Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017
Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017
Giỗ AHLS Huỳnh Kim Trung 20 tháng 8/2017
Huynh Kim Thanh 20 Tháng 8/2017 ·
Bàn thờ AHLS Huỳnh Kim Trung cùng Mẹ và Ông Bà Nội Ngọai nhân Đám Giỗ 20/08/ 2017
Chân thành cảm ơn các anh K3, K4, K5, K6 Trỗi và các bạn 1A Hoàng Văn Thụ HN, đại diện Đảng ủy, UBND, Công an, Hội CCB và bà con phường 10 Q3 TP HCM đã cùng đến dự Lễ tưởng niệm 45 năm mất của AHLS Huỳnh Kim Trung và dùng cơm thân mật đầm ấm tình cảm cùng gia đình !
Bàn thờ AHLS Huỳnh Kim Trung cùng Mẹ và Ông Bà Nội Ngọai nhân Đám Giỗ 20/08/ 2017
Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017
Giỗ bạn LS Vũ Kiên Cường
Trần Quốc Sủng 11 Tháng 8/2017 ·
Ngày giỗ Cường mèo
Chiều đi giỗ bạn tôi LS Vũ Kiên Cường
Trần Quốc Việt: Từ phải qua trái MINH SƠN, Hoàng Việt MI NÔ, Hoàng Việt Dũng 3 loe, Phan Trường Sơn, MẠNH HÙNG, CÔNG CHÍNH , Ngô Cửu, QUỐC VIỆT.
Hàng ngồi SỦNG QUÝT. Có mẹ và các em của CƯỜNG ngồi và đứng cùng (Vũ Dũng và Vũ Nghị).
Dũng Vũ Mẹ ngồi cùng các anh nhưng lòng vẫn nhớ...
Trần Quốc Sủng: Mẹ ngồi với các anh như ngồi với CON MẸ
DungTuyet Hanoi: Họp lớp điểm danh vẫn xướng tên mày đấy Cường mèo ạ Mày đi xa nhưng mày mãi mãi trong trái tim bạn bè và Tổ quốc nhân dân biết ơn sự hy sinh của mày. Chúc mẹ mãi khỏe cùng con cháu.
Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017
Lưu bút của Vũ Kiên Cường
Nguyễn Quang Vinh với nhóm: Bạn Trỗi K5 - 30 Tháng 7/2017 lúc 16:36 ·
Tran Kienquoc 31 Tháng 7 lúc 8:21
Xem:
Lưu bút - Thầy Xuyên.pdf
Trong cuốn lưu bút của thày Xuyên B trưởng của K5 và K8 còn lưu bút của: Võ Dũng (trang 8), Vũ Kiên Cường (trang 11), Văn Huấn (trang 25) và...v..v..
Tran Kienquoc 31 Tháng 7 lúc 8:21
Lưu bút của Ls Vũ Kiên Cường k5
Cường viết:"... Thầy ạ! Có những lúc thầy góp ý cho em vì muốn em trở thành người tốt. Nhưng lúc ấy lòng tự ái của em đã làm cho em cáu giận và có khi còn giận thầy...
Và em cũng hứa với thầy là phấn đấu liên tục để trở thành người tốt!".
Xem:
Lưu bút - Thầy Xuyên.pdf
Lưu bút của Võ Dũng
Nguyễn Quang Vinh với nhóm: Bạn Trỗi K5 - 30 Tháng 7/2017 lúc 16:36 ·
Tran Kienquoc với nhóm: Bạn Trỗi K5 - 31 Tháng 7/2017 lúc 6:24
Xem:
Lưu bút - Thầy Xuyên.pdf
Trong cuốn lưu bút của thày Xuyên B trưởng của K5 và K8 còn lưu bút của: Võ Dũng (trang 8), Vũ Kiên Cường (trang 11), Văn Huấn (trang 25) và...v..v..
Tran Kienquoc với nhóm: Bạn Trỗi K5 - 31 Tháng 7/2017 lúc 6:24
Võ Dũng lưu bút cho thầy Xuyên
Bạn rất quý thầy và rất hài hước khi gửi lại thầy lưu bút:
Gần nhau thì thấy bình thườngHay đã chúc thầy:
Xa nhau thì thấy tình thương dạt dào
- Ăn không ngon, ngủ không yên,Bạn kí tên Võ Văn Dũng (tức Võ Trường Chiến)
- Ngày ốm 2 lần trưa và tối.
Xem:
Lưu bút - Thầy Xuyên.pdf
Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017
Tiếng lòng
Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ
27/7/1947-27/7/2017
27/7/1947-27/7/2017
Kính gửi anh chị em!
Hôm nay đi thắp hương cho đồng đội mà thơ LÊ BÁ DƯƠNG cứ bám theo mình: Hoá ra CG nhắc.
ĐÒ LÊN THẠCH HÃN ƠI CHÈO NHẸThật lạ vì bạn này sinh năm 1953 như anh em mình.
ĐÁY SÔNG CÒN ĐÓ BẠN TÔI NẰM
CÓ TUỔI 20 THÀNH SÓNG NƯỚC
VỖ ĐÔI BỜ, MÃI MÃI NGÀN NĂM
- Thơ Lê Bá Dương.
Hoá ra các nhà thơ sửa 2 câu cuối. Không nghe thấy tiếng lòng.
Thơ phải là tiếng của lòng mình mà nhiều kẻ quên.
ƠI NHỮNG CƯỜNG MÈO, DOANH MÁN, NGUYỄN LÂM.
BẠN TÔI RA ĐI KHI MỚI 19 TUỔI.
NHỮNG SINH VIÊN VỚI TUỔI ĐỜI PHƠI PHỚI
XONG TRẬN NÀY SẼ VỀ ...XÂY LẠI NON SÔNG.
Ờ TRẬN ĐÓ CÒN ĐỢI SAU 3 NĂM.
ƯỚC MƠ KIA CÒN PHẢI HÀNG CHỤC NĂM CÓ LẺ
CUỘC TRƯỜNG CHINH KÉO DÀI HƠN THẾ KỈ
BẠN MÌNH ƠI, HÀNH TRANG NẶNG TRÊN LƯNG.
ĐẾN HÔM NAY TUỔI ĐÃ 6 CHỤC HƠN
SỨC ĐÃ OẢI VÀ NHIỆT TÌNH ĐÃ MỎI
NHƯNG KHÔNG BUÔNG XUÔI... KHÔNG BAO GIỜ CHỜ ĐỢI.
MONG SAO, MONG SAO.... CON CHÁU ĐƯỢC BÌNH YÊN.
FB Trần Quốc Việt >> BẠN NVT 22 Tháng 7/2017 lúc 13:37
Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017
CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ MỘ PHẦN LS VÕ DŨNG
Tran Kienquoc 1 Tháng 8/2017 lúc 7:34
Năm 1967, Dũng từ Quế Lâm về nước. Chiểu theo nguyện vọng của Dũng, các chú cho Dũng vào học ở trường Quân chính quân khu Tả Ngạn, ngay trước dãy núi Chí Linh, Hải Dương. Cuối năm 1969, sau khi tập trung trên trường Huấn luyện cán bộ đi B ở Lương Sơn, Hòa Bình, Dũng theo đoàn quân "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước".
Trước khi đi, cô Bảy Huệ, dì Tư Duy Liên và Hiếu Dân lên thăm. Cô Bảy lo lắng vì thằng cháu ngỗ nghịch, sợ không chịu được gian khổ chiến trường. Dũng đã trả lời: "Con đi lần này, 1 - xanh cỏ, 2 - đỏ ngực. Con sẽ không làm cho cô, dì Tư và em phải hổ thẹn!".
Vào tới B2, gặp ba nhưng Dũng không muốn ở trên chiến khu mà nằng nặc đòi đi chiến đấu. Chú Sáu thắt ruột vì còn mỗi nó là con trai nhưng trước sự kiên quyết của Dũng, chú đã gửi con cho các chú dưới đặc khu Sài Gòn – Gia Định. Thương chú Sáu, các chú xếp Dũng về đơn vị thông tin.
Chỉ một thời gian, Dũng không muốn làm lính thông tin: “Suốt ngày ngồi bên máy, con không chịu được. Phải cho con về quê má, xuống đơn vị chiến đấu, trả thù cho má”.
Tháng 6/1971, Dũng được điều về Mặt trận T3 thuộc Khu 9, gần quê ngoại. Tháng 10 năm đó, Dũng giấu ba, nằng nặc xin các chú cho xuống Trung đội 2 (Tiểu đoàn 3 trinh sát). Đơn vị Dũng đóng ở Hồng Vân, tỉnh Bạc Liêu, chỉ cách nhà chừng 80-90km. Về trinh sát, Dũng không cậy mình là “con ông cháu cha” mà cùng chia lửa với anh em. Cùng đi trinh sát, cùng lặn lội sông nước điều nghiên. Ai cũng quý.
Chú Sáu Nam ngày đó là Tư lệnh Khu 9, nghe có con trai đồng đội về làm lính trinh sát. Chưa kịp kéo Dũng lên cơ quan thì nghe tin đau, Dũng đã hy sinh ngày 21/4/1972.
Sớm hôm đó, Dũng đi trinh sát cùng 2 đồng đội, không ngờ bị lọt vào ổ phục kích. Chúng bất ngờ xả đạn làm 3 chiến sĩ không kịp trở tay. Cả 3 đã hy sinh. Biết tin, đơn vị đã cử người tìm xác và chôn cất ở ngay bên bờ kênh Tây Ký (thuộc xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Vân, tỉnh Rạch Giá).
Sau giải phóng tới 1980, chú Sáu cho cải táng mộ Dũng, cho hóa thân rồi cho vào hộp tro luôn để trong phòng ngủ, cạnh bàn làm việc. Vậy là lần này Dũng được sống mãi với ba.
Năm 1982, được Quốc hội phê chuẩn là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Phó chủ tịch rồi Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, chú Sáu phải ra Hà Nội. Trước kia vẫn để di cốt Võ Dũng ngay cạnh bàn làm việc, nay chú phải đưa Dũng vào nằm bên cạnh mộ gió của má và Ánh Hồng, Chí Tâm ở NTLS TPHCM. Chúng tôi từng đến thăm mộ bạn. Ngôi mộ nho nhỏ, trắng toát, xếp cùng mộ đồng đội thành bông hoa 9 cánh - như đội hình 1 tiểu đội trong chiến đấu.
Năm 2005, khi đã nghỉ hưu, chú quyết định đưa 4 má con về quê ngoại ở Sóc Trăng. Vì sao không chuyển cô và các con về quê chú ở Vĩnh Long mà chú lại có quyết định đó? Chúng tôi có hỏi chị Hạnh và Hiếu Dân thì hay: Quê ngoại chính là nơi chôn rau cắt rốn của Dũng; từ khi sinh ra, lớn lên đến khi ra Bắc, Dũng được sống với bên ngoại nên có nhiều tình cảm và kỉ niệm với mảnh đất cùng cô bác, anh chị trong họ; ở ngoài Bắc, Dũng quyết tâm trở về quê hương chiến đấu để trả thù cho má và 2 em; chính trên mảnh đất này Dũng đã chiến đấu và hy sinh. Đó chính là lí do để chú quyết định đưa Dũng cùng má và 2 em về Sóc Trăng.
Bia tưởng niệm cho 4 má con được chuẩn bị từ trước, có hình cô Kim Anh, Võ Dũng, Ánh Hồng và Chí Tâm, do 1 điêu khắc gia người Sài Gòn thực hiện. Chưa được gặp má và 2 em nên khó hình dung, nhưng nhìn hình ảnh Võ Dũng trên bức phù điêu ấy thấy rất sống động, có nét giống Dũng.
Hôm đưa Dũng về quê ngoại, chú Sáu không về được. Suốt dọc đường từ TPHCM, Hiếu Dân ôm anh trên tay cho đến khi hạ anh xuống lòng đất mẹ.
Thật cảm động trước toan tính của chú trước lúc đi xa. Ba năm sau, chú mất.
Viếng thăm bạn LS Võ Dũng
Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ
27/7/1947-27/7/2017
27/7/1947-27/7/2017
Bài tổng hợp
Những việc làm ý nghĩa trong
"Tháng 7 tri ân các AHLS và người có công"
(Trích)TranKienQuoc, Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017, BÁO LIẾP "BẠN TRỖI K5"
[...]
Thầy trò chúng tôi vừa có 2 ngày (22 và 23/7) cùng sống, cùng hành quân, cùng trải nghiệm trong chuyến đi về Miền Tây, đến thăm 2 bạn học Huỳnh Kim Trung và Võ Dũng.
Hai bạn của chúng tôi đều hy sinh năm 1972, khi vừa tròn 20 tuổi. Hai đứa mãi mãi tuổi 20 đến hôm nay tròn 45 năm. Chúng tôi tự hào vì các bạn.
Huỳnh Kim Trung hiện an nghỉ ở NTLS Tiền Giang, ngay bên quốc lộ 1. Chúng tôi đến với bạn khi mặt trời đã đứng bóng vì chiếc xe County chở đoàn bị nổ lốp trên đường cao tốc HCM - Trung Lương. Phải mất 3 tiếng gọi cứu hộ thay lốp. Nhưng Huỳnh Kim Trung đã gặp được 2 thầy và gần 30 bạn cũ.
Dọc đường đón thêm Hà Văn Công, Nguyễn Bình bạn cùng k5 và anh Nguyễn Nam Khánh k2 Trỗi.
Võ Dũng cùng má Trần Kim Anh và 2 em Phan Thị Ánh Hồng, Phan Chí Tâm, năm 2005 được chú Sáu Dân đưa từ NTLS TPHCM về Sóc Trăng, quê cô Kim Anh. Võ Hiếu Dân, em gái Võ Dũng, vì bận việc không đi cùng đã cử Quý (tài xế của Cty), giỏi nghề (tay lái lụa), thông thạo địa bàn, dẫn đường rồi gia đình ra đón tận ngoài lộ. Đường vào nhà không thể đi bằng ô tô nên chúng tôi được gia đình đón bằng xuồng (lãi) theo 5km đường kênh rạch vào nhà.
Chúng tôi đã được thắp hương tại Trần Lăng Chi Mộ - khu mộ của các cụ ngoại Võ Dũng tới đây khai khẩn hơn 150 năm qua, xây dựng thành 1 khu trù phú, có thương cảng, có nhà máy xay xát gạo đầu tiên của Miền Tây.
Bốn má con Võ Dũng được cải trong cùng 1 nơi với 1 bức phù điêu bằng đá, có mặt cả 4 người. Nhìn Võ Dũng rất giống ngày còn sống với chúng tôi.
Sau khi thắp hương, ghi hình, chúng tôi trở về nhà và được chiêu đãi 1 bữa cháo vịt siêm ngon như chưa bao giờ được ăn (nhất là bữa trưa chưa được dùng). Dưới trời đêm mát lạnh, chúng tôi cùng thân nhân của Võ Dũng trò chuyện. Thật cảm động khi nghe người nhà tâm sự, đây là lần đầu tiên sau giải phóng có các bạn của Võ Dũng về thăm quê.
Trò chuyện mới hay, lúc 1g chiều có cơn mưa lớn lắm. À, vậy ra cô Kim Anh và Võ Dũng cố tình đánh "pan" cho nổ lốp trước của xe (mà là lốp bên phải, để xe an toàn dạt vào lề đường) và tránh được cơn mưa. Vì theo kế hoạch thì 1g chiều, chúng tôi sẽ đi xuồng từ bến ở lộ vào nhà. Nếu vào lúc đó thì ướt mem cả đoàn.
Tối 22/7, về tới Đoàn an dưỡng 30 Cần Thơ đã rất muộn (21.30) nhưng cả đoàn vẫn ra bờ sông ăn bữa cơm bộ đội. Trò chuyện tới gần 24.00 mới giải tán về ngủ.
Sáng 23/7, dù ngủ ít nhưng hơn 20 thầy bạn cũng có chuyến du lịch trên sông, thăm Chợ nổi Cái Răng - di sản văn hóa phi vật thể của vùng sông nước miền Tây. Không gì vui hơn khi cùng được sống với thầy, bạn cũ.
Sau khi rời nhà nghỉ, chúng tôi đến thăm nhà thầy Trần Sinh.- thầy giáo TDTT, tác giả bài thể dục "36 động tác võ tay không", nguyên Trưởng ban Võ toàn quân. Thầy dạy chúng tôi cả bài Đâm lê Quyết thắng... Nhờ thầy mà chúng tôi có sức khỏe vào đời.
Thầy mất cách đậy dăm năm. Trong đám tang, thật buồn vì người lính già của Tiểu đoàn 307 thời chống Pháp lại không được phủ quân kì trên linh cữu. Và, thầy trò Trường Trỗi đã "xử lí kịp thời" để điều đó không xảy ra. Ngày đưa thầy đi, mọi thủ tục đầy đủ. Ấy cùng là tình cảm, là cư xử trọng nghĩa với đồng nghiệp, với thầy giáo!
Sau khi thăm gia đình thầy Trần Sinh, chúng tôi xin phép ra về. Dù chân yếu lắm, cô vẫn ra tận nơi xe dừng, tiễn chúng tôi. Thật cảm động!
Em Hiếu Dân mời đoàn tới thăm Khu tưởng niệm chú Sáu Dân ở Vũng Liêm nên chúng tôi phải tách đoàn: Thầy Vọng, thầy Trinh cùng Khánh Hòa, Kiến Quốc đi Vũng Liêm; xe County chở Thế Thịnh cùng anh em tới thăm Nhà máy bia của Hà Văn Công. Cuộc đón tiếp và giao lưu với cán bộ, CNV Bia Vĩnh Long đã được các bạn tường thuật.
Riêng đoàn đi Vũng Liêm được tài Quý chở, đã tới lúc 10.30. Anh Nghiêm, Phó chủ tịch Vĩnh Long, được báo đã chờ đón tiếp đoàn. Quả thật làm chúng tôi ái ngại quá. Nhưng ngay từ phút đầu, khách, chủ trở nên thân thiết.
Sau khi trò chuyện ở phòng khách, chúng tôi cùng anh Nghiêm vào thắp hương tưởng niệm chú Sáu. Thầy Vọng thay mặt thầy trò nhà trường có mấy dòng lưu bút vào sổ lưu niệm.
Sau đó, vào thăm ngôi nhà chú hay về nghỉ mỗi chuyến đi về. Nhìn gian phòng ngủ giản dị, được trang bị cái TV Sony cũ mà cảm phục 1 con người. Phú quý, sang trọng chả nghĩa gì!
Trước phòng ngủ là nơi hội họp với bộ bàn ghế gỗ được giữ gìn từ ngày chú còn sống. Ngay bên phòng ngủ của chú là phòng nghỉ của bác sĩ và bảo vệ. Rất mộc mạc, gần gũi và bình dị.
Ngay cạnh phòng ngủ là cái ao chú hay ra câu cá giải trí.
Cách 1 con đường là công viên NKKN. Chú từng tham gia NKKN. Sinh thời chú có ý tưởng xây dựng công viên này ngay trung tâm huyện Vũng Liêm. Theo nguyện vọng của chú, năm 2010, đã khởi công xây dựng công viên. Nơi cao nhất Vũng Liêm là ngọn đồi nhân tạo với tượng bán thân của bà Hồng - đàn chị của chú Sáu trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940, người chỉ huy trực tiếp chiếm và làm chủ huyện lỵ Vũng Liêm trong 3 ngày.
Trưa, đoàn được anh Nghiêm mời bữa cơm với đặc sản Vũng Liêm: trạch om nghệ, tôm hùm...
Anh Nghiêm cảm động khi được đón thầy trò Trường NVT - những thầy, bạn của anh Võ Dũng, con chú Sáu. Anh cũng cảm đông khi được nghe chúng tôi kể lại những kỉ niệm đẹp với Võ Dũng. Anh có lời mời anh chị em trường ta về Vũng Liêm thăm khu tưởng niệm chú Sáu.
Thầy Vọng, thầy Trinh đã tặng anh Nghiêm huy hiệu trường Trỗi và huy hiệu Đại tướng và anh xin phép được công nhận là lính Trỗi k9. Tôi chia sẻ với anh Nghiêm: "Sau Cụ Hồ thì Đại tướng và chú Sáu Dân là những người được dân quý, dân yêu. Đó cũng là vinh dự cho Vũng Liêm quê anh!".
Huynh Kim Thanh 22/7/2017 lúc 11:15
Sáng 22/07/2017
Đoàn cựu hs trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi chuẩn bị khởi hành đi miền Tây tri ân các AHLS bạn học K5 của trường.
Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017
49 Năm K3 Nhập ngũ - Hành hương tri ân
Viếng thăm bạn AHLS Huỳnh Kim Trung
Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ
27/7/1947-27/7/2017
27/7/1947-27/7/2017
Bài tổng hợp
Ảnh Kim Thành, Kiến Quốc, Nguyễn Long, Khoi Phan Tuan, Trinh PhanVẫn đợi anh về
Đất nước tôn vinh Anh
Riêng mình tôi nín lặng
Với niềm tin cháy bỏng
Tôi vẫn đợi anh về
Bao cuôc chiến đi qua
Anh tôi vẫn thầm lăng
Trong mặt trận xa vắng
Biết ngày nào trở ra (?)
Mai các bạn của anh
Viếng thăm ngôi mộ nhỏ
Gắn bảng hiệu Anh hùng
Ôn những kỷ niệm xưa
Riêng mình tôi nín lặng
Với niềm tin cháy bỏng
Tôi vẫn đợi anh về
Bao cuôc chiến đi qua
Anh tôi vẫn thầm lăng
Trong mặt trận xa vắng
Biết ngày nào trở ra (?)
Mai các bạn của anh
Viếng thăm ngôi mộ nhỏ
Gắn bảng hiệu Anh hùng
Ôn những kỷ niệm xưa
Tôi đi cùng các anh
Nhưng trong lòng vẫn nhủ
Sắp tới ngày gặp lại
Anh tôi lại trở về
Dân ơi bạn hãy đợi
Các anh sẽ trở về
Như ngày xưa còn bé
Chở tụi mình ăn kem...
HKT 22:55 21/07/2017
FB Huynh Kim Thanh
- 21 Tháng 7 lúc 22:44
Nhưng trong lòng vẫn nhủ
Sắp tới ngày gặp lại
Anh tôi lại trở về
Dân ơi bạn hãy đợi
Các anh sẽ trở về
Như ngày xưa còn bé
Chở tụi mình ăn kem...
HKT 22:55 21/07/2017
FB Huynh Kim Thanh
- 21 Tháng 7 lúc 22:44
Má đã đi xa rồi
Không kịp chờ anh nữa
Má ơi đừng lo ngại
Con vẫn đợi anh vê
Mỗi năm tôi vẫn phải
Thắp nhang nhưng hỏi anh
" Sao năm nào cũng vậy,
Tui phải thắp nhang ông?"
Không kịp chờ anh nữa
Má ơi đừng lo ngại
Con vẫn đợi anh vê
Mỗi năm tôi vẫn phải
Thắp nhang nhưng hỏi anh
" Sao năm nào cũng vậy,
Tui phải thắp nhang ông?"
Mau về đi anh ơi
Em mong ngày trở lại
Anh em mình đi khắp
Ôn những mẩu chuyện xưa.
Huynh Kim Thanh
22 Tháng 7 lúc 5:13
Em mong ngày trở lại
Anh em mình đi khắp
Ôn những mẩu chuyện xưa.
Huynh Kim Thanh
22 Tháng 7 lúc 5:13
Bạn chúng tôi - Liệt sĩ Nguyễn Mạnh Minh
Phải qua mấy hôm qua đi kể từ ngày 27/7/2017, khi những cảm xúc liên tục dâng trào, xen giữa tự hào có bi tráng, trong những thành quả to lớn có ngẹn ngào nỗi đau thương, mất mát, đọc, xem, nghe những ngày ấy mắt cay xè, tôi mới giành thời gian để nghĩ về sự hy sinh thân mình hay một phần thân thể của những người quen, những người bạn gần gũi. Đồng thời, tôi không muốn vội vã để viết xong đúng dịp Ngày TBLS, mà với mong muốn tri ân và biết ơn các AHLS là việc làm thường xuyên, ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)