Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

HÃY NHỚ LẤY LỜI TÔI - AHLS NGUYỄN VĂN TRỖI

HÃY NHỚ LẤY LỜI TÔI - AHLS NGUYỄN VĂN TRỖI

NGHE KỂ CHUYỆN HAY ​
Chỉ sống có 24 năm và vẻn vẹn có 9 phút trên pháp trường nhưng Nguyễn Văn Trỗi đã đi vào lịch sử kháng chiến chống xâm lược của nước ta như một biểu tượng của lòng quả cảm và khí phách anh hùng, là tấm gương sáng cho các thế hệ thanh niên học tập về lòng yêu nước, khát vọng độc lập tự do - những tố chất rất cần cho sự dấn thân của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Ở bất cứ thời đại nào.

Nguyễn Văn Trỗi - Hãy nhớ lấy lời tôi
“Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lý sinh ra...”
(Tố Hữu)

Nguồn: youtube - NGHE KỂ CHUYỆN HAY

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2022

TÌM HIỂU ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TRỖI | TIỂU SỬ CUỘC ĐỜI ANH HÙNG LIỆT SỸ NGUYỄN VĂN TRỖI - QUYNHHOARADIO

TIỂU SỬ CUỘC ĐỜI
ANH HÙNG LIỆT SỸ
NGUYỄN VĂN TRỖI
Lời anh còn vọng mãi!

QUYNH HOA RADIO
Nguyễn Văn Trỗi sinh 01-02-1940, trong gia đình nông dân nghèo tại Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau 1954, #Nguyễn_Văn_Trỗi theo gia đình, anh vào Sài Gòn sinh sống, làm thợ điện tại Nhà máy Điện Chợ Quán, tham gia Biệt động Thành, thuộc Đại đội quyết tử cánh tây nam Sài Gòn. Anh NGUYỄN VĂN TRỖI đã được tập huấn nhiều lần cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa, Long An.

Cùng xem video để TÌM HIỂU ANH HÙNG NGUYỄN VĂN TRỖI | TIỂU SỬ CUỘC ĐỜI ANH HÙNG LIỆT SỸ NGUYỄN VĂN TRỖI với Mc Quỳnh Hoa nhé.

Nguồn: QUYNH HOA RADIO - 25 thg 7, 2022

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

Phục chế hình ảnh Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi

Phục chế hình ảnh
Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi

Thơ: Lê Nhân Liên
Phục chế ảnh: Phúc Lê


Phục chế hình ảnh Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi
với thần thái tuyệt vời.

TƯỞNG NHỚ LIỆT SĨ NGUYỄN VĂN TRỖI

Tôi viết bài thơ mặc niệm anh
Ngày này năm ấy giữa Sài thành
Anh hiến tuổi xuân cho Tổ quốc
Đem đổi thịt xương lấy hòa bình

Cả nước nhớ tên người liệt sĩ
Đã gây nên chấn động địa cầu
Máu của anh, của người đồng chí
Viết tiếp vào trang sử đời sau.

Thơ: Lê Nhân Liên
Phục chế ảnh: Phúc Lê
Nguồn: FB Yêu dân tộc Việt Nam - Th3 01/11/2022.