Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019
Bạn Trỗi K5, K6 Thăm viếng Mộ Đại tướng
"Hành hương tri ân" - Kỉ niệm ngày Thống nhất
Motto: "Ta gặp nhau"
Bạn Trỗi K5, K6
Chuyến Hành hương về miền Đất Lửa Quảng Bình (1)... - NgoTheVinh, THỨ BẢY, 20 THÁNG 4, 2019, Blog BanTroik5News.
1. Dâng Hương, Hoa kính viếng Mộ Đại tướng Võ Nguyễn Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
Trích "Bạn bè k5 gặp nhau ở Quảng Bình và những việc làm được" - TranKienQuoc, Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019, BÁO LIẾP "BẠN TRỖI K5", FB BẠN TRỖI K5.
Ảnh Bạn Trỗi K5-6-9
Motto: "Ta gặp nhau"
Bạn Trỗi K5, K6
Thăm viếng Mộ Bác Giáp
Tổng hợp
Chuyến Hành hương về miền Đất Lửa Quảng Bình (1)... - NgoTheVinh, THỨ BẢY, 20 THÁNG 4, 2019, Blog BanTroik5News.
1. Dâng Hương, Hoa kính viếng Mộ Đại tướng Võ Nguyễn Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.
Trích "Bạn bè k5 gặp nhau ở Quảng Bình và những việc làm được" - TranKienQuoc, Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019, BÁO LIẾP "BẠN TRỖI K5", FB BẠN TRỖI K5.
3. Viếng mộ Đại tướng - đây là 1 trong những tiêu chí quan trọng chuyến đi. Bạn bè ta có người từng đến nhưng cũng có người chưa từng đến; riêng Quang Bắc và tôi (cùng 1 số bạn Trỗi) từng được gia đình bác Văn mời đi đón và đưa linh cữu của bác từ sân bay Đồng Hới về an táng tại Vũng Chùa.
Ban tổ chức chuẩn bị 1 vòng hoa ghi dòng chữ "Thầy trò k5+6 Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi kính viếng Võ Đại tướng". (Cháu Thảo bảo, giữ 3 chữ "Võ Đại tướng" cho thân tình). Tiếc là từ khi mộ Đại tướng chuyển giao cho gia đình thì có quy định không nhận vòng hoa vì nhiều hoa quá sẽ tăng chi phí dọn dẹp, gây ô nhiễm môi trường và các nhà kinh doanh hoa tranh thủ chém chặt, gây phiền hà cho du khách (điều bác Văn không muốn) nên vòng hoa phải để tại nơi đón khách, đưa lên sau.
Vì đoàn ta đông (70 khách) và phạm vi thắp hương cho khách rất hẹp nên chỉ chụp cho từng nhóm nhỏ.
Từ đây hướng ra biển Đông thấy sừng sững đảo Yến, ngăn hết các đợt gió biển thổi vào nên sóng vỗ vào bờ chỉ nhè nhẹ. Ngày đón bác Văn quá đông người tới dự mà tôi phải giạt xuống tận sát mép nước.
TranKienQuoc
Ảnh Bạn Trỗi K5-6-9
Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019
Đoàn K6 thăm Địa Đạo Vịnh Mốc
Nguồn:
- Hanhhapham Null 26 tháng 4/2019, Hành trình bạn k6 & k9 tháng4/2019
- Đào Diệu Thoa 19 tháng 4/2019, Đôi chân không biết mệt mỏi, cùng hội Trỗi chinh phục các nẻo đường!
- Sử Bình 20 tháng 4/2019, Tạm biệt...
- Nguyễn Kim Hồ 17 tháng 4/2019, viếng thăm Thành cổ Quảng Trị, Bến sông Thạch Hãn,Địa đạo Vĩnh Mốc, Cột cờ giới tuyến - Cầu Hiền Lương
- Minh Nguyen 19/4/2019, Thăm địa đạo Vịnh Mốc, Cửa Tùng, cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị và sông Thạch Hãn,
- Hoang Khanh Hoa 19 tháng 4/2019, Đi thăm địa đạo Vịnh Mốc... cầu Hiền Lương
- Son Luu Minh >> Bạn Trỗi K6, 17 tháng 4/2019, Địa đạo Vĩnh Mốc.
- Trịnh Cường 19 tháng 4/2019, Trở lại Vĩnh mốc vẫn như xưa.
- Võ Kim Dung 21 tháng 4/2019, VỊNH MỐC - VINH LINH - QUẢNG TRỊ - MẢNH ĐẤT KIÊN CƯỜNG - NẰM PHÍA BẮC VĨ TUYEN 17
- Tuấn Huỳnh 21 tháng 4/2019, Chào tạm biệt Vịnh Mốc chào con sông Bến Hải và cầu Hiền Lương...
- Phanphan Tien 18 tháng 4/2019, Thăm quan địa đạo Vĩnh Mốc Vĩnh Linh Quảng Trị
Đoàn K6 thăm Cầu Hiền Lương
"Hành hương tri ân" - Kỉ niệm ngày Thống nhất
Đoàn K6 thăm Cầu Hiền Lương
Cầu Hiền Lương được khởi dựng lần đầu tiên bằng gỗ vào năm 1928. Năm 1952, Pháp cho xây lại cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, rộng 4m, trụ cầu bằng bê tông cốt thép, mặt cầu lát gỗ thông, hai bên có lan can cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn.
Theo Hiệp định Genève, một vùng phi quân sự trên vĩ tuyến 17, từ cửa sông Bến Hải (Quảng Trị, Việt Nam) chạy dọc theo chiều dài sông đến biên giới Việt – Lào sẽ trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam thành 2 miền Nam - Bắc. Khi đó, cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải cũng bị chia thành 2 phần thuộc về 2 miền và được sơn 2 màu: nửa cầu thuộc miền Nam (ở bờ Nam) sơn màu vàng, nửa cầu thuộc miền Bắc (ở bờ Bắc) sơn màu xanh, ranh giới giữa 2 phần cầu là một vạch trắng kẻ ngang rộng 1cm.
Sau khi bị đánh sập bởi bom Mỹ vào năm 1967, cầu Hiền Lương đã trở thành “biểu tượng” về sự chia cắt đất nước thành 2 miền Bắc - Nam. Từ 2001 - 2008, nhằm bảo tồn chứng tích lịch sử cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị đã cho phục dựng cầu dựa theo bản thiết kế chiếc cầu Hiền Lương do Pháp xây dựng năm 1952, với chiều dài 183,65m, rộng 5,50m, phần lưu thông là 3,20m. Đặc biệt, lan can cầu còn được sơn 2 màu xanh, vàng nhằm mô tả chiếc cầu Hiền Lương trong thời kỳ đất nước vẫn còn bị chia cắt.
Hiện nay, cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ 1A, bắc qua sông Bến Hải, bờ bắc thuộc thôn Hiền Lương (xã Vĩnh Thành), bờ nam thuộc thôn Xuân Hòa (xã Trung Hải).
"Cuộc chiến màu sắc"
...Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Thoạt đầu Việt Nam Cộng hòa chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau Việt Nam Cộng hòa lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Cuối cùng vào năm 1975, cây cầu có chung một màu xanh thống nhất.
Đài tưởng niệm đôi bờ Hiền Lương - HAAI - Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” - bờ nam sông Bến Hải.
THUYẾT MINH CỤM TƯỢNG ĐÀI KHÁT VỌNG THỐNG NHẤT
Cột cờ Hiền Lương
Từ năm 1954-1967, khu vực đôi bờ cầu Hiền Lương đã diễn ra cuộc “chọi cờ” (hai bên thi dựng cột cờ xem cột cờ bên nào cao hơn). Cuối cùng phần thắng thuộc về cột cờ ở khu vực đồn công an Hiền Lương, thuộc bờ bắc. Cột cờ được làm bằng thép ống, dựng vào năm 1962, cao 38,6m. Trên đỉnh cột cờ có lá cờ kích thước 9,6m x 4m.
Cột cờ hiện nay là hình mẫu mô phỏng những cột cờ mà Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng trước đây. Cột cờ cao 28m, được làm bằng 6 đoạn thép ống liên kết với nhau. Trên đỉnh cột cờ gắn lá cờ sao vàng năm cánh. Trên thân cột cờ có gắn các thanh thép hình chữ nhật để làm thang. Cột cờ còn được lắp hệ thống dây cáp, ròng rọc và bộ phận tời tạo thuận tiện khi treo cờ. Đế cột cờ hình tròn, có trang trí hình ảnh mô tả về lịch sử cách mạng.
Nguồn: Đoàn K6 thăm Cầu Hiền Lương
Cầu Hiền Lương được khởi dựng lần đầu tiên bằng gỗ vào năm 1928. Năm 1952, Pháp cho xây lại cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, rộng 4m, trụ cầu bằng bê tông cốt thép, mặt cầu lát gỗ thông, hai bên có lan can cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn.
Theo Hiệp định Genève, một vùng phi quân sự trên vĩ tuyến 17, từ cửa sông Bến Hải (Quảng Trị, Việt Nam) chạy dọc theo chiều dài sông đến biên giới Việt – Lào sẽ trở thành giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam thành 2 miền Nam - Bắc. Khi đó, cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải cũng bị chia thành 2 phần thuộc về 2 miền và được sơn 2 màu: nửa cầu thuộc miền Nam (ở bờ Nam) sơn màu vàng, nửa cầu thuộc miền Bắc (ở bờ Bắc) sơn màu xanh, ranh giới giữa 2 phần cầu là một vạch trắng kẻ ngang rộng 1cm.
Sau khi bị đánh sập bởi bom Mỹ vào năm 1967, cầu Hiền Lương đã trở thành “biểu tượng” về sự chia cắt đất nước thành 2 miền Bắc - Nam. Từ 2001 - 2008, nhằm bảo tồn chứng tích lịch sử cầu Hiền Lương, tỉnh Quảng Trị đã cho phục dựng cầu dựa theo bản thiết kế chiếc cầu Hiền Lương do Pháp xây dựng năm 1952, với chiều dài 183,65m, rộng 5,50m, phần lưu thông là 3,20m. Đặc biệt, lan can cầu còn được sơn 2 màu xanh, vàng nhằm mô tả chiếc cầu Hiền Lương trong thời kỳ đất nước vẫn còn bị chia cắt.
Hiện nay, cầu Hiền Lương nối liền quốc lộ 1A, bắc qua sông Bến Hải, bờ bắc thuộc thôn Hiền Lương (xã Vĩnh Thành), bờ nam thuộc thôn Xuân Hòa (xã Trung Hải).
"Cuộc chiến màu sắc"
...Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Thoạt đầu Việt Nam Cộng hòa chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau Việt Nam Cộng hòa lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu. Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi để tạo ra hai màu đối lập thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Cuối cùng vào năm 1975, cây cầu có chung một màu xanh thống nhất.
Đài tưởng niệm đôi bờ Hiền Lương - HAAI - Cụm tượng đài “Khát vọng thống nhất” - bờ nam sông Bến Hải.
THUYẾT MINH CỤM TƯỢNG ĐÀI KHÁT VỌNG THỐNG NHẤT
Ngày ấy, con sông vẫn hiền hoà mà lòng người đau cắt.
Câu chyện chia cắt đôi bờ Hiền Lương là một câu chuyện lịch sử đầy bi thương của dân tộc ta.
Người phía Nam kiên cường bất khuất, chiến đấu giữ đất giữ làng bảo vệ quê hương … sống trong cảnh nước sôi, lửa bỏng của một cuộc chiến suốt 21 năm ròng chia cắt. Tấm lòng son sắt thuỷ chung của người dân miền Nam, luôn hướng về Bờ Bắc, nơi những người chồng, người con đã ra đi. Dường như những tình cảm cao cả đó đã cô đúc trong tấm lòng của những người mẹ, người vợ, người con giữa miền Nam yêu thương.
Sự khát vọng, sự mong mỏi, kiên cường thuỷ chung trong suốt chiều dài lịch sử ấy đã là nguồn cảm hứng, đã là ý đồ tư tưởng để tạo nên tượng đài “Khát vọng thống nhất” để người đời sau nhớ mãi những kỳ tích trong sự đau thương của dân tộc ta, một ghi nhận lịch sử, mà địa danh này đã là một khung cảnh cô đúc trong mỗi chúng ta. Tại nơi đây trong khung cảnh hoà bình của đất nước câu chuyện này còn nguyên như một huyền thoại.
Cụm tượng đài lấy cây dừa làm hình tượng chính tượng trưng cho các thế hệ miền Nam một lòng hướng về miền Bắc, hướng về Bác Hồ kính yêu kiên định trong khó khăn gian khổ. Trong cuộc đấu tranh đó hình tượng người phụ nữ được dựng lên làm biểu tượng. Trong phương án này, hình tượng người phụ nữ đứng ở giữa ,mắt hướng về phía Bắc ánh lên nỗi khắc khoải và hy vọng, tay ôm vai đứa con gái nhỏ. Cụm tượng gợi lên nỗi khát vọng thống nhất cháy bỏng của đồng bào miền Nam kiên định, bất khuất đi theo cách mạng.
Tượng đài cao 24m được làm bằng chất liệu bê tông, bắn kẽm. Nhóm tượng người phụ nữ cao 9¸10m, tượng em gái nhỏ cao 5,5¸6,5m, làm bằng chất liệu đá xám granit.
Cột cờ Hiền Lương
Từ năm 1954-1967, khu vực đôi bờ cầu Hiền Lương đã diễn ra cuộc “chọi cờ” (hai bên thi dựng cột cờ xem cột cờ bên nào cao hơn). Cuối cùng phần thắng thuộc về cột cờ ở khu vực đồn công an Hiền Lương, thuộc bờ bắc. Cột cờ được làm bằng thép ống, dựng vào năm 1962, cao 38,6m. Trên đỉnh cột cờ có lá cờ kích thước 9,6m x 4m.
Cột cờ hiện nay là hình mẫu mô phỏng những cột cờ mà Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng trước đây. Cột cờ cao 28m, được làm bằng 6 đoạn thép ống liên kết với nhau. Trên đỉnh cột cờ gắn lá cờ sao vàng năm cánh. Trên thân cột cờ có gắn các thanh thép hình chữ nhật để làm thang. Cột cờ còn được lắp hệ thống dây cáp, ròng rọc và bộ phận tời tạo thuận tiện khi treo cờ. Đế cột cờ hình tròn, có trang trí hình ảnh mô tả về lịch sử cách mạng.
- Hanhhapham Null 26 tháng 4/2019, Hành trình bạn k6 & k9 tháng4/2019
- Đào Diệu Thoa 19 tháng 4/2019, Đôi chân không biết mệt mỏi, cùng hội Trỗi chinh phục các nẻo đường!
- Sử Bình 20 tháng 4/2019, Tạm biệt...
- Nguyễn Kim Hồ 17 tháng 4/2019, viếng thăm Thành cổ Quảng Trị, Bến sông Thạch Hãn,Địa đạo Vĩnh Mốc, Cột cờ giới tuyến - Cầu Hiền Lương
- Minh Nguyen 19/4/2019, Thăm địa đạo Vịnh Mốc, Cửa Tùng, cầu Hiền Lương, Thành cổ Quảng Trị và sông Thạch Hãn,
- Hoang Khanh Hoa 19 tháng 4/2019, Đi thăm địa đạo Vịnh Mốc... cầu Hiền Lương
- Võ Kim Dung 22/4/2019, CÂY CẦU CÓ THỜI GIAN DÀI NHẤT - CÓ NGƯỜI MẤT HAI MƯƠI NĂM NGƯỜI MẤT CẢ CUỘC ĐỜI VẪN KO QUA ĐƯỢC
- Tuấn Huỳnh 21 tháng 4/2019, Chào tạm biệt Vịnh Mốc chào con sông Bến Hải và cầu Hiền Lương...
- Phanphan Tien 18 tháng 4/2019, Sông Bến Hải bên bồi bên lở / Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương..., Ăn trưa tại Cửa Tùng
Đoàn K6 thăm viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc Gia Đường 9
"Hành hương tri ân" - Kỉ niệm ngày Thống nhất
Đoàn K6 thăm viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc Gia Đường 9
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 là nơi yên nghĩ của hơn một vạn các anh hùng, liệt sỹ với đầy đủ của ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bộ đội chủ lực phần lớn là các sư đoàn 308, 304, 312, 968, 324, 320...
Nghĩa Trang liệt sỹ đường 9 được khởi công xây dựng ngày 2/9/1995 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/1997). Tổng kinh phí đầu tư gần 13 tỷ đồng, có 16 hạng mục công trình lớn nhỏ được thi công. Trong đó có hai hạng mục công trình lớn mang tính nghệ thuật và lịch sử: Tượng đài chiến thắng và Khu hành lễ.
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 có tổng diện tích là 13 ha với quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ (con số tương đối vì có những ngôi mộ tập thể). Trong đó có 3.227 mộ liệt sỹ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành; có 785 mộ xác định chưa đầy đủ; còn lại chưa rõ tên tuổi. Trong số này có 8 anh hùng liệt sỹ hội đủ cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Phần mộ liệt sỹ biết đầy đủ họ tên, quê quán được chia thành 14 khu vực liên hoàn theo từng địa phương.
...
Nghĩa trang liệt sĩ Ðường 9 là nơi an nghĩ của các chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường đường 9 và chiến trường Quảng Trị nói riêng và trên đất bạn Lào nói chung. Ðây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ quy mô lớn có tính nghệ thuật cao; thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc và sự tri ân của Ðảng và Nhà nước ta đối với những người con trên mọi miền tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tượng đài chiến thắng cao 18m (kể từ nền đá chân tượng), bệ tượng được kiến trúc thành 2 mộ: mộ tượng phía Ðông (nhìn lên bên trái) là biểu tượng sự đổ nát của Thành Cổ Quảng trị; mộ tượng phía Tây tượng trưng cho một ngọn núi trong đại ngàn của dãy Trường Sơn “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Phần tượng thể hiện hình ảnh anh bộ đội giải phóng quân Việt nam với cô thiếu nữ và em bé người Lào mừng chiến thắng sau ngày chiến tranh kết thúc, biểu thị tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào.
Nguồn: Đoàn K6 thăm viếng Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc Gia Đường 9
16 tháng 4/2019 Viếng Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia đường 9 - Quảng Trị. (634 QL9, Phường 4, Đông Hà, Quảng Trị).
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 là nơi yên nghĩ của hơn một vạn các anh hùng, liệt sỹ với đầy đủ của ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bộ đội chủ lực phần lớn là các sư đoàn 308, 304, 312, 968, 324, 320...
Nghĩa Trang liệt sỹ đường 9 được khởi công xây dựng ngày 2/9/1995 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/1997). Tổng kinh phí đầu tư gần 13 tỷ đồng, có 16 hạng mục công trình lớn nhỏ được thi công. Trong đó có hai hạng mục công trình lớn mang tính nghệ thuật và lịch sử: Tượng đài chiến thắng và Khu hành lễ.
Nghĩa trang liệt sỹ đường 9 có tổng diện tích là 13 ha với quy tụ gần 9.500 mộ liệt sỹ (con số tương đối vì có những ngôi mộ tập thể). Trong đó có 3.227 mộ liệt sỹ được xác định đầy đủ tên tuổi quê quán, được mai táng theo từng tỉnh thành; có 785 mộ xác định chưa đầy đủ; còn lại chưa rõ tên tuổi. Trong số này có 8 anh hùng liệt sỹ hội đủ cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Phần mộ liệt sỹ biết đầy đủ họ tên, quê quán được chia thành 14 khu vực liên hoàn theo từng địa phương.
...
Nghĩa trang liệt sĩ Ðường 9 là nơi an nghĩ của các chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường đường 9 và chiến trường Quảng Trị nói riêng và trên đất bạn Lào nói chung. Ðây là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ quy mô lớn có tính nghệ thuật cao; thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc và sự tri ân của Ðảng và Nhà nước ta đối với những người con trên mọi miền tổ quốc đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tượng đài chiến thắng cao 18m (kể từ nền đá chân tượng), bệ tượng được kiến trúc thành 2 mộ: mộ tượng phía Ðông (nhìn lên bên trái) là biểu tượng sự đổ nát của Thành Cổ Quảng trị; mộ tượng phía Tây tượng trưng cho một ngọn núi trong đại ngàn của dãy Trường Sơn “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Phần tượng thể hiện hình ảnh anh bộ đội giải phóng quân Việt nam với cô thiếu nữ và em bé người Lào mừng chiến thắng sau ngày chiến tranh kết thúc, biểu thị tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào.
- Hanhhapham Null 26 tháng 4/2019, Hành trình bạn k6 & k9 tháng4/2019
- Sử Bình 20 tháng 4/2019, Tạm biệt...
- FB Nguyễn Kim Hồ, 16/04/2019, viếng mộ Bác Giáp, tượng đài Mẹ Suốt, Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 anh hùng...
- FB Son Luu Minh, 16/04/2019 - Viếng nghĩa trang Đường 9.
- Đào Diệu Thoa 16 tháng 4/2019 Cuộc đời là những chuyến đi!
Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019
Đoàn Bạn Trỗi K5 thăm Khu đài tưởng niệm Bến phà Gianh nơi AHLS Huỳnh Kim Trung hy sinh 20/8/1972
"Hành hương tri ân" - Kỉ niệm ngày Thống nhất
Motto: "Ta gặp nhau"
Đoàn Bạn Trỗi K5 thăm Khu đài tưởng niệm Bến phà Gianh
Motto: "Ta gặp nhau"
Đoàn Bạn Trỗi K5 thăm Khu đài tưởng niệm Bến phà Gianh
nơi AHLS Huỳnh Kim Trung hy sinh 20/8/1972
Trích Bạn bè k5 gặp nhau ở Quảng Bình và những việc làm được - TranKienQuoc, Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019, BÁO LIẾP "BẠN TRỖI K5", FB BẠN TRỖI K5.
Sáng 16/4:
1. Trên đường đến Đèo Ngang đoàn đã dừng chân ở di tích lịch sử Bến phà sông Gianh, nơi hàng ngàn quân dân ta đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ con phà là điểm nối tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam, nơi đây cũng là nơi Huỳnh Kim Trung - bạn của k5 chúng ta - hy sinh ngày 20/8/1972 sau khi lao vào cứu 1 kho đạn.
Cuối năm 1973, bạn được Chủ tịch Tôn Đức Thắng kí quyết định truy tặng danh hiệu AHLLVTND.
Cũng lần này, Huỳnh Kim Thành, em trai Trung, được đến tận nơi anh mình đã hy sinh. Nghẹn ngào như thấy anh mình đang cầm cờ chỉ huy cho từng xe xuống phà hay dũng cảm vác trên vai thùng đạn cuối cùng rời khỏi kho đang cháy...
(Cũng tại đây, trùng với câu chuyện chồng Việt Hoa kể, Trung bị bệnh máu khó đông của má. Vì thế mà không thể cứu sống Trung. Bạn bảo, hãy cứu người bị nhẹ hơn tôi rồi tắt thở).
Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019
Đoàn K6 viếng bạn LS Nguyễn Mạnh Minh tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
"Hành hương tri ân" - Kỉ niệm ngày Thống nhất
Đoàn K6 viếng bạn
LS Nguyễn Mạnh Minh
tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Tổng hợp
Ảnh Hoàng Hưng, Ha Hong, Kim Hồ, Son Luu Minh, Sử Bình. Cảm ơn các bạn!
Đoàn đại diện K6 đang ở Quảng Bình hôm nay (16/4/2019) đã đến viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn và thăm nơi yên nghỉ của bạn Nguyễn Mạnh Minh - bạn học K6. Kính mong các Liệt sĩ yên nghỉ và phù hộ cho Tổ quốc VN mãi trường tồn, bình yên, hạnh phúc !
Sử Bình
Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019
ẢNH CON TRAI HI SINH GIẤU TRONG PHÒNG NGỦ
ẢNH CON TRAI HI SINH
GIẤU TRONG PHÒNG NGỦ
Tuổi Trẻ Online
Một câu chuyện ít ai biết về cuộc chiến vệ quốc năm 1979 với tướng Đồng Sỹ Nguyên, đó là, người con trai đẹp đẽ và tài năng của ông đã hi sinh ngay trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, cùng với hàng trăm đồng đội và nhân dân.Câu chuyện của nhà văn Đỗ Trung Lai về người bạn chính là người con đã hi sinh của tướng Đồng Sỹ Nguyên - càng khiến nhiều người xúc động hơn trước một vị tướng, một người cộng sản kiên trung, và một người cha.
Nhà văn Đỗ Trung Lai kể, vào năm học 1977 - 1978, ông lúc đó đang là giáo viên của Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng, đóng ở thị xã Lạng Sơn, được gặp và kết bạn với một người con trai của tướng Đồng Sỹ Nguyên, tên Quân, cũng đang ở đó học tiếng Nga để chuẩn bị đi du học.
Năm 1978, ông Lai 28 tuổi, còn con trai của tướng Đồng Sỹ Nguyên kém ông vài tuổi, rất đẹp trai, cao lớn, đang chuẩn bị ra nước ngoài học trung - cao pháo binh. "Đó là một chàng trai rất dễ thương, tốt bụng, thông minh và tràn đầy lý tưởng. Anh em chúng tôi vẫn đá bóng cùng nhau", nhà văn Đỗ Trung Lai kể.
Nhiều người thương ông và tiếc thương người con trai trẻ đẹp và giỏi giang của ông đã nói rằng, với cương vị của mình, tướng Đồng Sỹ Nguyên hoàn toàn có thể đưa con trai về phía sau cho an toàn. Vậy mà ông đã không làm thế.
Sau này, nhà văn Đỗ Trung Lai được bạn mình là nhà thơ Phạm Tiến Duật - lính dưới quyền thân thiết của tướng Đồng Sỹ Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ - kể lại rằng, nhiều lần đến thăm "thủ trưởng", để ý mãi Phạm Tiến Duật mới biết, trung tướng lặng lẽ treo bức ảnh người con trai đã hi sinh của mình trong phòng ngủ.
Vị tướng ấy cố giấu đi tình riêng, chỉ sau những lo toan việc nước, đêm đến, trong phòng ngủ, ông mới lại lặng lẽ ngắm nhìn và thương nhớ người con của mình.
Lúc ấy, trái tim nhạy cảm của nhà thơ Phạm Tiến Duật như bị bóp nghẹt. Càng xót thương tâm tình của người cha già phải giấu đi những giọt nước mắt khóc con, ông càng nể trọng hơn vị tướng vĩ đại trong lòng ông và trong lòng nhân dân.
BÁO LIẾP "BẠN TRỖI K5" - 11 tháng 4, 2019.
Vĩnh biệt vị tướng già huyền thoại - Đồng Sỹ Nguyên - Tuổi Trẻ Online, 05/04/2019.
Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019
Thông tin mộ Liệt sĩ Trường Trỗi các khóa tại Quảng Bình, Quảng Trị
Cho chuyến đi "Hành hương tri ân"
Chi tiết
Liệt sĩ Nguyễn Khắc Bình K7
Tổng hợp
Liệt sĩ Nguyễn Khắc Bình K7
Nghĩa trang Liệt sĩ xã Cảnh Dương
Địa chỉ: Xã Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình.
Tọa độ: 17°52'13.5"N 106°26'45.4"E (17.870416, 106.445949).
Liệt sĩ Nguyễn Mạnh Minh K6
Nghĩa trang: Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Địa chỉ: Xã Vĩnh Trường, Huyện Gio Linh, Quảng Trị
Tọa độ: 16°57'30.2"N 106°57'16.5"E (116.958380, 106.954592)
Liệt sĩ Vũ Kiên Cường K5
Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.
Địa chỉ: Thị trấn Ái Tử, Huyện Triệu Phong, Quảng Trị.
Tọa độ: 16°45'53.9"N 107°10'04.1"E (16.764970, 107.167812)
Liệt sĩ Đặng Bá Linh K6 và Liệt sĩ Trần Hữu Dân K7
Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Hải Lăng (mất tên).
Địa chỉ: QL1A, Hải Thọ, Thị trấn Hải Lăng, Huyện Hải Lăng, Quảng Trị.
Tọa độ: 16°41'03.2"N 107°15'03.0"E (16.68421, 107.25083)
Liệt sĩ Bùi Hữu Thích K1
Nghĩa trang Liệt sĩ xã Triệu Ái
Địa chỉ: Xã Triệu ái, Huyện Triệu Phong, Quảng Trị
Tọa độ: 16°45'48.6"N 107°08'29.0"E (16.763490, 107.141380)
Gia đình đã đón về Nghĩa trang của thôn Câu Nhi, xã Hải Tân, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị.
Tọa độ: 16°39'19.6"N 107°19'02.3"E (16.655430, 107.317310)
(Theo Em Xuân số đt 0989186818)
Nghĩa trang Liệt sĩ xã Cảnh Dương
Địa chỉ: Xã Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình.
Tọa độ: 17°52'13.5"N 106°26'45.4"E (17.870416, 106.445949).
Liệt sĩ Nguyễn Mạnh Minh K6
Nghĩa trang: Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Địa chỉ: Xã Vĩnh Trường, Huyện Gio Linh, Quảng Trị
Tọa độ: 16°57'30.2"N 106°57'16.5"E (116.958380, 106.954592)
Liệt sĩ Vũ Kiên Cường K5
Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.
Địa chỉ: Thị trấn Ái Tử, Huyện Triệu Phong, Quảng Trị.
Tọa độ: 16°45'53.9"N 107°10'04.1"E (16.764970, 107.167812)
Liệt sĩ Đặng Bá Linh K6 và Liệt sĩ Trần Hữu Dân K7
Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Hải Lăng (mất tên).
Địa chỉ: QL1A, Hải Thọ, Thị trấn Hải Lăng, Huyện Hải Lăng, Quảng Trị.
Tọa độ: 16°41'03.2"N 107°15'03.0"E (16.68421, 107.25083)
Liệt sĩ Bùi Hữu Thích K1
Nghĩa trang Liệt sĩ xã Triệu Ái
Địa chỉ: Xã Triệu ái, Huyện Triệu Phong, Quảng Trị
Tọa độ: 16°45'48.6"N 107°08'29.0"E (16.763490, 107.141380)
Gia đình đã đón về Nghĩa trang của thôn Câu Nhi, xã Hải Tân, Huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị.
Tọa độ: 16°39'19.6"N 107°19'02.3"E (16.655430, 107.317310)
(Theo Em Xuân số đt 0989186818)
Chi tiết
Tại Quảng Bình
Liệt sĩ Nguyễn Khắc Bình K7
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)