Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi

Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi"Tên Anh - Tên Trường"
Sinh: 01/02/1940 tại làng Thanh Quít, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Chiến sĩ biệt động nội thành (thuộc đại đội Quyết tử).
Hy sinh lúc 9 giờ 45 phút ngày 15/10/1964 (10/9
Giáp Thìn - Giỗ 10/9) tại nhà lao Chí Hòa, hưởng dương 24 tuổi.
Nghĩa trang Văn Gip
Huân chương Thành đồng hạng nhất, Anh hùng lực lượng vũ trang.

Mộ anh Trỗi được đặt tại Nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (phường Bình Trưng Đông, Q2, TP. HCM). Đã đưa về NTLS TPHCM 15/4/2018.
Liên hệ gia đình: Chị Phan Thị Quyên, 60 Trần Ngọc Diện, Q2, TP. HCM. (0908519667).


Nguyễn Văn Trỗi - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 ❀ ❀ ❀ ❀


Mời xem bài viết:
  1. BÀI ĐỒNG DAO "VỀ NGƯỜI ANH HÙNG BA LẦN ĐÍNH CHÍNH TÊN" CỦA PHÙNG QUÁN - Dương Trung Quốc, 19/10/2023, Blog AHLS.
  2. Bạn Trỗi Miền Trung - Tây Nguyên thắp hương tại nhà lưu niệm và nhà thân sinh Anh Trỗi - Nguyễn Kim Hồ, 10/11/2022, Blog AHLS.
  3. Giỗ anh Trỗi - Trần Kiến Quốc, 10/5/2022, Blog AHLS.
  4. K5: "Gặp mặt Phương Nam 2022" và những "Địa chỉ đỏ" - Trần Kiến Quốc, 31/7/2022, Blog AHLS.
  5. K5 Về Tân Lợi Thạnh, Giồng Trôm, Bến Tre viếng chị Quyên - Trần Kiến Quốc, 25/7/2022, Blog AHLS.
  6. K5 Tưởng nhớ các AHLS nhân 27/7/2022 - Trần Kiến Quốc, 24/7/2022, Blog AHLS.
  7. Giỗ chị Quyên - Nguyễn Tuấn, 01/7/2022, Blog AHLS.
  8. K6, 7, 9 cùng thầy Soạn viếng thăm Anh Trỗi - Nguyễn Kim Hồ, 13/4/2022, Blog AHLS.
  9. Viếng Anh Trỗi ngày giáp Tết - Phúc Học K7, 30/01/2022, Blog AHLS.
  10. Các em học sinh Trường Trỗi - Phan Thị Quyên - Phan Thị Quyên, 13/10/2021, Blog AHLS.
  11. Ban liên lạc Trường Trỗi viếng anh Ba (anh ruột của AHLS Nguyễn Văn Trỗi) - Tôn Thất Hải, 08/5/2021, Blog AHLS.
  12. BTMT tổ chức họp gặp mặt kỷ niệm 55 năm ngày hy sinh của Anh Trỗi - Tôn Thất Hải, 15/10/2019, Blog AHLS.
  13. 100 ngày chị Quyên - Trần Kiến Quốc, 13/10/2019, Blog AHLS.
  14. K2 về thăm quê Anh Trỗi - Nguyễn Nam Khánh, 01/08/2019, Blog AHLS.
  15. Vĩnh biệt Chị Phan Thị Quyên! - Tổng hợp, 07/07/2019, Blog AHLS.
  16. Nhóm Bạn Trỗi K6 thắp hương viếng nhà tưởng niệm và nhà thân sinh AHLS Nguyễn Văn Trỗi - Nguyễn Kim Hồ, Sử Bình, 13/02/2019, Blog AHLS.
  17. Giỗ anh Trỗi - Nguyễn Phương Tuấn, 17 tháng 10, 2018, Blog AHLS.
  18. Thông tin mộ Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi - TTh, 20/08/2018, Blog AHLS.
  19. Đoàn trường Trỗi đầu tiên tới viếng Anh Trỗi tại NTLS TPHCM - Kiến Quốc, 01/08/2018, Blog AHLS.
  20. Bạn Trỗi Miền Trung viếng Anh Trỗi - Bạn Trỗi Miền Trung, 27/07/2018, Blog AHLS.
  21. Chúng tôi đến thắp hương cho Anh Trỗi - Kiến Quốc, 17/07/2018, Blog AHLS.
  22. Lễ an táng hài cốt Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi - Tổng hợp, 15/04/2018, Blog AHLS.
  23. Chuyện ghi lại về mộ phần Anh Trỗi - Kiến Quốc, 08/04/2018, Blog AHLS.
  24. Thăm viếng Kỷ niệm Ngày 27/7 - BLL phía Nam - Viếng mộ Anh Trỗi - Thăm gia đình chị Quyên - Bạn Trỗi, 20/07/2017, Blog AHLS.
  25. Về quê Anh Trỗi - Bạn Trỗi, 11/09/2016, Blog AHLS.
  26. Tấm ảnh kỉ niệm vô giá - Kiến Quốc, 01/11/2014, Blog AHLS.
  27. Kỷ niệm 50 năm Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hy sinh (15/10/1964-15/10/2014) - Bạn Trỗi, 26/10/2014, Blog AHLS.
  28. Giỗ lần thứ 50 của anh Trỗi - Vũ Anh, 02/10/2014, Blog AHLS.
  29. Thắp hương anh Trỗi tại Thanh Quýt, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Thanh Hải K3, 01/08/2013, Blog AHLS.
  30. Chuyện ít biết về người vợ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi - Trần Kiến Quốc – Đông A, 29/01/2013, Báo Công an nhân dân điện tử.
  31. Giỗ AHLS Nguyễn Văn Trỗi - TranKienQuoc, 25/10/2012, Blog AHLS.
  32. Thăm Chị Quyên (trích đoạn phim "Ký sự Sài Gòn") - Tuong Lai, 24/07/2012, Blog AHLS.
  33. Đoàn Quảng Tây viếng mộ anh Trỗi - Kiến Quốc, 25/05/2012, Blog AHLS.
  34. Những bức ảnh quý của chị Quyên- TranKienQuoc, 25/5/2012, Blog K6.
  35. Giỗ anh Trỗi - TranKienQuoc, 5/10/2011, Blog K6.
  36. Nhớ mãi một bài thơ - Trần Phong k5, 23/03/2011, Blog Trần Phong.
  37. Chuyện về anh Trỗi, giờ mới biết - TranKienQuoc, 20 /11/2010, Blog bantroi5.
  38. Ngày giỗ anh Trỗi ở Sài Gòn  - ĐN, 16/10/2010, Blog K6.
  39. Tết thăm nhà Tưởng niệm Anh - 19/02/2010, Blog K5.
  40. Anh Trỗi đã từng hy sinh ở Lệ Thủy Quảng Bình? - Nguyễn Tấn Định (nhân kỷ niệm 45 năm ngày Anh Trỗi hy sinh), 13/10/2009 tại Blog "Bạn Trường Trỗi".
  41. Cuộc viếng thăm hiếm có - 15/7/2009 - Blog "BẠN TRỖI K5".
  42. Thăm mộ Anh Trỗi (26/7/2008) - FB Long Hoàng, 15/10/2017.
  43. Viếng mộ Anh Trỗi nhân dịp 27/7 - (Bài tổng hợp tại Blog K6) 27/7/2008.
  44. Giỗ anh Trỗi - 9/9 âm lịch (19/10/2007)- Bài tổng hợp tại Blog K6, 23/6/2008.
  45. Lời tâm nguyện của chúng tôi - (Nguyễn Chi Phan - Thầy giáo), SRTKL 2, Tr.: 83-85
  46. Viếng mộ anh Trỗi - (Ban Liên Lạc), SRTKL 2, Tr.: 86-88
  47. Cuộc đời tôi với các em học sinh trường Trỗi - Phan Thị Quyên, SRTKL2: 758-763
  48. Bức thư viết bằng máu – Một tư liệu sau 35 năm về Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi được công bố - (Trần Kiến Quốc, 18/7/2007 tại Blog K4)
  49. Nguyễn Văn Trỗi: Chuyện bây giờ mới kể - Thanh Phúc - Lê Thọ Bình, 15/10/2008, VTC News - HaMeoK6 sưu tầm và giới thiệu tại Blog "Bạn Trường Trỗi"


Sưu tầm trên mạng:
  1. Phục chế hình ảnh Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi - FB Yêu dân tộc Việt Nam, 01/11/2022, Blog AHLS.
  2. Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi - Tượng thạch cao - Võ Văn Tấn - TẠP CHÍ MỸ THUẬT, 14/7/2022, Blog AHLS.
  3. Về mộ phần Anh Nguyễn Văn Trỗi - Việt Sử Toàn Thư, 26/3/2022, Blog AHLS.
  4. Hình phục chế đám cưới Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi - Sưu tầm, 02/3/2021, Blog AHLS.
  5. Khí phách hiên ngang của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi - sự thật lịch sử - FB NGÔI SAO RỪNG DỪA, 25/2/2021, Blog AHLS.
  6. Trích sách "Sống như Anh" - Zing.vn, 28/02/2021, Blog AHLS.
  7. Chính quyền Nguyễn Khánh đẩy nhanh tử hình anh Trỗi như thế nào? - Cù Dung - Minh Châu, 28/02/2021, Blog AHLS.
  8. Những kỷ vật của Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi hiện lưu giữ tại BTLSQG - Lê Thúy Hoàn, 17/01/2020, Blog AHLS.
  9. Tiếng vọng hòa bình - Mai Thị Huyền, 12/01/2020, Blog AHLS.
  10. Chuyện ít biết về chị Quyên - Trần Kiến Quốc, 17/10/2019, Blog AHLS.
  11. Vụ tử hình Nguyễn Văn Trỗi năm 1964 - Hình Ảnh Lịch Sử, 17/10/2019, Blog AHLS.
  12. Những chuyện ít biết về cuộc đời người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi- ĐINH HIỀN, Báo Đời sống và Pháp luật 01/01/2015.
  13. Nguyễn Văn Trỗi, người thanh niên anh hùng- Video Nhạc, YouTube
  14. Nguyễn Văn Trỗi - Chuyện ngoài trang sách - Đinh Văn Dũng, 29/03/2013, Báo Quảng Nam.
  15. Nhớ mãi anh Trỗi - - Hồng Vân, Báo Bình Định, 05/11/2009.
  16. Bài hát không quên về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi - - Nguyễn Quang Vinh, BÁO THỂ THAO & VĂN HÓA, 13/10/2009.
  17. Chuỗi thơ anh Trỗi - thơ Chế Lan Viên, 1968, tháng kỉ niệm anh Trỗi mất.
  18. Nguyễn Văn Trỗi Tình yêu cuộc sống- Video 2011, HTV9, tại VTC
  19. Cuộc “đổi mạng” bên kia Tây bán cầu- Nguyễn Như Phong, 18/10/2009, Báo Công An Nhân Dân
  20. Tượng đài Nguyễn Văn Trỗi trong lòng đồng đội - Thanh Phúc - Lê Thọ Bình, 17/10/2008, VTC News
  21. Những kỷ vật của chị Quyên, anh Trỗi - Ngọc Cúc - Báo Người Lao Động Điện tử, 15/10/2006.
  22. "SỐNG NHƯ ANH" - sống mãi một tình yêu: Hoàng Nguyên Vũ - Báo Công An Nhân Dân, Chuyên đề An Ninh Thế giới và Văn nghệ Công An. (1) 19 ngày hạnh phúc và 43 năm thương nhớ - 16/02/2008. (2) Mối tình đẹp tiếp nối quá khứ - 26/02/2008.
  23. Anh Trỗi - Phim tài liệu - Có đoạn phim tư liệu quý về giây phút cuối cùng của Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi 14:20
  24. Ai đã chết để em được sống như thế? - Thành Bôn - TuanVietNam.Net , 15/10/2007.
  25. Hãy nhớ lấy lời tôi - thơ Tố Hữu, 23/10/1964.
  26. Hãy nhớ lấy lời tôi - thơ Tố Hữu, 23/10/1964. Trang Thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
  27. Nguyễn Văn Trỗi - thơ Lê Anh Xuân.
  28. Nguyễn Văn Trỗi (trường ca, 1968) - Lê Anh Xuân - http://www.thica.net/
  29. LỜI ANH VỌNG MÃI NGÀN NĂM- Video Nhạc, YouTube
  30. Lời Anh Vọng Mãi Ngàn Năm - Nhạc sĩ: Vũ Thanh, Thể hiện: Anh Đào, YouTube
  31. Sống Như Anh - Trần Đình Vân - Nghe đọc truyện online - Người đọc: Trung Nghị, Thư viện sách nói dành cho người mù.
  32. Phim Nguyễn Văn Trỗi - Phim Việt Nam (1966), YouTube.
  33. Nguyễn Văn Trỗi - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 11:13 ngày 21 tháng 10 năm 2017

Xem toàn bộ các bài có nhãn Nguyễn Văn Trỗi



Anh Trỗi đã từng hy sinh ở Lệ Thủy Quảng Bình? - Nguyễn Tấn Định (nhân kỷ niệm 45 năm ngày Anh Trỗi hy sinh), 13/10/2009 tại Blog "Bạn Trường Trỗi".


Anh Trỗi đã từng hy sinh
ở Lệ Thủy Quảng Bình?

Bài viết nhân kỷ niệm 45 năm ngày Anh Trỗi hy sinh
Nguyễn Tấn Định

Tôi có rất nhiều bạn là cựu học sinh Trường Trỗi, các anh chị tôi cũng đã qua Trường Trỗi, thậm chí tôi có ông anh rể cũng là dân Trỗi nốt, đó là Hữu Thành. Thế thì còn chần chừ gì nữa mà không tự nhận mình là dân Trỗi! Và không biết từ khi nào, tôi cứ nghĩ mình là dân Trỗi thật. Và cũng thật may mắn là mấy thằng bạn thân chẳng đứa nào phản đối cả. Hôm rồi Chu Kỳ Minh còn hùng hồn tuyên bố với nhóm bạn "Thằng này là Trỗi khóa Chín!". Ừ, Trỗi Khóa Chín, Trỗi Khóa Chín, sao lâu nay mình không nhớ ra nhỉ! Đó là niềm tự hào đáng yêu và niềm vinh dự lớn lao của tôi!

Vậy mà, tôi hỏi nhiều bạn Trỗi về cái chết của Anh, nhiều đứa cũng tơ lơ mơ lắm, chẳng nhớ gì nhiều. Đặc biệt khi tôi hỏi "Mày có biết Anh Trỗi đã từng bị xử bắn ở Quảng Bình quê tao không?" thì nhiều đứa ngẩn tò te, có đứa nhìn tôi chằm chằm rồi bảo "Điên! Đi chỗ khác chơi, mày!". Thật tệ! Vậy mà chuyện lại có thật đấy. Chẳng những thế, nếu tôi còn để lộ thông tin là Anh Trôi vẫn còn, đang sinh sống ở Thành phố HCM, thỉnh thoảng đi công tác tôi vẫn ghé thăm, thì bọn bạn chắc chắn cho tôi là điên thật, rồi "cưỡng chế" đi Trâu Quỳ cũng chưa biết chừng!

Biết vậy nhưng tôi vẫn kể.
Tôi kể chuyện này, tuy gọi là chuyện trẻ con, nhưng để chúng ta nhớ lại một thời, cái chết của Anh đã tác động đến lớp trẻ, đặc biệt là học sinh sinh viên miền Bắc, sâu sắc đến như thế nào. Tấm gương hy sinh đẫm chất anh hùng ca của Anh đã để lại ấn tượng không bao giờ quên cho mọi lứa tuổi học sinh chúng tôi, đã trở thành hành trang theo chúng tôi vào đời và ra trận, như thế nào.

Đầu đuôi là như thế này.
Tôi nhớ hồi đó tôi học cấp ba, ở trọ luôn nơi trường sơ tán. Một hôm, mấy đứa con trai lớp tôi bày ra làm báo tường, tên báo là SỐNG NHƯ ANH, tôi được phân công vẽ chân dung Anh Trỗi. Tôi có cái vinh dự đó không phải vì tôi giỏi vẽ chân dung, mà là vì tôi có những năm cái hoa tay, nhiều hơn thằng nhiều hoa tay nhất trong lớp đúng một cái. Thực ra lúc đó tên của Anh là Nguyễn Văn Trôi chứ không phải là Nguyễn Văn Trỗi như sau này chúng ta vẫn thường gọi. Chính xác nguyên nhân do đâu tôi không được rõ, nhưng nghe đâu tại lỗi kỹ thuật khi truyền điện tín, không biết có đúng thế không.

Tôi nhớ là đang vẽ Anh Trôi thì nghe tiếng bọn trẻ con cãi nhau phía sau lưng. Tôi ngoảnh lại nhìn thì, chèng đéc ơi, trẻ con đâu mà lắm thế này, lại còn cãi nhau loạn xì ngầu. Thằng nhỏ con bà chủ nhà nói "Không giống Anh Trôi". Tôi thấy nóng mặt, đúng là oắt con, thằng này dám làm mất uy tín họa sĩ! Tôi hỏi nó "Sao biết không giống? Mày gặp anh Trôi lúc nào mà biết không giống?". Nó bảo "Em gặp rồi, không giống!". Thế mới điên! Không ngờ thằng ở trần con nhà bà hàng xóm lại còn cố cãi giúp "Không giống. Tóc anh ấy ngắn và tai thì nhỏ hơn. Anh ấy bị bắn ba phát mới chết, mà không thấy có máu chảy ra chi hết". Tôi giật cả mình, hỏi lại "Bắn ở đâu?". Nó bảo bắn ở sân vận động, cạnh trường cấp một. Tôi hỏi dồn "Ai bắn?", nó tái mặt tưởng tôi trấn áp nó, miệng lúng búng "Mỹ Diệm, Mỹ Diệm bắn mà". Tôi láng máng hiểu được chuyện gì đã xảy ra, nhưng không thể cười được, bởi chúng nó nói với giọng rất nghiêm túc. Tôi bèn hỏi tiếp "Thế quân ta đâu cả?". Thằng con bà chủ nhà nhanh nhảu "Quân ta hô đả đảo Mỹ Diệm, đả đảo Mỹ Diệm". Thằng nhỏ hàng xóm cãi "Không phải Mỹ Diệm mà là đả đảo đế quốc Mỹ". Con bé ngồi xổm bên cạnh thêm "Cả tay sai nữa, bè lũ tay sai"! Một nhóc mặc may-ô quần đùi nãy giờ đứng im nay cũng chêm vào "Anh Trôi hô Hồ Chí Minh muôn năm đến hai lần". Thằng nhỏ hàng xóm cãi "Ba lần!". Thằng nhóc may-ô cãi lại "Hô hai lần thì anh ngoẻo cổ xuống luôn". Một con bé khác đứng đằng sau kể "Lúc đó chị Hương tau khóc ngất". Thằng nhỏ con bà chủ nhà tiếp lời "Mạ tau cũng khóc, nói Mỹ Diệm ác thiệt!". Một thằng nhỏ đầu trọc lóc mặc quần thủng đít khẳng định "Anh Trôi chưa chết mô, mấy ngày sau tau còn thấy anh ấy đi tắm sông với mấy người nữa, ở bến sông cạnh nhà tau, tắm với một thằng Mỹ Diệm"...

Như vậy câu chuyện qua lời kể của bọn nhỏ là có thật. Bây giờ chỉ còn phải tìm hiểu xác minh xem nó đã xảy ra lúc nào và xảy ra như thế nào nữa thôi. Là trong một vở của đoàn kịch nói hay trong biểu diễn văn nghệ của địa phương? Tôi liền tìm gặp chị Quyên. Chị Quyên này không phải chị Quyên vợ anh Trôi, dĩ nhiên là thế rồi. Chị Quyên này là chị họ của tôi, hơn tôi hai tuổi nhưng học cùng lớp. Nghe tôi hỏi, chị cười ngặt nghẽo rồi kể lại cho tôi đầu đuôi câu chuyện. Đó là vào cuối năm học trước, trong hội diễn văn nghệ của toàn trường, có vở tiểu phẩm "Hãy nhớ lấy lời tôi!" rất hay của lớp 8A, rất xúc động. Tôi hỏi chị ai đóng vai anh Trôi, chị bảo thầy Xuyên chơ ai, thầy nói giọng Nam Bộ nên rất giống anh Trôi. Tôi hỏi thế mặt có giống không, chị bảo không giống, anh Trôi đẹp trai hơn, với lại mái tóc anh Trôi cũng đẹp hơn. Tôi bảo, thế nên chị Quyên mới yêu và lấy anh Trôi chớ! Chị quay mặt cười ngượng nghịu, nhưng mắt thì rưng rưng. Tôi đoán, chắc chị nghĩ và thương chị Quyên của anh Trôi nhiều lắm! Chị còn kể thêm, trong vở diễn còn có vai nữ ký giả Sài Gòn do Lâm Thị Mỹ Dạ đóng, rất điệu đàng và duyên dáng, một tay cầm cuốn sổ một tay cầm míc-cờ-rô, cổ đeo toòng teng đến hai máy ảnh, thỉnh thoảng lại đưa lên chụp chụp, rất điệu nghệ. Tôi nghe kể cứ tức anh ách. Ký giả Sài Gòn tay sai thì không thể xinh như Lâm Thị Mỹ Dạ được, thật đóng phí cả đi! Chị Quyên quay sang tôi, hỏi "Sao kịch hay thế mà em không coi là răng?". Tôi nói với chị, lúc đó tôi còn học ở trường Lê Ngọc Hân Hà Nội, nên không xem được kịch cũng phải. Thật tiếc!

Bây giờ thì chuyện anh Trôi bị xử bắn ở sân vận động thuộc một làng của quê tôi là có thật rồi nhé, ít nhất là qua lời kể hồn nhiên và đầy cảm xúc của mấy đứa trẻ quê tôi! Những nhân chứng là người lớn đến nay vẫn còn sống cả, có người lại còn là nhân vật trong cuộc nữa chứ. Này nhé, chị Quyên, chị họ của tôi công tác ở Đại học An ninh nay đã nghỉ hưu ở quận Thanh Xuân Hà nội. Nữ ký giả Sài Gòn Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ nữ nổi tiếng đang sống và làm việc ở Huế. Còn người đóng Anh Trôi, người anh hùng của chúng ta, là thầy Nguyễn Vĩnh Xuyên, thầy dạy Địa lý của trường. Sau bảy lăm thầy trở về Sài Gòn tiếp tục dạy học. Vợ thầy không phải tên Quyên mà là tên là Mượt, "Mượt của ta!" - như thầy vẫn thường tự hào khoe với mọi người! Mỗi lần có dịp đi công tác vào Thành phố HCM là tôi đều ghé thăm thầy. Lần nào Thầy cũng mừng như người thân lâu ngày gặp lại. Chị Mượt vợ thầy, vẫn đảm đang và chu đáo với em út như xưa nay vẫn thế. Ngắm Chị từ đằng xa, trông dáng Chị vẫn gọn gàng thon thả, toát lên vẻ uy phong của một nữ xã đội trưởng lẫy lừng một thời của một vùng quê thuộc Thanh Trì ngoại thành Hà nội!

Chuyện có thật mà, tin thì tin không tin thì thôi!

Hà nội, Đêm 11 - 10 - 2009





Ngôi sao vàng ở nghĩa trang Văn Giáp - Tôn Gia Quý, Leipzig 17/10/2007, Blog K4.



Ngôi sao vàng ở nghĩa trang Văn Giáp


Tôn Gia Quý K4

Hồi đầu năm nay, được về phép VN. Thời gian cũng chẳng nhiều nhặn gì. Tôi cố gắng dành ra 5 ngày vào TP Hồ Chí Minh và từ đây tôi sẽ bay đi luôn. Từ HN tôi đã báo cho K.Quốc, D.Minh và P.Nam kế hoạch như vậy.
Hai ngày sau khi đến SG, D.Minh, K.Quốc đến đón tôi đi thăm mộ anh Trỗi. Có con trai của D.Minh đang du học ở Singapor về nghỉ hè cũng đi cùng. Sau giải phóng, tôi có 3 năm công tác tại sân bay TSN. Lúc đó tôi có một chiêc xe Suduki. Chiếc xe này có lợi thế là chạy được xăng máy bay P40. Một thanh niên chưa vợ lại chạy xe không mất tiền xăng thì thử hỏi còn ngóc ngách nào ở thành phố này mà tôi không biết? Thế nhưng một phần vì thời gian đã quá lâu nhưng chủ yếu là do thành phố đã thay đổi quá nhiều, nên ngồi trên xe tôi không thể phân biệt được phương hướng. Chỉ biết để vào được nghĩa trang Văn Giáp phải rẽ vào một con đường rất nhỏ. Vào đến nghĩa trang, xuống xe đi vài bước KQ và DM đã chỉ cho tôi ngôi sao vàng trên mộ anh. Nhìn thấy ngôi sao thì ta có thể dễ dàng tìm thấy mộ anh. Mộ anh vô cùng bình dị, lẫn vào với những ngôi mộ xung quanh. Nó giản dị đến nao lòng. Ngôi sao vàng làm bằng xi măng trông cũng rất mộc mạc, nhưng đặc biệt trông màu vàng của nó rất rực rỡ dưới nắng chiều. Tôi đứng yên lặng nhìn mãi vào ngôi sao trên mộ anh. Ước gì được nhìn thấy anh! Ước gì được nói chuyện với anh! Anh đã cho hết và bây giờ anh nằm đây yên lặng. Thắp hương cho anh xong, chúng tôi sang thắp hương cho song thân chị Quyên.



Trên dường về chúng tôi ghé vào nhà anh Dũng, chị Quyên. Ngôi nhà của anh chị rất đẹp và sạch sẽ gọn gàng. Chị Quyên, anh Dũng đều không có nhà nhưng rất may chị giúp việc nhận ra người nhà nên mở cửa cho chúng tôi vào. Tất cả chúng tôi lên bàn thờ thắp hương cho anh.



Trong gian thờ đập vào mắt tôi là một bức chân dung của anh. K.Quốc bảo đây là do một họa sỹ Cu Ba vẽ. Người họa sỹ này chắc khi vẽ như luôn hình dung anh đang đứng trước mặt nên trông bức tranh sinh động lạ thường.
Không đợi được chị Quyên, chúng tôi đành phải ra về. Vào đến thành phố lại tắc đường. Tôi chào các bạn và xuống xe, nhảy xe ôm về nhà. Bệnh viện, trường học, sàn giao dịch chứng khoán, đường xá… chỗ nào cũng tháy quá tải. Thành phố như một chàng trai đang lớn lên từng ngày, tất cả các áo đều quá chật. Tôi chưa từng biết đến thành phố nào lại nhiều sức sống như thành phố này. Mặc dù vẫn thuộc vào các nước nghèo nhưng người dân VN luôn trong TOP những cư dân cảm thấy hạnh phúc nhất. Có lẽ dân nước ta là người cảm nhận được sâu sắc nhất niềm vui sướng được tự mình giải quyết các vấn đề của chính mình. Tối hôm ấy ngồi cùng Toàn Thắng ở một quán nhà Rường ven sông, ngắm sông Sài Gòn trong bóng đêm, tôi thầm cảm ơn tất cả các bạn đã cho tôi những giây phút thoát khỏi đời thường để nghĩ về những điều cao thượng.
Giỗ anh năm nay, tôi đã nhìn lên trời để hy vọng được nhìn thấy anh. Trong tâm tưởng của tôi, hình ảnh Anh luôn rực rỡ dưới ánh sao vàng.





Viếng ANH - Đức Dũng, 26/07/2008, Blog K4.



VIẾNG ANH


Đức Dũng K5

Tôi ở rất xa, tận xứ người
Không về được cùng anh em bè bạn
Viếng thăm ANH trong nổi tiếc thương
Viếng thăm ANH người anh cả của trường.

Cho tôi xin làm một nén hương
Trầm tỏa khói ngát hương bên phần mộ
Lời thơ tôi như nhành hoa nho nhỏ
Dịu dàng tỏa hương trên mảnh đất anh nằm.

Như cỏ cây xanh mát mãi quanh năm
Như tên ANH đã trở thành bất tử
Và chúng ta "Sinh ra trong khói lửa"
Mãi mãi tự hào vì trong đó có tên ANH

Biết tin ngày mai các anh đi viếng ANH TRỖI. Cho tôi gửi bài thơ như một nén hương Kính viếng hương hồn ANH!









Ngày 27/07 - AMk3, 26/7/2009, Blog K3.
26/7/2009 … còn có những người bạn TQ và mẹ con Hòa K8 từ Đức về
Thăm mộ Anh Trỗi (26/7/2008) - FB Long Hoàng, 15/10/2017.
Viếng mộ Anh Trỗi nhân dịp 27/7 - (Bài tổng hợp tại Blog K6) 27/7/2008.




Viếng mộ anh Trỗi - (Ban Liên Lạc), SRTKL 2, Tr.: 86-88
Ban Liên lạc phía Nam cùng thầy, cô giáo và chị Phan Thị Quyên viếng mộ anh Trỗi, ngày 15-10-2004.Ban Liên lạc phía Nam cùng thầy, cô giáo và chị Phan Thị Quyên viếng mộ anh Trỗi, ngày 15-10-2004.
Ngày 15/10/2004 - ngày Anh Trỗi hi sinh cũng đúng dịp thầy Phú, thầy Bính từ HN, thầy Tiến từ Nha Trang vào thăm TPHCM, chúng tôi cùng chị Quyên đã tới thăm Anh.
Cũng đã 14 năm! Thầy Phú, Công Trường (có mặt trong ảnh) đã đi xa.

Hàng đứng bên trái mộ Anh: Tấn Mỹ, Nam Điện, Chỉnh Huấn, Lê Võ Tiến Hưng, thầy Phú, cô Thục, chị Quyên.
Phải: thầy Tiến, thầy Bính, thầy Trọng, Phương (cháu Anh Trỗi), Hoài Nam.
Ngồi: Phan Nam, Dương Đức Hải, Kiến Quốc, Hà Cối, Dương Minh, Thiệp, Tất Tuấn, Anh Minh, Công Trường, Đậu Châu, Hồ Bá Đạt.

Lần cuối thăm Anh
Thăm viếng Kỷ niệm Ngày 27/7 - BLL phía Nam - Viếng mộ Anh Trỗi - Thăm gia đình chị Quyên - Bạn Trỗi, 20/07/2017, Blog AHLS.



Nguyễn Việt Cường đã thêm 2 ảnh mới — 13 Tháng 4 lúc 19:33 · Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ·
"Trưa nay đến thăm "nhà" Anh Trỗi
Vài hôm nữa "nhà" Anh chuyển đi rồi
Anh sẽ về bên bao nhiêu đồng đội
Cùng sẻ chia cho đến trọn đời"





Lễ an táng hài cốt Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi - Tổng hợp, 15/04/2018, Blog AHLS.


Tran Kienquoc
Mấy năm trước, quê hương Điện Bàn, Quảng Nam có nêu ý kiến đầu tư 4-5 tỷ, xây dựng nhà tưởng niệm và đón Anh về. Nhưng chị Quyên không đồng ý vì tuổi trẻ của Anh gắn với mảnh đất SG, Anh ngã xuống cũng trên mảnh đất này và Anh xa quê hương đã lâu lại chưa đóng góp được gì mà đầu tư quá nhiều, lãng phí. Nhất là khi mộ của nhiều LS ngay cạnh đấy chả được chăm lo, ra thăm cũng phải lội qua nước ngập... làm thế thì tội cho vong linh các LS.
Chú Sáu Dân trước khi đi xa có hỏi thăm về Anh và nói: "Hay đưa thằng Trỗi lên đất tổ chức dành cho chú trên nghĩa trang TP". Chị cảm ơn và trả lời rằng, TP đã dành cho Anh 1 chỗ phòng khi quy hoạch lại, phải di dời nên chú mới yên tâm.
Hiện nay, đã có quy hoạch, di dời nghĩa trang Văn Giáp và xây dựng công viên lớn.



Tran Kienquoc đã thêm 3 ảnh mới. 15/04/2018 5:22
Sáng sớm nay, 15/4/2018, gia đình và Q2 làm thủ tục đưa Anh Trỗi về NTLS TpHCM.
Tran Kienquoc 15/04/2018 6:48
Từ 5g sư thầy làm lễ cúng cho Anh. Đúng 6g khai mộ. 6g40 hoàn tất. Anh Trỗi được đón lên nguyên vẹn.
Nguyễn Việt Cường, Phạm Kháng Trường có mặt từ sớm tác nghiệp. Hy vọng sẽ có những tư liệu quý cho nhà trường, thầy cô và bạn bè.
Chị Quyên tâm sự; "Anh chị đã làm xong được nhiều việc lớn: Xong 2 cuốn sách tự truyện; đưa các cụ từ Văn Giáp lên chùa; đưa Anh Trỗi về NTLS Tp. Vậy là toại nguyện".
Cũng sáng nay, chị kí tặng cuốn "Truyện đời tôi" cho thằng em
giữa trưa ngày thứ sáu 13/4 đến "nhà anh" lần cuối Việt Cường và camera man Kháng Trường.



Ảnh từ FB của các Bạn Trỗi
Phương Tuấn Nguyễn đã thêm 8 ảnh mới — tại Nghia Trang Liet Si Tp.HCM. 15/04/2018 9:06
Cùng với các khoá trường Nguyễn Văn Trỗi dự lễ an táng hài cốt anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi
Van Nam Nguyen‎ đến Bạn Trỗi K6 15/04/2018 12:09
Anh Trỗi đã về với đồng đội tại nghĩa trang LS tp HCM
Nguyễn Anh đã thêm 21 ảnh mới 15/04/2018 12:11
Hôm nay 15/4/2018 Đoàn cựu học sinh Thiếu Sinh Quân trường Nguyễn Văn Trỗi dự lễ di táng mộ anh hùng Liệt sỹ Nguyễn văn Trỗi về nghĩa trang Các anh hùng liệt sỹ thành phố với sự xúc động chân tình tha thiết nhất về người anh hùng của đất nước !










Tuyet Ho đã thêm 12 ảnh mới — 15/04/2018 lúc 19:03






Tran Kienquoc: Cháu Phương, con anh Ba, là người mang di ảnh Anh.

Tuyet Ho: Cô này là Đại sứ quán Cu ba tại TP HCM



Tran Kienquoc: Chị Nguyễn Thị Châu (áo đỏ) vợ tử tù Lê Hồng Tư - cũng là bạn tù của chị Quyên.

Nguyễn Việt Cường 17/04/2018 00:37
Nỗi đau của người chị, người vợ và các cháu. (Chị Hai của anh Trỗi mặc áo trắng).

Tran Kienquoc Anh Ba yếu, không vào được. Cháu Phương, người bê ảnh Anh, là con anh Ba. Họ hàng, gia đình ngoài Đà Nẵng vào cũng nhiều.
Ngay cạnh 2 chị là 1 cựu học sinh trường NVT TW Cục (năm 1965 chỉ có 2 trường được đặt tên Anh - ở B2 và ở miền Bắc). Sau này anh vượt Trường Sơn ra Bắc, đi học và hay qua nhà Meo Ha. Anh em tôi hay gặp nhau trong dịp giỗ Anh Trỗi ở nhà chị.



"Đưa Anh về nhà mới"

Nguyễn Việt Cường

Tran Kienquoc: Quan chức Tp, có cả Tổng lãnh sự Cuba (trái).

Bí thư Thành đoàn đọc đit-cua.

Đại diện k5, k6, k8.

Nguyễn Việt Cường: Đại diện gia đình Anh Trỗi phát biểu (Chú họ và là thầy giáo đầu tiên của Anh ở quê).

Tran Kienquoc Thế hệ già, trẻ đưa Anh về.

Chị Quyên và chị Hai của Anh Trỗi.

Anh đã về nhà mới.

Anh em Trỗi các khóa (k3, 4, 5, 6, 8).



Đoàn trường Trỗi đầu tiên tới viếng Anh Trỗi tại NTLS TPHCM - Kiến Quốc, 01/08/2018, Blog AHLS.
Nhân kỉ niệm 51 năm nhập ngũ, k2 TSQ NVT có chuyến du Nam và đến thắp hương cho AHLS mà trường được mang tên.






...Giỗ Anh năm nay, tôi đã nhìn lên trời để hy vọng được nhìn thấy Anh. Trong tâm tưởng của tôi, hình ảnh Anh luôn rực rỡ dưới ánh sao vàng.
Tôn Gia Quý K4 - Leipzig 17/10/2007.










0 nhận xét:

Đăng nhận xét