Giỗ anh Trỗi
Nguyễn Phương Tuấn
17 tháng 10, 2018 ·
17 tháng 10, 2018 ·
Ngày giỗ anh Trỗi, cùng Dương Minh K4, Nam Phan, Tran Kienquoc, Nhat Trung Pham K5 và Đoàn Văn Luyện K6 qua Quận 2. Chị Quyên đang bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Gặp chị nói chuyện trong phòng thấy chị rất yếu. Chị nói lẽ ra chị đã ra đi 10 ngày trước mà hôm nay thấy khoẻ ra. Chị đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng rồi. Con chị đã chuẩn bị hai bức ảnh cho mẹ chọn lo hậu sự và giấy tờ thừa kế nhà đất đã hoàn thành. Lúc đi qua phòng khách thấy có tờ lịch từ năm 1973 chắc ngày cưới của chị và anh Tư Dũng người chồng sau. Khi ngồi thăm hỏi động viên chị mà thầm nghĩ có lẽ là cuộc gặp mặt cuối cùng với chị. Tôi ngồi nói chuyện hơn nửa tiếng với chị Quyên cũng có động viên chị vui vẻ thanh thản. Bất chợt chị nhìn tôi rồi nói: em ơi chị đau lắm. Tôi lặng người nhìn chị không nói được gì nữa
Được gặp chị Châu nhân vật X trong tiểu thuyết " Sống như anh" do nhà văn Trần Đình Vân viết được đọc lúc bé. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất là chị Nguyễn Thị Bảo Châu người cháu gọi anh Trỗi là chú. Lúc anh Trỗi bị bắt cô cháu này mới 15 tuổi học sinh trường tư thục Tân Đức. Câu chuyện được kể qua các nhân chứng lịch sử của chị Bảo Châu và anh Nguyễn Hữu Chiến về những ngày chiến đấu hào hùng khi xưa. Ông bà nội của chị Bảo Châu là hai cụ Nguyễn Hữu Xuân và Lê Thị Chính cơ sở CM tại Quảng Nam vào tp Sài Gòn sinh sống làm cơ sở cho biệt động Sài gòn tại số nhà 453 KA/11 Trương Minh Giảng q3. Nguyễn Văn Trỗi được những người anh họ là bố chị ông Nguyễn Hoàng Sơn và chú chị Nguyễn Hữu Kiếm đưa vào tổ chức . Để bảo đảm bí mật tất cả người hoạt động đều trong một gia đình kể cả anh Nguyễn Hữu Lời. Chị Châu là người chuẩn bị cơm nước cho trận đánh. Tối đó anh Trỗi bị bắt và đưa về nhà, nhìn ánh mắt của người chú, chị hiểu không được khai bất cứ điều gì. Mấy ngày sau chị cùng bị bắt với người thím Phan Thị Quyên nhưng hai người cũng không nhận biết nhau. Khi trong khám rất nhiểu cảnh sát phía bên kia nhưng cũng có người của ta nhắc chị ráng ăn uống để chịu đòn. Rồi cái ngày vào thăm nuôi anh Trỗi không gặp được, khi đi ra mấy công chức phía bên kia chắc của ta gài lại bí mật thông tin: tối đó anh Trỗi bị dẫn đi xử bắn, cả gia đình chia người đi các nghĩa trang để biết chỗ chôn anh. Có lẽ đau khổ nhất là đồng đội mình ông Tư Chu tác giả cuốn sách biệt động SG đã nhận hết công lao về mình làm người chú của chị ông Nguyễn Hữu Kiếm phải từ khu ra Bắc báo cáo lại chính cha chị ông Nguyễn Hoàng Sơn mới là người chỉ huy trận đánh không thành chứ không phải Tư Chu. Ông cũng đã hy sinh. Quá khứ luôn gợi cho ta nhiều suy nghĩ âu tư. Cũng cầu mong chị Quyên thanh thản sống nốt những năm tháng của mình.
Đoàn thiếu sinh quân trường Nguyễn Văn Trỗi đang dâng hương bàn thờ anh Trỗi.
Đoàn Văn Luyện lần đầu đến thắp hương cho anh Trỗi.
Bàn thờ anh Trỗi.
Nam Phan thắp hương cho Bác Hồ.
Luyện và Tran Kienquoc K5
Mâm trường Trỗi.
Anh Tư Dũng chồng sau của chị Quyên.
Chị Phan Thị Quyên tại phòng riêng.
Tấm ảnh con chị chuẩn bị hậu sự
Chị Nguyễn Thị Bảo Châu cháu anh Trỗi lúc trước là nữ sinh nấu cơm cho trận đánh.
Tờ lịch kỷ niệm ngày cưới chị Quyên anh Tư Dũng để ở phòng khách.
Chị Châu nhân vật X trong tiểu thuyết sống như anh của nhà văn Trần Đình Vân.
Đoàn Văn Luyện lần đầu đến thắp hương cho anh Trỗi.
Bàn thờ anh Trỗi.
Nam Phan thắp hương cho Bác Hồ.
Luyện và Tran Kienquoc K5
Tran Kienquoc: Lần đầu tiên DSDM Đoàn Văn Luyện đến nhà anh Tư Dũng và chị Quyên. Chị ốm, nằm trên nhà. Trước khi ra về, cả đoàn lên chào chị. Vừa giới thiệu, chị bảo: Biết em này mà, từ ngày ở ngoài HN cơ. Thương chị quá!
Mâm trường Trỗi.
Anh Tư Dũng chồng sau của chị Quyên.
Chị Phan Thị Quyên tại phòng riêng.
Tấm ảnh con chị chuẩn bị hậu sự
Chị Nguyễn Thị Bảo Châu cháu anh Trỗi lúc trước là nữ sinh nấu cơm cho trận đánh.
Tờ lịch kỷ niệm ngày cưới chị Quyên anh Tư Dũng để ở phòng khách.
Chị Châu nhân vật X trong tiểu thuyết sống như anh của nhà văn Trần Đình Vân.
Nguồn: FB Nguyễn Phương Tuấn - 17 tháng 10, 2018
Có 1 điều phải nửa thế kỉ sau mới biết
Tran Kienquoc
17 tháng 10, 2018 ·
17 tháng 10, 2018 ·
Trưa qua, cánh Trỗi có Dương Minh k4, Phan Nam, Kiến Quốc, Nhất Trung k5, Đoàn Văn Luyện k6, Phương Tuấn k8 và thêm Minh Tâm (trại viên Trại NĐMB, từ HN vào) xin được đến thắp hương cho anh Trỗi, theo lời mời của chị Quyên. Chúng tôi được xếp bàn cùng Nguyễn Hữu Chiến, cháu họ anh Trỗi.
Trò chuyện mới biết Chiến là con trai của anh Nguyễn Hữu Kiếm, dân Quảng, tổ trưởng tổ biệt động của anh Trỗi.
Có 1 nguyên tắc hàng đầu về tổ chức đội biệt động là: tất cả đội viên trong đội biệt động phải là bà con, họ hàng với nhau. Chính vì vậy mà anh Trỗi có họ hàng với anh Kiếm và cả với anh Lời. Khi anh Trỗi bị bắt mới tham gia đội này được vài tháng.
Chính vì nguyên tắc này mà họ thân thiết với nhau, bảo vệ nhau, không bao giờ lộ bí mật của nhau, của tổ chức.
Mấy năm trước đến thắp hương cho anh Trỗi, còn gặp anh Lời. Sau này anh là sĩ quan công an Q1. Anh mất đã mấy năm nay.
Anh Kiếm có 4 người con và đặt tên là Nhân - Dân - Chiến - Thắng. Tôi hỏi Chiến: "Nhà em có con gái không?", "Dạ có, đó là út Thắng". Chỉ cái việc đặt tên mới thấy những chiến sĩ cộng sản ngày ấy yêu nước đến nhường nào, thảm nào Mỹ chả thua!
Bà chị ngày hôm nay
Tran Kienquoc
18 tháng 10, 2018 ·
18 tháng 10, 2018 ·
Trong trường chúng tôi, chị Phan Thị Quyên được coi là bà chị cả. Tuần trước, chị gọi cho tôi: "Ngày 17 này các em đến thắp hương cho anh Trỗi nhé!", "Dạ, em xin 1 mâm" (nói thế để gia đình không bị động).
Tuần trước, có cô bạn từ HN vào, vì yêu quý anh chị mà muốn đến thăm. Nghe giọng chị yếu lắm vì vừa đi tiếp thuốc về. Vậy là phải dừng.
Trưa qua, ăn giỗ xong, Phan Nam bảo phải lên thăm chị. Lo chị sức khỏe yếu, không tiếp khách. Nam bảo, riêng lính Trỗi thì được. Ghé tai hỏi anh Tư Dũng; anh nói, chúng mày thì OK.
Vào phòng đã thấy chị vợ đạo diễn Phạm Khắc đang trò chuyện. (Chị là người thiết kế bìa sách "Cuộc đời tôi" - tự truyện của chị Quyên, hoàn thành cuối 2016).
Bà chị phải nằm trên giường nhưng rất vui khi thấy đàn em Trỗi vào thăm. Giới thiệu với chị về Đoàn Văn Luyện, chị cười: "Em này chị gặp ngoài HN rồi". Còn Minh Tâm được giới thiệu là đồng hương Điện Bàn với anh Trỗi.
Cháu Việt Nga thấy các cô chú vào thăm đã nhận nhiệm vụ bấm máy. Cũng chỉ dám thăm hỏi, động viên bà chị rồi xin phép ra về. Những cái ôm bờ vai thân thiết. Vỗ vỗ vào vai chị, Dương Minh bảo: "Năm 1991, em là người tìm ra chị". Chị cười: "Chị nhớ chứ, trong sách có viết lại mà".
Cầu mong cho bà chị qua khỏi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét