Vạn bước xa xôi bùi ngùi nỗi...
Xưa xưa đôi ngả chốn mơ thôi...
Có biết đời trôi đi vội vội...
Chiều dài nỗi nhớ mỗi năm đong...
Đăng Công Huấn
Ảnh Đăng Công Huấn, Thang Nguyentoan, Nguyễn Anh.
Ơi tuổi trẻ say sưa lý tưởngVà:
Dấn thân vào đường tranh đấu tiền phong
Lấy khổ ải làm một nguồn vui sướng
Vấp ngã, sợ gì, rèn luyện bước thành công!
Chưa thất bại chưa phải người từng trải
Chưa đau thương chưa phải bước vào đời
Nếu lòng ta cứ sợ mưa sa
Thì nắng đẹp mùa xuân đâu sẽ thấy.
26-6-1972
Như vậy lại sắp hết 3 tháng thực tập tại Quảng Bình. Đáng lẽ hôm nay mình và các bạn chuẩn bị đồ đạc, tổng kết để trở về Thủ đô yêu dấu. Đùng một cái, có lệnh ở lại công tác thêm một thời gian nữa. Thầy Chi, phụ trách tụi mình, đã có giấy gọi về trường. Đêm hôm chia tay thật là bùi ngùi, lưu luyến. Kể ra thì có buồn thật, nhớ nhà và bà con cô bác, nhớ H., nhớ Hà Nội… bao nhiêu tình cảm vui buồn lẫn lộn… Thế nhưng biết làm thế nào được, đây là nhiệm vụ của cách mạng, của Đảng giao, ta phải phục tùng và làm trọn. Nghĩ đi nghĩ lại thấy mình còn thua xa những chiến sĩ vô Nam đã hàng chục năm nay, hoặc nhiều đồng chí công tác trong này từ 1966…
Biết đến bao giờ mình mới được ghé thăm nhà, dù chỉ một lần thôi, rồi đi bất cứ đâu cũng được; vì hôm vô đây đâu có kịp ghé qua nhà!
Như vậy, bắt đầu từ nay, mình đã thực sự bước vô đời! Một cuộc sống mới đang mở ra trước mắt mình với đầy gian nan, vất vả, nhưng đầy vinh quang.
30-6-1972
Mấy ngày nay địch đánh ngày càng căng, do chiến trường ta đang thắng lớn, địch như con thú dữ cùng đường đâm cắn càn. B-52 của chúng ngày nào cũng rải thảm. Đã 10 ngày nay rồi, đất Quảng Bình luôn hứng bom B-52. Có lần, mình cùng anh Vân đi đào hầm ở nhà anh ấy. B-52 rải thảm cách đấy có 1km. Bom nổ xé trời, đất rung chuyển như muốn sập xuống, như muốn tung lên tất cả. Nghe nó rền rĩ, ầm ào như bão tố; thế mà hai anh em cứ nhìn nhau cười (vì hầm mới đào tới ngang đầu gối). Nguy hiểm thật!
Suốt 15 ngày qua, đêm nào cũng mất ngủ, thật vất vả. Ngày dỡ nhà cũ, dựng nhà mới ở chỗ khác, rồi đào hầm, đắp hầm… đêm lại trực. Một ngày ngủ nhiều nhất có 2-3 tiếng. Người đen thui, hốc hác, hai hố mắt trũng sâu. Thế nhưng vẫn ca hát, vui cười. Giờ được đi nghe ca nhạc thì vui biết mấy, hoặc có cây ghi-ta cũng được. Kỷ niệm về những đêm ca nhạc hay chiếu phim ở Hà Nội mãi sống trong lòng tôi.
Hà Nội yêu dấu của tôi đang chiến thắng giặc. Hà Nội, quê hương thứ hai của tôi ơi! Sẽ có ngày tôi trở về với chiến công chói lọi từ tuyến lửa anh hùng.
8-7-1972
Trưa nay nằm trong hầm, tôi giở sổ tay viết vội vài dòng cho khuây khỏa. Suốt 2 tháng trời không được tin nhà, khiến lòng tôi xao xuyến lo âu. Về cá nhân, tôi không lo cho tính mạng của mình, mà lo cho ba má già và bà chị đau ốm với đứa cháu nhỏ ngây thơ, lo cho những người thân của tôi. Không có đài nên tin tức chiến sự cũng mù tịt, chẳng biết gì cả. Buồn thật!
B-52 với chúng tôi bây giờ như cơm bữa. Hôm nay lại vừa hoàn thành một cái nhà và một hầm lớn.
Các o ở đây cứ gặp mình lại trêu chọc (thật khổ cho chàng trai chưa vợ này!). Cũng nhiều lúc họ muốn ngỏ tình chi đây? Thế nhưng, mình cũng ít nói chuyện, mà chỉ cười trừ. Bởi vì phải đợi chờ một hy vọng to lớn, cao đẹp hơn, đó là thống nhất đất nước. Lúc đó mới có thời gian lo nghĩ tới “chuyện kia”. Quê hương sẽ dang tay đón tôi trở về.
6-8-1972
Hôm nay, cùng một lúc nhận được 3 bức thư: Của gia đình, của Mạnh Chiến và Trường (những thằng bạn chí thân). Thật khó mà nói hết nỗi vui mừng của mình. Xem thư ba, thấy gia đình vẫn mạnh khỏe và đi sơ tán. Đó là điều ta lo lắng bấy lâu. Chu Kim Sơn đã lớn khôn và ở với bà ngoại. Đứa cháu giờ lên 2, bé bỏng xinh xinh, chắc giờ này chẳng nhận ra cậu của nó nữa. Cậu đã già và có râu như ông ngoại rồi (!). Mới vô Quảng Bình có 4 tháng mà mình đã già đi nhiều. Nhiều lúc nghĩ mà giật mình!
Tội nghiệp con cháu, mới sinh ra đã phải đi sơ tán, đến lúc chập chững biết đi lại phải nếm mùi bom đạn. Biết bao cháu bé trên đất nước này phải chịu bao cảnh tang tóc, mồ côi do chiến tranh gây nên. Không hiểu những bà mẹ có lương tri trên Trái Đất sẽ nghĩ gì về những cháu bé Việt Nam, những cháu bé vô tội, ngày chỉ biết bú no, ngủ ngon đã phải chịu đau thương, tang tóc như người lớn.
Má ơi, con thương má quá! Đáng ra tuổi già như má là tuổi an nhàn, nghỉ ngơi và có những đứa con lớn phụng sự. Thế nhưng vì Tổ quốc kêu gọi, nước còn thì nhà còn, nước mất thì nhà tan, vì vậy chúng con phải tạm thời xa ba má, anh chị và bà con, xa những mái nhà thân yêu, để lên đường đi khắp mọi miền đất nước, giết sạch những con thú mang hình người kia, để cứu lấy những bà mẹ già, những cháu bé vô tội.
Chúng con sẽ thực hiện lời Bác: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi”. Quét sạch giặc rồi, lúc đó con sẽ về phụng sự mẹ già, như trăm ngàn đứa con hiếu thảo khác.
Ngày 16-4-1972, trong khi máy bay Mỹ đánh phá, anh tham gia giải phóng đoàn xe từ phía Nam ra bị tắc. Ngày 29-4-1972, lại dũng cảm dập lửa trên chiếc xe chở đạn bị máy bay địch bắn cháy, đưa lái xe bị thương đi cấp cứu. Sau đó lại cõng một công nhân bến phà đi cứu thương.Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của một cảnh sát, ngày 12-6-1972, Huỳnh Kim Trung vào làng vận động bà con ra cứu xe hàng của Đoàn 559, đang trên phà bị máy bay Mỹ bắn. Ngay chiều đó, anh lại cùng đồng đội đi cứu một số đồng chí đi dò thủy lôi bị nổ.
Rating: ★★★★★ Category: Books Genre: Biographies & Memoirs Author: SRTKL, Blog Bạn Trỗi Nhân ngày 27/7, tôi chuyển bài " Tưởng nhớ ...