩa trang Trường Sơn - Hiền Vương



CHÁU ĐẾN NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN.


Kính thưa các bác , các cô chú cháu là Hiền Vương con gái bố Đức Dũng k5.Bố bảo còn mẹ và cháu là k9 mà " k "nào cũng quan trọng lắm...

...Cháu theo bố mẹ sang nước Đức từ khi cháu còn nhỏ quá, sang đây cháu mới đi học Kindergarten nghĩa là lớp "mẫu giáo"và bây giờ cháu đã học xong Đại học rồi...

...Nhưng cháu vẫn tự hào và luôn coi mình là người Việt Nam, bởi trong cháu vẫn mang trong mình dòng máu của người Việt Nam.
Chính vì vậy đợt này cháu xin về thực tập ở Việt Nam để được gần hơn với quê cha đất tổ. Và để được tận mắt thấy những Hy sinh mất mát của dân tộc cháu đã xin phép bố đi thăm Nghĩa trang Trường Sơn,Thành cổ Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn và Ngã ba Đồng Lộc...

...Nhưng điều quan trọng nhất bố dặn: Đến Nghĩa trang Trường Sơn Phải tìm bằng được mộ chú Nguyễn mạnh Minh ở khu Hà Nội để Thắp hương cho chú Minh và cháu và mẹ đã làm được điều bố dặn và hai mẹ con và bác đã thắp hết cho các bác các chú ở khu Hà nội .
...
Cháu và mẹ thắp hương cho chú Mạnh Minh.

Cháu và mẹ thắp hương cho chú Mạnh Minh.

...
Cháu đến thăm và thắp hương cho chú Minh. Cháu muốn gửi cho gia đình chú Minh vài ảnh cháu chụp bên mộ chú. Các bác các chú nếu biết Email của nhà chú Minh gửi cho cháu nhé.

...Kính thưa các bác , các cô chú cháu cũng đã đến Thành cổ Quảng Trị và bố dặn ở đấy có rất nhiều các bạn Trường Trỗi của bố đã Hy Sinh, mà đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy phần mộ .
Cháu cũng đã thắp hương và càu nguyện cho tất cả các chú Lâm ly, Chú Cường mèo Chú Doanh mán K5 và cả chú Y hòa nữa.
Lần sau cháu sẽ viết tiếp chuyến đi đầy ý nghĩa nàycủa cháu.
Bây giờ cho cháu chúc sức khỏe đến các Thầy cô đã từng dậy dỗ bố cháu vàcác bác các chú,
chúc các bác các cô chú khỏe và hạnh phúc.

Cháu Hiền Vương


Trích đăng lại bài viết của Hiền Vương K9 (đã đăng tại „Blog Bạn Trường Trỗi”: Thứ hai, ngày 15 tháng mười hai năm 2008)

Xem:

1. Thư cô Loan gửi Hiền Vương - Cô Loan, 14/1/2009, Blog “Bạn Trỗi K5”.
2. CHÁU ĐẾN NGHĨA TRANG TRƯỜNG SƠN - Hiền Vương, 15/12/2008, Blog “Bạn Trường Trỗi”.

Chủ Nhật, 19 tháng 10, 2008

Tin về LS Đỗ Khắc Tiến k6.


Trích đăng lại tin của Hữu Thành (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Chủ nhật, tháng mười 19, 2008)

Tin về LS Đỗ Khắc Tiến k6

Trong dịp về thăm lại Mỹ Yên, Đại Từ hôm qua, các anh K4 đã đến thăm gia đình Tiến Bồ.

"...

Theo lời dặn của Huỳnh Hồng k6, chúng tôi hỏi thăm về LS Đỗ Khắc Tiến k6. Các anh ở Xã biết ngay. Nhà Tiến ở khá xa, gần chân núi ngoài cái ngầm "dắt tay". Anh Quang Bí thư và một cậu thanh niên có bố trước kia ở Lữ 144 đã từng gác nhà các tướng lĩnh chở xe máy chúng tôi đến.

Nhà Tiến đang sửa lại trần nên cả hai đều trong tình trạng ngổn ngang. Cậu em tên Hoàn sinh 1962, trung tá CS điều tra huyện (đã từng ở CS bảo vệ tại HN) tiếp chúng tôi.

Bà mẹ Tiến trông không được mạnh, lại ngãng tai. Chúng tôi chào bà ra về.
Anh Quang chở tôi chạy theo đoàn ra Bombom.
... (HữuThành)"

Xin cảm ơn anh HữuThành và các anh K4!

  

Cũng nhờ thông tin của Huỳnh Hồng (Đỗ Khắc Tiến), hỏi Google thì tại trang WEB  “Nhắn tìm đồng đội“ thấy có tên Đỗ Khắc Tiến (1952-1972-Mỹ Yên-Đại Từ-Sa Thầy) trong DS "Các liệt sĩ nguyên quán Thái Nguyên đã được quy tập tại nghĩa trang tỉnh Kon Tum". Vậy mộ bạn hiện ở Nghĩa trang Sa Thầy. Rẫt tiếc là thông tin này được đưa lên mạng muộn nên các anh K4 đã không trao đổi được với gia đình bạn. Không hiểu gia đình Tiến Bồ có biết điều này? Bác nào có điều kiện, giúp liên lạc với gia đình bạn, biết đâu tin này vẫn có giá trị.

Đã bổ xung LS Đỗ Khắc Tiến vào Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ tại Blog K6


21. Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến

Học sinh khóa 6
Sinh: 1952 Quê: Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên.
Hy sinh: 1972
Mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Sa Thầy - tỉnh Kon Tum.
Liên hệ gia đình: Đỗ Hoàn (em trai) sinh 1962, trung tá CS điều tra huyện Đại Từ.



Xem:
1. Gặp mặt k4 2008 - HữuThành, 19/10/2008 tại Blog "Bạn Trường Trỗi".
2. lời góp 36-40 - trong Mời họp k4 - HữuThành, 15/10/2008 tại Blog "Bạn Trường Trỗi"
3. Đỗ Tiến - Liệt sĩ thứ 30 của Trường Trỗi - Kiến Quốc, 13/8/2008 tại „Blog Bạn Trỗi”

Xem thêm:
4. Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ - Blog K6

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2008

Tưởng nhớ ngày anh Trỗi hy sinh 15/10/1964

Start:     Oct 15, '08
Location:     Nhà tưởng niệm Anh Trỗi - Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam
1. Kỷ niệm ngày 15/10 tại quê hương Anh
Năm nay, sau giỗ Anh (9/9 âm lịch – 7/10/2008) tại TP. HCM, chị Quyên, cháu Phương (cháu ruột của anh Trỗi) và nhà văn Trần Đình Vân (tác giả “Sống như Anh”) đã đưa bức tượng bán thân bằng đồng của Anh Trỗi từ TP. HCM về quê hương Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam và làm lễ nhập tượng tại Nhà tưởng niệm Anh vào ngày 15/10/2008.
Theo lời mời của chị Quyên, đoàn đại biểu của Trường ta do “Bạn Trỗi Miền Trung (BTMT)” đại diện (Hoàng Thị Oanh CNV, Dương Quang Phụng K2, Phạm Việt Cường K3, Nguyễn Thanh Hải K3, Huỳnh Hữu Dũng K4, Phan Hoài Lưu K5, Minh K5 (từ Nghệ An vào), Nguyễn Phúc Học K7, Hoàng Thành K7, Nguyễn Thành Điềm K8, Nguyễn Thăng Long K8, Nguyễn Mạnh Trí K8) đã cùng đoàn Trường NVT TW Cục tích cực tham dự. Đoàn đã trân trọng đặt lẵng hoa và dâng hương tưởng niệm tại bàn thờ Anh.
Hai đoàn trường NVT: TSQ và Trung ương Cục sau đó đã gặp gỡ giao lưu tại KS Bạch Đằng - Đà Nẵng.
(Dương Minh, KienQuoc, Bs Học)

2. Nguyễn Văn Trỗi: Chuyện bây giờ mới kể - Thanh Phúc - Lê Thọ Bình, 15/10/2008, VTC News - HaMeoK6 sưu tầm và giới thiệu tại Blog "Bạn Trường Trỗi"

Xem bài viết:

1. NGÀY GIỖ ANH TRỖI Ở TpHCM - Dương Minh - 8/10/2008 - Blog "Bạn Trường Trỗi".
2. THÔNG BÁO CỦA BTMT - Bs Học - 11/10/2008 - Blog "NguyenPhucHoc".
3. Tượng bán thân Anh hùng Trỗi sẽ chuyển về Điện Bàn - KienQuoc - 14/10/2008 - Blog "Bạn Trường Trỗi".
4. THANH QUÝT QUÊ ANH 15/10/2008 ẢNH NGÀY GIỖ VÀ LỄ ĐẶT TƯỢNG ANH - Bs Học - 15/10/2008 - Blog "NguyenPhucHoc".
5. Ảnh Giỗ A.Trỗi - Bs Học - 15/10/2008 - Blog "NguyenPhucHoc".

Xem thêm:
1. Viếng mộ Anh Trỗi nhân dịp 27/7 - (Bài tổng hợp tại Blog K6) 27/7/2008.
2. Giỗ anh Trỗi - 9/9 âm lịch (19/10/2007)- (Bài tổng hợp tại Blog K6) 23/6/2008.
19. Lời tâm nguyện của chúng tôi - (Nguyễn Chi Phan - Thầy giáo), SRTKL 2, Tr.: 83-85.
20. Viếng mộ anh Trỗi - (Ban Liên Lạc), SRTKL 2, Tr.: 86-88.


Thứ Tư, 8 tháng 10, 2008

Giỗ anh Trỗi - 9/9 âm lịch (7/10/2008)

Start:     Oct 7, '08
Location:     TP HCM
Theo thông lệ hàng năm, gia đình chị Quyên tổ chức giỗ anh Trỗi vào ngày 9/9 âm lịch. Cũng đã thành nếp, cứ ngày này đại diện của Trường ta đã đến để thắp nhang tưởng nhớ đến Anh...

...Trong số thân nhân, bạn bè của gia đình anh Trỗi, chị Quyên, năm nay nổi bật là sự tham dự của các đồng chí Nguyễn Minh Triết, Lê Thanh Hải, cặp vợ chồng anh Lê Hồng Tư và chị Nguyễn Thị Châu, thầy cô và học sinh Trường Nguyễn Văn Trỗi (Trung ương Cục)...

...Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, ngày giỗ Anh luôn là ngày thắm nồng tình cảm thân hữu, bè bạn giành cho người Anh hùng đã đi xa!

(Dương Minh)



Xem bài viết:

* NGÀY GIỖ ANH TRỖI Ở TpHCM - Dương Minh - 8/10/2008 - Blog "Bạn Trường Trỗi".

Xem thêm:
1. Viếng mộ Anh Trỗi nhân dịp 27/7 - Bài tổng hợp tại Blog K6, 27/7/2008.
2. Giỗ anh Trỗi - 9/9 âm lịch (19/10/2007)- Bài tổng hợp tại Blog K6, 23/6/2008.
19 - Lời tâm nguyện của chúng tôi - Nguyễn Chi Phan - Thầy giáo, SRTKL 2, Tr.: 83-85.
20 - Viếng mộ anh Trỗi - Ban Liên Lạc, SRTKL 2, Tr.: 86-88.



Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Kỷ niệm về một bài ca - Duy Đảo



KỶ NIỆM VỀ MỘT BÀI CA


Đào Duy

Nằm trằn trọc trên giường, bài hát “Những ánh sao đêm” của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu trong chương trình ca nhạc tối trên Tivi cứ mãi ám ảnh tôi.

Lời bài hát đụng chạm tới một kỷ niệm của tôi hơn bốn mươi năm về trước.

Năm 1962 lúc đó tôi học lớp hai. Lũ trẻ chúng tôi khi ấy mỗi một mùa trong năm chúng tôi đều có những trò chơi riêng, toàn những trò chơi dân dã mà giờ đây không còn, đã “tuyệt chủng” có chăng chỉ còn tra trong “sách đỏ” mới thấy.

Mùa đông, mùa của trò súng diêm, súng diêm là trò chơi có tính “công nghệ” hớp hồn tất cả lũ trẻ trong xóm chúng tôi.

Sau khi thập thò ở trại mộc cuối phố kiếm được tấm “phôi” gỗ 3x15x20 là tuyệt vời. Về nhà tìm một chiếc đinh to, đập bẹt một đầu để làm đục. Sau hai ba ngày kỳ cạch cuối cùng khẩu súng gỗ cũng được hình thành.

Chúng tôi mặc sức sáng tạo. Khẩu súng thằng bạn tôi làm giống y khẩu “Pạckhọoc” trong phim tàu. Nhưng chỉ những tay nào hào hoa, giàu trí tưởng tượng thì mới sáng tạo ra. Còn tôi, tôi cứ làm theo mẫu mã cổ điển đơn giản có đủ báng, nòng và một cái lỗ để cho “đầu van” vào sau khi ho sặc sụa và mắt cay xè vì lúi húi ở cái lò than dùi cho xong cái lỗ trong nòng súng.

Khâu quan trọng nhất của khẩu súng là cái “đầu van”. Về cái “đầu van” này mà có lần tôi xuýt bị một trận đòn tuốt xác nếu sự việc vỡ lở ra.

Hồi đó nhà tôi ở là một ngôi biệt thự được xây từ thời Pháp. Bộ tư lệnh quân khu phân cho bốn gia đình. Tầng trên có gia đình tôi và gia đình bác Tường (Bác nguyên là đại tá chính ủy sư 320, 308 khi đánh Quảng trị năm 1972 sau đó bác được điều về làm phó tổng thanh tra quân đội. Bác mất 19/8/1981)

Bác Tường ở một mình. Gia đình bác ở xa nên bác chỉ nhận một phòng lớn đủ ở khi có bác gái và con cháu thỉnh thoảng lên thăm. Còn lại gia đình tôi “chiếm hết”.

Tầng dưới là gia đình bác chính ủy và gia đình bác tư lệnh phó hậu cần quân khu.

Bác Tường coi tôi như con vì tôi cùng tuổi lít nhít như lũ con của bác. Có kẹo bánh ngon hay thứ gì lạ khi bác đi dự tiệc hay đi công tác về bác đều dành cho tôi nên tôi với bác “thân nhau” như hai người bạn vậy.

Một lần sang phòng bác chơi tôi thấy trên bàn của bác có một chiếc xăm sao vàng còn mới, có lẽ bác đem ra chuẩn bị thay vào chiếc xe đạp thống nhất của mình. Mắt tôi sáng rực lên khi nhìn thấy chiếc đầu van vàng óng cắm trên chiếc xăm xe. Tôi như kẻ đói năm Ất Dậu đứng trước tô cháo gà bốc khói nghi ngút. Trong đầu tôi “ước gì mình có được chiếc đầu van kia? Khẩu súng đã hoàn tất chỉ còn thiếu mỗi mình nó!”.

Thế là chẳng nói chẳng rằng tôi chạy về nhà xách chiếc kéo cắt chỉ của mẹ len lén sang phòng bác rồi mắm môi mắm lợi cắt nghiến ngay cái đầu van phóng vội về nhà giấu xuống gậm giường rồi ở tịt nhà không sang phòng bác nữa.

Một lúc sau tôi thấy tiếng bác gọi ngoài cửa:

- Duy ơi sang bác bảo!.

Biết không thể trốn được vì chỉ có mỗi mình tôi ở nhà. Tôi đành lủi thủi đi qua phòng bác coi như không có chuyện gì xảy ra.

Vừa sang tới nơi bác đã hỏi:

- Đang chơi với bác sao lại bỏ về? bác bận sửa chiếc xe đạp không có ai tiếp chuyện buồn hả?

Vòng vèo một hồi rồi bác hỏi:

- Cháu có cất hộ bác cái “đầu van” xe không?

Tôi lí nhí trả lời:

- Không ạ!

- Lạ nhỉ! Chỉ có hai bác cháu mà cái “đầu van” bị ai cắt mất? có lẽ trong khu nhà của chúng ta có kẻ trộm chăng? Cháu ngồi đây bác đi báo công an để các chú ấy điều tra, phen này thế nào các chú ấy cũng tìm ra thủ phạm, các chú ấy mà bắt được thì chỉ có nước tù mọt xương.

Bác còn “tra tấn” tôi thêm:

- Không khéo các chú ấy còn thông báo với nhà trường và bị đuổi học nữa.

Tôi sợ đến vãi tè ra quần, thế là tôi khóc toáng lên và tuồn tuột khai hết sự tình.

Bác lấy khăn lau nước mắt cho tôi và giảng giải một hồi về việc làm sai trái của mình rồi động viên tôi bằng mấy viên kẹo.

Thế là bác đành bỏ giở việc thay chiếc xăm xe mới, cẩn thận dựng lại chiếc xe vào góc phòng rồi nói với tôi: “yên tâm bác sẽ không cho bố mẹ cháu biết chuyện này đâu”.

Bài học “sư phạm” ấy của bác đã theo tôi đi suốt cuộc đời. Sau này khi lớn lên có gia đình và có con tôi đã vận dụng những kiến thức ấy để giáo dục thằng con tôi.

Cũng những năm ấy tôi có thằng bạn thân học cùng lớp, tên nó là Đạt ngồi ngay sát bên tôi ở dãy bàn trên cùng. Bố Đạt làm nghề sửa chữa xe đạp, nhà Đạt ở gần trường. Hôm đó trong giờ học Đạt quay sang khoe với tôi. Hắn rút từ trong túi quần ra một cái bao diêm rồi cẩn thận mở ra, bên trong là cái gói giấy, tờ giấy gói được xé từ quyển sổ tay, trong lớp giấy là một chiếc “đầu van” Pháp mới cứng. Mắt nhìn chiếc “đầu van” trong miệng tôi nước bọt không biết ở đâu tuôn ra lắm thế.

Đối với Đạt chiếc “đầu van” thật đơn giản còn với tôi là cả một ước mơ lớn lao. Suốt trong giờ học đầu óc tôi chỉ vẩn vơ nghĩ tới chiếc “đầu van” và tự nhiên tôi nghĩ ra “trò”. Tôi nhẹ nhàng thò tay vào túi quần của hắn. Đạt không hề biết gì. “Khua khoắng” một hồi tôi bỗng thấy một vật gì mềm mềm cỡ bằng đầu ngón tay. Không phải! Cái đầu van cứng mà phải nằm trong bao diêm? Thế là tôi bỏ qua cái vật mềm mềm bằng đầu ngón tay ấy. Đây rồi! nó nằm đây! Đạt vẫn không hề hay biết. Tôi nhẹ nhàng lấy bao diêm ra, mục đích của tôi muốn dấu đi để trêu Đạt.

Thấy công việc trót lọt hoàn hảo quá mà thằng bạn không hề hay biết. Thế là lòng tham và sự thèm muốn dâng tràn trong đầu óc thiển cận của tôi. Tôi không còn đủ ý chí để cưỡng lại cám dỗ vật chất nữa.

Giờ ra chơi tôi phóng một mạch về nhà và vội vã quay trở lại trường. Nhưng không kịp, 30 phút nghỉ giữa giờ không đủ thời gian cho tôi từ trường về nhà và quay trở lại lớp, khi tới các lớp đã vào tiết học mới.

Vừa tới gần cửa lớp tôi đã nghe thấy tiếng khóc thảm thiết từ trong vọng ra. Tiếng khóc nghèn nghẹt bởi nước mắt, nước mũi tràn ứ trong cuống họng. Giọng Đạt méo xẹo: “Cô ơi! Em bị mất cái đầu van Pháp rồi! chỉ có nó thôi! em chỉ cho một mình nó biết! hu hu u u…

- Thưa cô em vào muộn!

Cả lớp dồn hết ánh mắt nghi ngờ về phía cửa lớp nơi tôi đang đứng. Lúc này giọng Đạt lại ùng ục vống lên: “Trả tao cái đầu van! Cô ơi! Chỉ có nó! Hu hu u u …

- Duy em đi đâu bây giờ mới vào?

Ngập ngừng một lúc tôi mới cất được lên lời:

- Dạ thưa cô … thưa cô … em bị đau bụng nên giờ ra chơi tranh thủ về nhà giải quyết .

Không hiểu sao tôi lại trơn tru trả lời cô không một chút ngượng ngập như thế?

Chuyện đau bụng của tôi đã có “tiền sử”, nên tôi đem ra làm vũ khí để hù dọa cô, dọa luôn cả lũ bạn trong lớp chăng?

Số là thế này: Có một lần tôi bị đau bụng, chả biết giờ ra chơi tôi ăn phải cái quái gì? Thịt bò khô hay ốc mút hay táo dầm, khế dầm … hay gì gì chẳng biết nữa của ông già người tầu bán ở đầu chợ “Baty” ngay sát cổng trường mà khi vào lớp tôi bị đau bụng ghê gớm.

Đáng lẽ ra thì tôi cũng cố nhịn được cho tới lúc tan trường. Nhưng khổ cho tôi, tôi lại ngồi ngay bàn đầu, xúi quẩy hôm ấy lại vớ phải mấy đứa trực nhật chết tiệt “lười” không chịu giặt giẻ lau bảng. Khi cô xóa bảng bụi phấn bay mù mịt. Tôi lại có tật viêm mũi dị ứng nên tôi nhảy mũi, hắt xì hơi liên tục.

Thế có chết không! các bác tính đau bụng đi cầu mà hắt xì hơi thì coi như “hết thuốc”. Thế là bao nhiêu sản phẩm “đầu tôm và xương cá” tôi cho ra bằng hết. Nửa lớp phía trên bọn bạn dạt hết về phía sau, đứa thì bịt mũi, đứa thì vơ vội lấy tập vở che lên miệng. Đến độ cô giáo cũng phải vọt ra ngoài cửa lớp tay cầm tập giáo án quạt lia lịa. Thế là cô buộc phải cho tôi về và cứ thế sản phẩm theo ống quần rơi xuống đường theo tôi tới tận nhà.

Có lẽ do ám ảnh bởi “tỳ vết” cũ của tôi nên sau khi vãn hồi trật tự cô tuyên bố sự việc sau giờ học sẽ giải quyết. Rồi lớp học lại đâu vào đấy cho tới hết buổi.

Khi ra về tôi và Đạt lại chuyện trò bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra. Đạt còn nói với tôi “tao còn mấy cái đầu van nữa, cái đó chưa tốt, mai tao cho mày xem chiếc khác còn oách hơn nhiều”.

Sau giờ học cô giáo chắc cũng vội về đón con nên cũng chả thiết gì tới việc giải quyết vụ việc lặt vặt con trẻ. Bọn bạn trong lớp cũng cuống cuồng vì bố mẹ đang chờ trước cổng trường. Sự việc của tôi trôi về quá khứ chả còn ai nhắc tới nữa.

Yêu biết bao tuổi thơ, tuổi của tình cảm bộc phát dễ quên và cũng dễ bỏ qua, chả bao giờ để bụng, chả thù dai hay ghen ghét tị hiềm ai, vô tư khoáng đạt những tình cảm đó thật đẹp và hồn nhiên biết bao. Khi lớn lên tôi chỉ thấy tiếc. Sao người lớn chúng ta không còn giữ được sự hồn nhiên, vô tư như thế!!!

Ngay chiều hôm đó về đến nhà tôi vội chui vào gậm giường lôi chiếc bao diêm có cái đâu van ra để lắp vào súng. Chiếc đầu van được bọc trong tờ giấy xé từ cuốn sổ tay phủ kín chữ còn nguyên màu mực tím. Khi tôi vuốt thẳng tờ giấy ra thì thật ngạc nhiên, các bác có biết gì không? Đó là lời của bài hát “những ánh sao đêm” mà đài phát thanh mới phổ biến trong phần học hát chiều chủ nhật.

Mấy bà chị trong khu tôi như vớ được vàng. Không hiểu sao chiều chủ nhật trong phần phổ biến ca khúc mới lại chả “bà” nào chịu tham gia. Mấy ngày sau nghe lại bài ca thấy hay quá nên tiếc hùi hụi.

Vớ được lời bài ca tôi đưa mấy “mẹ” chổng mông lên hí húi chép vào sổ tay rồi nghêu ngao như nhà có đám.

Sổ tay của các “mẹ” ấy ghi linh ta, linh tinh. Có lần tôi đọc trộm mà chả hiểu gì. Từ nhật ký tới lưu bút và bài hát thậm chí cả “lịch” nữa: “Hôm nay thứ bảy: bạn gặp niềm vui. Thứ hai: cẩn thận! bạn trai trong lớp đang để ý bạn … Thứ năm: buồn vô cớ …” Toàn là những câu vớ vẩn.

Khi tôi hỏi thì các “mẹ” ấy giải thích “chuyện của người lớn, của đàn bà con gái, trẻ con không được biết”.

Mà cũng lạ hồi đó “mẹ” nào trong khu tôi cũng có một cuốn sổ tay như thế, nó như phong trào vậy giờ nghĩ lại mới biết các “mẹ” ngày xưa lãng mạn thật.

Còn với Đạt sáng hôm sau gặp nhau ở lớp hắn than vãn với tôi.

Hôm qua đi học về tao bị bà chị quật cho một trận vì tội “ẩu” dám xé sổ tay của bà ấy mà lại nhằm đúng cái tờ bài hát “những ánh sao đêm” bà ấy mới chép chưa kịp thuộc. Tao ra sức cãi, nhưng cái lý cứ đuối dần. Vì có lần tao bị bà ấy bắt quả tang xé giấy khen của bà ấy làm giấy đi cầu. Sáng hôm sau bà ấy phát hiện vứt trong sọt đựng giấy ở “toalet”. Tao bị “bà ấy” mách bà già tao, rồi bà già tao lại đi mách với ông già tao – hắn dài dòng. Thế là ông già giã cho một trận “thừa sống thiếu chết” nên tao đành phải thừa nhận

Tôi quay đi không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt “đau khổ” của thằng bạn, lòng đầy ân hận. Trên đời này lắm cái oái oăm, nhiều khi niềm vui của thằng này lại là nỗi khổ của thằng khác. Tôi cứ day dứt.

Sau này nghe nói khi lớn lên Đạt đi bộ đội và “hy sinh tại chiến trường phía nam” theo như thông báo hết sức “vô trách nhiệm” của cơ quan chính sách.

Hòa bình, gia đình Đạt nhiều năm ngược xuôi Nam Bắc, lặn lội “thầy bà” mà chả tìm thấy xác.

Mỗi khi nghe ca khúc “Những ánh sao đêm” tôi lại nhớ tới Đạt, nhớ tới sự “ly kỳ” của lời một bài ca đối với riêng tôi. Tôi lẩm bẩm lời bài hát trên giường và miên man nỗi nhớ… nhớ thằng bạn tuổi ấu thơ giờ không biết “lăn lóc” nơi đâu?

 

T/p Hồ Chí Minh ngày thương binh liệt sỹ-27/7/08

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2008

Đỗ Tiến - Liệt sĩ thứ 30 của trường Trỗi - Kiến Quốc



Đỗ Tiến - Liệt sĩ thứ 30 của Trường Trỗi



...

Năm 2000 khi lên dự lễ Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho xã Mỹ Yên, anh Giao k2 cùng Phan Đình Nhân k6 có đến thăm gia đình LS Đỗ Tiến(?) là học sinh k6 Trỗi. Hôm vừa rồi anh Giao có xác nhận việc này. Vậy BLLk6 khẩn trương tìm hiểu và truy cập tư liệu cho BBT sách Tập 3. Như vậy số LS của trường Trỗi là 30 chứ không phải 29!
...

Đăng lại tin của Kiến Quốc (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Thứ tư, 13 tháng 8, 2008)

Xem "Tin thêm" trong bài viết: Với An Mỹ từ cái nhìn khác! Kiến Quốc - 13/8/2008 tại „Blog Bạn Trỗi”.

 

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2008

Bạn Trỗi các nơi tưởng niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7


1. Chủ nhật 29/6:

- Khắc Việt K7, trên đường xuyên Việt, đã cùng đoàn thắp hương cho LS Nguyễn Mạnh Minh K6 tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn ở Quảng Trị.
Xem: Quảng Trị - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi"

2. Thứ tư 23/7:

- BLL K7 Hà Nội (M.Thắng,Q.Thắng,V.Triều,T.Tráng) cùng ba trợ lý K.Việt, T.Quốc và Minh “V” đã viếng thăm nhà hai bạn liệt sĩ Đặng Đình KỳTrần Hữu Dân.
Xem: HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi"

3. Thứ sáu 25/7:

- Tr M (Tống Ngọc Tráng - Tráng mèo) và Khắc Việt đã đại diện anh em K7, đi cùng Hạnh, bạn gái và Dũng, em rể Thảo về Thái Nguyên Thắp hương trên mộ bạn Nguyễn Đức Thảo, sau đó về thăm mẹ Thảo hiện đang ở gần viện 103.
Xem:
Góp ý 15. của bài TIN NÓNG - Tr M - Blog K8 "Út Trỗi".
+ HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi".

- Quyết Thắng K7 thắp hương cho Lại Xuân Lợi tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Nam Định.
Xem: HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi".

4. Thứ bảy 26/7:

- Tại Hà nội, Ban liên lạc K8 cùng Nguyễn Ngọc Đại B6, đã đến thắp hương cho Liệt sĩ Bùi Thọ Tuyến và thăm hỏi gia đình.
Xem: Tin nhanh về 27/7 tại Hà nội - Blog K8 "Út Trỗi".

- Tại Tp. HCM, theo kế hoạch của Trường, Bạn Trỗi các khóa đã viếng mộ Anh Trỗi.
...Với hơn bốn chục người tham gia, gần đủ các thành phần đại diện cho Trường bao gồm: cán bộ, giáo viên (thầy Trọng), K3 (5 người), K4 (11 người), K5 (5 người), K6 (1 người), K7 (3 người), K8 (8 người) và K9 (vợ Đôn Hà, con rể Trí Hưng, con gái Quốc Anh và các lái xe). Đây là lần đi viếng mộ Anh đông nhất, hoành tráng nhất...
...Nghi lễ không quá cầu kỳ nhưng trang trọng trong bầu không khí thân thiết. Có hoa tươi, quả ngọt, nhang thơm…, có những lời phát biểu chân tình và sâu lắng (do Thầy Trọng đại diện), có chị Quyên thay mặt vong linh Anh trực tiếp tiếp nhận tình cảm của thầy trò Trường TSQ NVT... Dương Minh

...Thầy Trọng thay mặt trường phát biểu trước mộ anh. Cắm nhang xong, lần lượt các khoá thay phiên nhau chụp ảnh kỉ niệm. Chúng tôi không quên thắp nhang cho song thân chị Quyên ngay cạnh đó...(HBĐ
).

Sau đó đã về thắp nhang cho Anh tại bàn thờ của gia đình và thăm nhà chị Quyên (Thảo Điền).
K8 viếng mộ các bậc phụ huynh và các Liệt sĩ Trường Trỗi tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố.

Xem:
+ Tin 27/7 - HBĐ - Blog K8 "Út Trỗi".
+ Viếng mộ anh Trỗi. - Đỗ Nghĩa - Blog K8 "Út Trỗi".
+ Tưởng niệm Anh hùng LS Nguyễn Văn Trỗi. - AMK3 Blog K3.
+ NIỀM VUI VÀ NỖI BUỒN - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".
+ CHUYỆN BÊN LỀ - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".


- Từ CHLB Đức, Đức Dũng K5 đã gửi 1 bài thơ viếng ANH TRỖI
Xem:
VIẾNG ANH - Đức Dũng - Blog "Bạn Trường Trỗi".

5. Chủ nhật 27/7:

K5 phía Bắc chia 2 cánh:
- Cánh 1 do Vinh “sái”, Lê Bình, Việt Dũng và anh em đi thăm gia đình các LS Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm và Vũ Kiên Cường...
- Cánh 2 về Gia Lộc, Hải Dương viếng bạn Phạm Văn Hạo có Quang Bắc, Minh Đạo, Hạ Thanh Xuyên và vợ chồng Bùi Chương-Vân Anh được anh Hiển k2 (anh trai Hạo) dẫn đường và Kiến Quốc làm tài xế...(Kiến Quốc)

Phía Nam: Chỉnh Huấn báo ra: riêng LS Hùynh Kim Trung sẽ được tổ chức đến thăm vào ngày giỗ 21/8 tới.

Xem: Khoá 5 và ngày 27/7 năm nay - Kiến Quốc - Blog "Bạn Trường Trỗi".

6. Thứ năm 31/7

Anh em k7 (Khắc Việt, Văn Hùng, Thắng Bình, Việt Triều, Bình “mèo”), K8 (Thạch “C” từ SG) và đại diện BLL Trường Trỗi (Kiến Quốc) về thăm gia đình LS Lại Xuân Lợi, thắp hương cho bạn tại NTLS xã Nam Vân, Nam Định và tại nhà thờ họ...(Kiến Quốc)
Xem:
+ Về thăm LS Lại Xuân Lợi - Kiến Quốc - Blog K8 "Út Trỗi".
+ THÊM VÀI HÌNH ANH VỀ NHÀ LỢI - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi".
+ VỀ THĂM LẠI XUÂN LỢI - Hòa Bình - Blog K8 "Út Trỗi".

* Trong Nam, Ban Liên lạc k6 do Nam Điện chủ trì cũng đã đến thăm gia đình LS Chu Tấn QuangLS Đặng Bá Linh.

Xem bài viết:

1. Họat động tình nghĩa nhân 27/7
- TranKienQuoc tại Blog "Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi".
2. Thông báo viếng mộ AHLS Nguyễn Văn Trỗi - Dương Minh, Blog Bạn Trường Trỗi
3. TIN NÓNG - K.Viet tại Blog K8 "Út Trỗi"

Xem thêm:
4. Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ - Blog K6


Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2008

Chuyến hành hương về cội nguồn - Vân, Mai - Quảng, Nguyên



Chuyến hành hương về cội nguồn


Là con của những cựu tù chính trị thời chống Pháp, chúng tôi mong có dịp thăm lại những nơi cha chúng tôi đã sống, chiến đấu và chiến thắng. Vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/2007) chúng tôi đã lên thăm Nhà tù Sơn La và gia đình LS-AHLLVT Lò Văn Giá.

Sơn La – hơn 60 năm trước là nơi “rừng thiêng nước độc”, nợi mà thực dận Pháp đã biến thành địa ngục trần gian để lưu đày, hành hạ, giết dần giết mòn cả thể xác lẫn tinh thần những người chống lại chúng. Giữa núi rừng Tây Bắc điệp trùng, hôm nay mọc lên 1 thị xã, tuy chưa thật rộng lớn, sầm uất nhưng những con đuờng mới mở, những công trình đang xây, cho thấy sẽ là 1 thị xã đẹp và thơ mộng trong tương lai.

khu di tích Nhà tù Sơn La

Đây là khu di tích Nhà tù Sơn La, nơi cha chúng tôi đã từng bị thực dân Pháp giam giữ. Nhà ngục trên đỉnh đồi đã bị bom Pháp (1944) và bom Mỹ (1968) phá hỏng. Phần tường nhà giam nổi trên mặt đất chỉ còn 30-50cm; nhưng cũng đủ đề hình dung trong khuôn viên 2170m2 ấy đã có 49 phòng giam lớn nhỏ với các hình thù méo mó, dị dạng. Thời gian cao điểm nhất có tới 500 tù chính trị bị giam cầm tại đây. Đã được nghe kể nhiều về Nhà tù Sơn La nhưng khi tận mắt nhìn từng phòng giam và nghe những câu chuyện gắn với nó qua lời cán bộ thuyết minh của Bảo tàng mới thật xúc động.

Nhà tù Sơn La không chỉ nổi danh với chế độ hà khắc, những ngón đòn tra khảo tàn bạo, độc ác của bọn thực dận, là minh chứng sống cho ý chí bất khuất, nghị lực phi thường, niềm tin mãnh liệt của những chiến sĩ cộng sản lớp tiền bối mà hôm nay đây tên tuổi được lưu lại trên các đường phố của thị xã như Tô Hiệu, Trần Huy Liệu… mà còn được biết đến bởi cuộc vượt ngục có 1 không 2 như huyền thoại của 4 chiến sĩ cộng sản Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Trân, Lưu Đức Hiểu. Cuộc vượt ngục, xuyên rừng, lội suối, leo đèo ấy do anh thanh niên dân tộc Thái Lò Văn Giá dũng cảm đưa đường.

Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Lò Văn GiáChúng tôi dành nửa thời gian ở Sơn La đến thăm gia đình anh Lò Văn Thiện, con trai AH-LS Lò Văn Giá. Anh Thiện kể lại: Khi bố tôi đưa đường cho các bác ra tới nơi an toàn, khi trở về nhà thì bị Pháp phục bắt và xử bắn ngay. Lúc đó tôi mới 2 tháng tuổi, chị gái tôi (Lò Thị Liêu) khoảng 2 tuổi, nhà còn bà nội già yếu. Gia đình tôi đã từng rất khó khăn nhưng các bác chưa bao giờ quên chúng tôi. Tôi đã từng được Đảng, Nhà nước cho sang Liên-xô học về công tác Đoàn, rồi về làm việc ở Văn phòng Tỉnh uỷ. Nay cả 2 vợ chồng đã nghỉ hưu với lương hưu gần 3 triệu/tháng. Năm đứa con tôi đều được chính quyền chăm lo chu đáo, được tạo điều kiện học các trường phổ thông, trường dạy nghề. Cái khó là ở chỗ bây giờ yêu cầu nhiều tiêu chuẩn mà các cháu khó đáp ứng như vi tính, ngoại ngữ… cho nên chưa tìm được việc làm.

Trong không khí thân tình, anh Thiện chỉ vào ngôi nhà sàn bằng bê-tông kiên cố, khang trang và kể rằng đó là quà tặng của Tỉnh uỷ năm 1989. Gia đình có sửa lại cho đẹp hơn nhưng vẫn giữ dáng dấp bao đời của nhà sàn dân tộc Thái. Anh chị rót rượu mời chúng tôi cùng chúc cho nhau sức khỏe và may mắn.

Lưu luyến chia tay anh chị Thiện và các cháu, trong lòng thầm chúc cho các cháu sớm tìm được việc làm thích hợp.

Tháng 8/2007
Vân Mai - Quảng Nguyên

(BBT: Tháng 7/2007, các bạn k6 Tường Vân, Tuấn Quảng, Thắng “híp” đã du hành lên thăm Sơn La).

Đăng lại bài viết của Vân, Mai - Quảng, Nguyên (đã đăng tại „Blog Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi”: Thứ sáu, ngày 25 tháng bảy năm 2008)

Xem bài viết:
1. Một cử chỉ đẹp - Hữu Thành - Blog Bạn Trường Trỗi, 30/7/2007

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2008

Hoạt động tình nghĩa nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

Start:     Jul 23, '08
End:     Jul 31, '08
Location:     VN





1. Chủ nhật 29/6:

- Khắc Việt K7, trên đường xuyên Việt, đã cùng đoàn thắp hương cho LS Nguyễn Mạnh Minh K6 tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn ở Quảng Trị.
Xem: Quảng Trị - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi"

2. Thứ tư 23/7:

- BLL K7 Hà Nội (M.Thắng,Q.Thắng,V.Triều,T.Tráng) cùng ba trợ lý K.Việt, T.Quốc và Minh “V” đã viếng thăm nhà hai bạn liệt sĩ Đặng Đình KỳTrần Hữu Dân.
Xem: HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi"

3. Thứ sáu 25/7:

- Tr M (Tống Ngọc Tráng - Tráng mèo) và Khắc Việt đã đại diện anh em K7, đi cùng Hạnh, bạn gái và Dũng, em rể Thảo về Thái Nguyên Thắp hương trên mộ bạn Nguyễn Đức Thảo, sau đó về thăm mẹ Thảo hiện đang ở gần viện 103.
Xem:
Góp ý 15. của bài TIN NÓNG - Tr M - Blog K8 "Út Trỗi"
+ HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi"

- Quyết Thắng K7 thắp hương cho Lại Xuân Lợi tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Nam Định.
Xem: HOẠT ĐỘNG K7 NHÂN NGÀY 27/7 - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi".

4. Thứ bảy 26/7:

- Tại Hà nội, Ban liên lạc K8 cùng Nguyễn Ngọc Đại B6, đã đến thắp hương cho Liệt sĩ Bùi Thọ Tuyến và thăm hỏi gia đình.
Xem: Tin nhanh về 27/7 tại Hà nội - Blog K8 "Út Trỗi"

- Tại Tp. HCM, theo kế hoạch của Trường, Bạn Trỗi các khóa đã viếng mộ Anh Trỗi.
...Với hơn bốn chục người tham gia, gần đủ các thành phần đại diện cho Trường bao gồm: cán bộ, giáo viên (thầy Trọng), K3 (5 người), K4 (11 người), K5 (5 người), K6 (1 người), K7 (3 người), K8 (8 người) và K9 (vợ Đôn Hà, con rể Trí Hưng, con gái Quốc Anh và các lái xe). Đây là lần đi viếng mộ Anh đông nhất, hoành tráng nhất...
...Nghi lễ không quá cầu kỳ nhưng trang trọng trong bầu không khí thân thiết. Có hoa tươi, quả ngọt, nhang thơm…, có những lời phát biểu chân tình và sâu lắng (do Thầy Trọng đại diện), có chị Quyên thay mặt vong linh Anh trực tiếp tiếp nhận tình cảm của thầy trò Trường TSQ NVT... Dương Minh

...Thầy Trọng thay mặt trường phát biểu trước mộ anh. Cắm nhang xong, lần lượt các khoá thay phiên nhau chụp ảnh kỉ niệm. Chúng tôi không quên thắp nhang cho song thân chị Quyên ngay cạnh đó...HBĐ


Sau đó đã về thắp nhang cho Anh tại bàn thờ của gia đình và thăm nhà chị Quyên (Thảo Điền).
K8 viếng mộ các bậc phụ huynh và các Liệt sĩ Trường Trỗi tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố.

Xem:
+ Tin 27/7 - HBĐ - Blog K8 "Út Trỗi".
+ Viếng mộ anh Trỗi. - Đỗ Nghĩa - Blog K8 "Út Trỗi".
+ Tưởng niệm Anh hùng LS Nguyễn Văn Trỗi. - AMK3 Blog K3.
+ NIỀM VUI VÀ NỖI BUỒN - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".
+ CHUYỆN BÊN LỀ - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".


- Từ CHLB Đức, Đức Dũng K5 đã gửi 1 bài thơ viếng ANH TRỖI
Xem:
VIẾNG ANH
- Đức Dũng - Blog "Bạn Trường Trỗi".


5. Chủ nhật 27/7:

K5 phía Bắc chia 2 cánh:
- Cánh 1 do Vinh “sái”, Lê Bình, Việt Dũng và anh em đi thăm gia đình các LS Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm và Vũ Kiên Cường...
- Cánh 2 về Gia Lộc, Hải Dương viếng bạn Phạm Văn Hạo có Quang Bắc, Minh Đạo, Hạ Thanh Xuyên và vợ chồng Bùi Chương-Vân Anh được anh Hiển k2 (anh trai Hạo) dẫn đường và Kiến Quốc làm tài xế...(Kiến Quốc)

Phía Nam: Chỉnh Huấn báo ra: riêng LS Hùynh Kim Trung sẽ được tổ chức đến thăm vào ngày giỗ 21/8 tới.

Xem: Khoá 5 và ngày 27/7 năm nay - Kiến Quốc - Blog "Bạn Trường Trỗi".


6. Thứ năm 31/7


Anh em k7 (Khắc Việt, Văn Hùng, Thắng Bình, Việt Triều, Bình “mèo”), K8 (Thạch “C” từ SG) và đại diện BLL Trường Trỗi (Kiến Quốc) về thăm gia đình LS Lại Xuân Lợi, thắp hương cho bạn tại NTLS xã Nam Vân, Nam Định và tại nhà thờ họ...(Kiến Quốc)
Xem:
+ Về thăm LS Lại Xuân Lợi - Kiến Quốc - Blog K8 "Út Trỗi".
+ THÊM VÀI HÌNH ANH VỀ NHÀ LỢI - Khắc Việt - Blog K8 "Út Trỗi".
+ VỀ THĂM LẠI XUÂN LỢI - Hòa Bình - Blog K8 "Út Trỗi".


* Trong Nam, Ban Liên lạc k6 do Nam Điện chủ trì cũng đã đến thăm gia đình LS Chu Tấn QuangLS Đặng Bá Linh.


Xem:

1. Họat động tình nghĩa nhân 27/7 - TranKienQuoc tại Blog "Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi".
2. Thông báo viếng mộ AHLS Nguyễn Văn Trỗi - Dương Minh - Blog Bạn Trường Trỗi
3. TIN NÓNG - K.Viet tại Blog K8 "Út Trỗi")

Xem thêm:
4. Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ - Blog K6


Thứ Hai, 21 tháng 7, 2008

Viếng mộ Anh Trỗi nhân dịp 27/7

Start:     Jul 26, '08 07:30a
Location:     Nghĩa trang Văn Giáp - Giồng Ông Tố (phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Tp. HCM)
...Với hơn bốn chục người tham gia, gần đủ các thành phần đại diện cho Trường bao gồm: cán bộ, giáo viên (thầy Trọng), K3 (5 người), K4 (11 người), K5 (5 người), K6 (1 người), K7 (3 người), K8 (8 người) và K9 (vợ Đôn Hà, con rể Trí Hưng, con gái Quốc Anh và các lái xe). Đây là lần đi viếng mộ Anh đông nhất, hoành tráng nhất...

...Nghi lễ không quá cầu kỳ nhưng trang trọng trong bầu không khí thân thiết. Có hoa tươi, quả ngọt, nhang thơm…, có những lời phát biểu chân tình và sâu lắng (do Thầy Trọng đại diện), có chị Quyên thay mặt vong linh Anh trực tiếp tiếp nhận tình cảm của thầy trò Trường TSQ NVT...
(Dương Minh)

...Thầy Trọng thay mặt trường phát biểu trước mộ anh. Cắm nhang xong, lần lượt các khoá thay phiên nhau chụp ảnh kỉ niệm. Chúng tôi không quên thắp nhang cho song thân chị Quyên ngay cạnh đó...
(HBĐ)

Xem:
  1. Bạn Trỗi các nơi tưởng niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 - K6 - 27/7/2008 - Blog K6.
  2. Viếng mộ anh Trỗi. - Đỗ Nghĩa - 27/7/2008 - Blog "Út Trỗi".
  3. Tin 27/7 tại Thành phố HCM - HBĐ - 26/7/2008 - Blog "Út Trỗi".
  4. Viếng ANH - Đức Dũng, 26/07/2008, Blog K4.
  5. Tưởng niệm Anh hùng LS Nguyễn Văn Trỗi. - AMK3 Blog K3.
  6. NIỀM VUI VÀ NỖI BUỒN - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".
  7. CHUYỆN BÊN LỀ - Dương Minh - Blog "Bạn Trường Trỗi".
  8. TIN NÓNG - Dương Minh - 24/7/ 2008 - Blog "Bạn Trường Trỗi".
  9. Thông báo viếng mộ AHLS Nguyễn Văn Trỗi - Dương Minh - 21/7/2008 - Blog "Bạn Trường Trỗi".




Thứ Tư, 16 tháng 7, 2008

Đồng đội ơi! - Kiến Quốc


Tối nay, sau chương trình Thời sự của VTV, bật sang kênh HTV của Đài Truyền hình HN vừa đúng lúc phát phóng sự “Đồng đội ơi!”.

Trên nền nhạc và lời của ca khúc “Đồng đội ơi!”, nhóm làm phim đã nhắc đi nhắc lại rằng, chúng ta - những người còn sống - đã bao lần gọi “Đồng đội ơi!” mà đồng đội chúng ta - những người đang yên nghỉ trong những nấm mồ trên các NTLS “theo hàng ngang, hàng dọc” - mãi không trả lời(!)…

mộ LS Nguyễn Mạnh Minh của chúng ta ở NTLS Trường SơnVà… tôi đã phải bật ra câu “Con ơi, bạn ba đấy!” khi được nhìn cận cảnh mộ LS Nguyễn Mạnh Minh của chúng ta ở NTLS Trường Sơn. Hình ảnh chú lính trẻ măng, mặt hãy còn lông tơ của Mạnh Minh chợt hiện ra trước mắt tôi. Cảm ơn phóng sự cho thấy ít nhất 3 lần hình ảnh mộ bạn. Chả hiểu Mạnh Quang có xem được lúc này?

Còn nhớ nhiều anh em ta khi tới đây đều gọi về hỏi thăm xem Mạnh Minh nằm ở đâu để thắp hương. Đầu tiên là cô giáo Bích Liên (em gái Đức Cảnh k6 ở Quy Nhơn), sau đó là Trần Chí Thọ k3, Hữu Thành k4 rồi em Khương Tú Anh ở TCKT … Lần rồi Khắc Việt k7 ghé thăm Mạnh Minh, đã email về: “Theo hướng dẫn của anh Hữu Thành, em mang theo hộp sơn đỏ, nhưng lần này chữ trên bia mộ Minh và đồng đội đã được tô lại. Chữ khắc sâu trên mặt đá được tô sơn đỏ, rất rõ nét. Em đã để lại hộp sơn…”.

Vậy là ngày 27/7- ngày toàn dân tưởng nhớ tới sự hy sinh của hàng triệu, hàng triệu thương binh, liệt sĩ - lại sắp tới. Trong số đó, Trường Trỗi chúng ta có 2 thầy giáo và 27 bạn học.

Nếu có điều hiện, các bạn hãy đến thắp nhang cho thầy, bạn chúng ta. Tại TpHCM có LS Lê Minh Tân k3 nằm cùng NTLS với LS Võ Dũng k5. Ai ra Quảng Trị dịp này nhớ thắp hương cho Mạnh Minh ở NTLS Trường Sơn. Tại HN có LS Vũ Chí Dũng mới quy tập về mấy năm trước, tại Dung Quất (Quảng Ngãi) có LS Ngô Ngời…

Các bạn ở từng khu vực nhớ đến thăm gia đình các LS!

Năm rồi chúng ta tìm được gia đình LS Trần Hữu Dân k7 và tặng di ảnh của bạn cho gia đình. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn thiếu thông tin và di ảnh của 2 thầy giáo Nguyễn Văn Phố và Nguyễn Đăng Đạo, của các LS Nguyễn Văn Ơn k4, Nguyễn Khắc Bình k7, Đặng Đình Kỳ k7. Mong BLL các khóa tích cực tìm kiếm để kịp bổ sung tư liệu khi xuất bản “Sinh ra trong khói lửa” Tập 3.


Gửi bởi TranKienQuoc lúc 10:16 CH
Đăng lại bài viết của Trần Kiến Quốc (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Thứ tư, 16 tháng bảy, 2008)

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2008

Khúc tưởng niệm

Khúc tưởng niệm


Tháng bảy với ngày 27...



Trần Bắc Hải = tranbachai – BacHai – BaChai
Nhân Kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7 , K6 xin trân trọng giới thiệu với các Anh Chị Em một tác phẩm của anh Trần Bắc Hải – một Bạn Trỗi K5 mà mọi người thường biết đến với bút danh tranbachai – BacHai – BaChai.

Đây là một ca khúc tưởng niệm, mà anh Hải đã sáng tác sau phút giây sởn hết cả gai ốc khi đọc bài thơ “Lời người bên sông” của Nghệ sĩ Nhiếp ảnh, Nhà báo, Cựu chiến binh (Dũng sỹ diệt Mỹ cấp ưu tú) Lê Bá Dương. („Thực sự thì đó là tiếng lòng của một người lính ra đi cùng bạn bè. Ngày đi cùng nhau đầu xanh, háo hức với nhau. Nay mình về, còn bạn bè ở lại hoá thân vào sông núi chiến trường” – Lời tâm sự của anh Dương với anh Hải).


Trích đoạn từ bài “Ký ức màu hoa đỏ...” của tác giả Hà Đình Nguyên (Thanh Niên Online 12:57:00, 26/07/2007):

Xin được nêu thêm một ca khúc tuy chưa phổ biến nhưng có hoàn cảnh ra đời khá ly kỳ và cảm động.
Số là anh Trần Bắc Hải - hiện sống và làm việc tại London (Anh), trong một ngày đầu tháng 5.2007 khi vào mạng internet đã tình cờ đọc được 4 câu thơ của một cựu chiến binh QĐND VN:

"Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"

("Lời gọi bên sông” - Lê Bá Dương).
4 câu thơ đã làm Trần Bắc Hải "sởn gai ốc" (nguyên văn của anh trên mạng). Anh nhờ các sinh viên Việt Nam đang du học tại Anh tìm được địa chỉ của tác giả bài thơ “Lời gọi bên sông”. Hai người: một ở Việt Nam, một ở Anh nhưng rất gần gũi qua sự đồng cảm và Trần Bắc Hải đã phổ nhạc bài thơ. Do bài thơ chỉ có 4 câu nên khi phổ nhạc được lặp lại hai lần. Đoạn A là solo, đoạn B hát 3 bè. Chưa biết hay hay dở nhưng chắc chắn không chỉ hai đồng tác giả này mới đồng cảm, mà còn có cả bạn và tôi!

Hà Đình Nguyên”


Xin mời các anh chị em vào trang WEB của anh Trần Bắc Hải (và trang WEB của anh LÊ BÁ DƯƠNG) để thưởng thức tác phẩm và xem thêm về sáng tác này.

Và lại một lần nữa xin hãy cùng nhau tưởng nhớ đến các Anh hùng, Liệt sĩ của chúng ta.


(Bài có sử dụng ảnh và tư liệu từ trang WEB tranbachai. Xin cảm ơn anh Hải).


Sưu tầm trên mạng: Quảng Trị - Mảnh đất bi hùng - Video Clip.


Bản nhạc bài hát


Nghe hay tải bài hát về máy của bạn




Hit Counter

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2008

Liệt sĩ các Khóa





16. Anh hùng, Liệt sĩ Huỳnh Kim Trung

Học sinh khóa 5
Sinh: 16/3/1952 tại Thủ Dầu Một.
Hy sinh: 20/8/1972 (12/7 âm lịch) Bến phà sông Gianh, Quảng Bình.
Mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Tiền Giang (TP Mỹ Tho).
Liên hệ gia đình: 9317830

Xem bài viết:
1. HỒ SƠ NGƯỜI ANH HÙNG - Anh hùng Liệt sĩ Huỳnh Kim Trung - Kiến Quốc, SRTKL 1, Tr.:
2. NHẬT KÝ ĐỂ LẠI CỦA AHLS HUỲNH KIM TRUNG - Kiến Quốc, SRTKL 1, Tr.:
3. KỶ NIỆM VỀ ANH HÙNG LIỆT SĨ HUỲNH KIM TRUNG  - NGÔ HỒNG CHIÊU - Cán bộ quản lý K5, K8, SRTKL 1, Tr.:
24 - Đọc nhật kí chiến trường của anh hùng liệt sĩ Huỳnh Kim Trung - Minh Đức, SRTKL 2, Tr.: 102-106




- Theo bản: " Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ - (Ban biên tập), SRTKL 2, Tr.: 45-51"
- Đã xắp xếp lại theo từng khóa và theo thứ tự ABC
- Có bổ xung thông tin mới thu thập tại các Blog Trỗi
- Có giới thiệu các bài viết liên quan (chủ yếu từ SRTKL 1-2, sẽ được cập nhật liên tục - mong được các Bạn Trỗi cung cấp thông tin bổ xung).

Xem
Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2008

Tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ

Thành kính tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ, các Thầy Cô, các Đồng chí và các Bạn đã khuất!
Nhạc nền
Kính viếng Online

Thắp hương
  161

Đốt nến
  30

Đặt hoa
  35








Nhắc lại ngày 10/10/2013 ở Thành Vinh

Thứ năm ngày 10/10/2013 Đỗ Tấn Mỹ cùng 2 bạn Trỗi ở Vinh (Quốc Sủng, Thúc Minh) lo sắm phần lễ rồi phi xe về trận địa cũ của khẩu đội Ngọc năm xưa... Mọi người dọn dẹp, sắp mâm cơm cúng. Đúng 10g, giờ Ngọc chết, thì thắp hương...
Ảnh Tấn Mỹ: Cùng Quốc Sủng lập bàn thờ nơi Ngọc hy sinh.


Thăm anh ruột anh Trỗi tại bệnh viện Đà Nẵng

Chủ nhật, ngày 21/07/2013 đại diện các bạn Trỗi miền trung vào Bệnh viện Đà Nẵng thăm anh Ba (Anh ruột của anh Trỗi)...
Ảnh Thanh Hải LSTroi: Võ Minh Ấn k2 - Thanh Hải LSTroi và vợ chồng, con gái anh Ba.

Một nén nhang cho đồng đội của BA

Tại Nghĩa trang LS tỉnh Tiền Giang (Thành Phố Mỹ Tho) các bạn N.H.QUEN.A.QUE đã thắp hương cho Anh hùng Liệt sỹ Huỳnh Kim Trung... Ảnh N.H.QUE.

Thắp hương các Liệt Sỹ và gặp mặt các Thương binh K5

Thứ ba 23 và thứ tư, 24/07/2013... các bạn Trỗi K5 đã tổ chức gặp mặt các Thương binh chống Mỹ cứu nước K5 ... và đã đến nhà thắp hương các Liệt sỹ K5... Ảnh Ngô Thế Vinh: Bạn Trỗi K5 thắp hương Liệt sỹ Trịnh Thúc Doanh.

Thêm vài hình ảnh "K3 Gặp mặt ĐN 2013" từ góc độ của tôi

Sáng 01/08/2013 ... đoàn đại biểu hơn 60 người đi thắp hương tại nhà trưởng niệm anh Trỗi tại nghĩa trang liệt sĩ - huyện Điện Bàn, sau đó đoàn đã về quê anh Trỗi tại thôn Thanh Quýt - xã Điện Thắng Nam - huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam để thăm gia đình và thắp hương trên bàn thờ của Anh. Thanh Hải Ảnh Thanh Hải.

41 NĂM NGÀY BẠN KIM TRUNG NGÃ XUỐNG

Thứ ba 20/8/2013... đại diện của khóa 5 đã đến dự ngày giỗ thứ 41 của AHLS Huỳnh Kim Trung... Ảnh nguyenphuccank5: ... thăm hỏi sức khỏe của ba bạn Huỳnh Kim Trung và nhớ đến bạn của mình.

41 năm Liệt Sỹ Nguyễn Lâm

Thứ năm 05/09/2013... bạn Trỗi K5 đã đến nhà D3, P401, khu TT Trung Tự, Hà Nội thăm Cụ Trần Thị Thái, Thân Mẫu Liệt Sỹ Nguyễn Lâm, và thắp hương 41 năm cho bạn... Ảnh Ngô Thế Vinh: Bạn Trỗi K5 thắp hương Nguyễn Lâm.

41 năm Liệt Sỹ Nguyễn Lâm

Thứ năm 05/09/2013... Bạn Trỗi K5 cùng Cụ Trần Thị Thái và các anh chị em của Nguyễn Lâm... Ảnh Ngô Thế Vinh: Từ trái qua: Chị Lan (Chị Cả, Nguyễn Lâm là thứ ba, Lâm còn cô em gái tên Hải và cậu em út tên Bình), Nguyễn Hà (Em thứ tư), Cụ Trần Thị Thái, Hoàng Việt, anh Lương Sơn K2 (Anh thứ hai), Ngô Thế Vinh, Hoàng Chương.

Thăm mẹ bạn Ngô Ngời

Thứ tư 11/09/2013... anh em Trỗi Miền Trung tham gia đoàn thăm quan du lịch do hội cựu chiến binh cục kỹ thuật Quân khu 5 tổ chức đã đến thăm mẹ bạn Ngô Ngời tại thôn Tân Huy,xã Bình Đông,huyện Bình Sơn,tỉnh Quảng Ngãi... Ảnh Thanh Hải K3: Từ trái sang: Huỳnh Tấn Lợi k5, Võ Minh Ấn k2, Huỳnh Hữu Dũng k4, Nguyễn Thanh Hải k3, Đoàn Văn Luyện k6.

Thăm mẹ bạn Ngô Ngời

Thứ tư 11/09/2013... anh em Trỗi Miền Trung tham gia đoàn thăm quan du lịch do hội cựu chiến binh cục kỹ thuật Quân khu 5 tổ chức đã đến thăm mẹ bạn Ngô Ngời tại thôn Tân Huy, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi... Ảnh Thanh Hải K3: Mẹ bạn Ngô Ngời năm nay 92 tuổi, sức khỏe tạm ổn, nhưng mắt không nhìn rõ. Nói chuyện cụ vẫn biết...

Ngày giỗ Liệt Sỹ Trịnh Thúc Doanh

Thứ sáu 13/09/2013... Bạn Trỗi K5 và các bạn lính sinh viên các trường ĐH Bách Khoa, Xây Dựng ...đã đến thắp hương, nhớ đến người bạn đồng niên, đồng học, đồng đội, chiến đấu kiên cường, hy sinh anh dũng...
Bức ảnh kỷ niệm Trịnh Thúc Doanh và gia đình trước lúc nhập ngũ. Hàng ngồi là ông, bà Trịnh Đình Chương, Nguyễn Lê Mai. Hàng đứng từ trái qua: Trịnh Thúc Doanh (Em trai thứ hai, anh con đầu bà Mai là Trịnh Tuấn Dương, anh Dương đi học xa không có trong ảnh), Trịnh Phương Liên (Em gái thứ ba), Trịnh Ngọc Tân (Em Trai thứ tư, đã mất).



Các tiêu đề chính:
  1. Xem flipbook: Tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ
  2. Tin chung  
  3. Bài viết     
  4. Video        

  5. Danh sách các Anh hùng, Liệt sĩ: (Click vào tên để xem chi tiết)