Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Viếng thăm bạn LS Võ Dũng

Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ
27/7/1947-27/7/2017

Bài tổng hợp

Những việc làm ý nghĩa trong
"Tháng 7 tri ân các AHLS và người có công"

(Trích)
TranKienQuoc, Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017, BÁO LIẾP "BẠN TRỖI K5"
[...]
Thầy trò chúng tôi vừa có 2 ngày (22 và 23/7) cùng sống, cùng hành quân, cùng trải nghiệm trong chuyến đi về Miền Tây, đến thăm 2 bạn học Huỳnh Kim Trung và Võ Dũng.
Hai bạn của chúng tôi đều hy sinh năm 1972, khi vừa tròn 20 tuổi. Hai đứa mãi mãi tuổi 20 đến hôm nay tròn 45 năm. Chúng tôi tự hào vì các bạn.

Huỳnh Kim Trung hiện an nghỉ ở NTLS Tiền Giang, ngay bên quốc lộ 1. Chúng tôi đến với bạn khi mặt trời đã đứng bóng vì chiếc xe County chở đoàn bị nổ lốp trên đường cao tốc HCM - Trung Lương. Phải mất 3 tiếng gọi cứu hộ thay lốp. Nhưng Huỳnh Kim Trung đã gặp được 2 thầy và gần 30 bạn cũ.
Dọc đường đón thêm Hà Văn Công, Nguyễn Bình bạn cùng k5 và anh Nguyễn Nam Khánh k2 Trỗi.

Võ Dũng cùng má Trần Kim Anh và 2 em Phan Thị Ánh Hồng, Phan Chí Tâm, năm 2005 được chú Sáu Dân đưa từ NTLS TPHCM về Sóc Trăng, quê cô Kim Anh. Võ Hiếu Dân, em gái Võ Dũng, vì bận việc không đi cùng đã cử Quý (tài xế của Cty), giỏi nghề (tay lái lụa), thông thạo địa bàn, dẫn đường rồi gia đình ra đón tận ngoài lộ. Đường vào nhà không thể đi bằng ô tô nên chúng tôi được gia đình đón bằng xuồng (lãi) theo 5km đường kênh rạch vào nhà.
Chúng tôi đã được thắp hương tại Trần Lăng Chi Mộ - khu mộ của các cụ ngoại Võ Dũng tới đây khai khẩn hơn 150 năm qua, xây dựng thành 1 khu trù phú, có thương cảng, có nhà máy xay xát gạo đầu tiên của Miền Tây.
Bốn má con Võ Dũng được cải trong cùng 1 nơi với 1 bức phù điêu bằng đá, có mặt cả 4 người. Nhìn Võ Dũng rất giống ngày còn sống với chúng tôi.
Sau khi thắp hương, ghi hình, chúng tôi trở về nhà và được chiêu đãi 1 bữa cháo vịt siêm ngon như chưa bao giờ được ăn (nhất là bữa trưa chưa được dùng). Dưới trời đêm mát lạnh, chúng tôi cùng thân nhân của Võ Dũng trò chuyện. Thật cảm động khi nghe người nhà tâm sự, đây là lần đầu tiên sau giải phóng có các bạn của Võ Dũng về thăm quê.
Trò chuyện mới hay, lúc 1g chiều có cơn mưa lớn lắm. À, vậy ra cô Kim Anh và Võ Dũng cố tình đánh "pan" cho nổ lốp trước của xe (mà là lốp bên phải, để xe an toàn dạt vào lề đường) và tránh được cơn mưa. Vì theo kế hoạch thì 1g chiều, chúng tôi sẽ đi xuồng từ bến ở lộ vào nhà. Nếu vào lúc đó thì ướt mem cả đoàn.
Tối 22/7, về tới Đoàn an dưỡng 30 Cần Thơ đã rất muộn (21.30) nhưng cả đoàn vẫn ra bờ sông ăn bữa cơm bộ đội. Trò chuyện tới gần 24.00 mới giải tán về ngủ.

Sáng 23/7, dù ngủ ít nhưng hơn 20 thầy bạn cũng có chuyến du lịch trên sông, thăm Chợ nổi Cái Răng - di sản văn hóa phi vật thể của vùng sông nước miền Tây. Không gì vui hơn khi cùng được sống với thầy, bạn cũ.

Sau khi rời nhà nghỉ, chúng tôi đến thăm nhà thầy Trần Sinh.- thầy giáo TDTT, tác giả bài thể dục "36 động tác võ tay không", nguyên Trưởng ban Võ toàn quân. Thầy dạy chúng tôi cả bài Đâm lê Quyết thắng... Nhờ thầy mà chúng tôi có sức khỏe vào đời.
Thầy mất cách đậy dăm năm. Trong đám tang, thật buồn vì người lính già của Tiểu đoàn 307 thời chống Pháp lại không được phủ quân kì trên linh cữu. Và, thầy trò Trường Trỗi đã "xử lí kịp thời" để điều đó không xảy ra. Ngày đưa thầy đi, mọi thủ tục đầy đủ. Ấy cùng là tình cảm, là cư xử trọng nghĩa với đồng nghiệp, với thầy giáo!
Sau khi thăm gia đình thầy Trần Sinh, chúng tôi xin phép ra về. Dù chân yếu lắm, cô vẫn ra tận nơi xe dừng, tiễn chúng tôi. Thật cảm động!

Em Hiếu Dân mời đoàn tới thăm Khu tưởng niệm chú Sáu Dân ở Vũng Liêm nên chúng tôi phải tách đoàn: Thầy Vọng, thầy Trinh cùng Khánh Hòa, Kiến Quốc đi Vũng Liêm; xe County chở Thế Thịnh cùng anh em tới thăm Nhà máy bia của Hà Văn Công. Cuộc đón tiếp và giao lưu với cán bộ, CNV Bia Vĩnh Long đã được các bạn tường thuật.
Riêng đoàn đi Vũng Liêm được tài Quý chở, đã tới lúc 10.30. Anh Nghiêm, Phó chủ tịch Vĩnh Long, được báo đã chờ đón tiếp đoàn. Quả thật làm chúng tôi ái ngại quá. Nhưng ngay từ phút đầu, khách, chủ trở nên thân thiết.
Sau khi trò chuyện ở phòng khách, chúng tôi cùng anh Nghiêm vào thắp hương tưởng niệm chú Sáu. Thầy Vọng thay mặt thầy trò nhà trường có mấy dòng lưu bút vào sổ lưu niệm.
Sau đó, vào thăm ngôi nhà chú hay về nghỉ mỗi chuyến đi về. Nhìn gian phòng ngủ giản dị, được trang bị cái TV Sony cũ mà cảm phục 1 con người. Phú quý, sang trọng chả nghĩa gì!
Trước phòng ngủ là nơi hội họp với bộ bàn ghế gỗ được giữ gìn từ ngày chú còn sống. Ngay bên phòng ngủ của chú là phòng nghỉ của bác sĩ và bảo vệ. Rất mộc mạc, gần gũi và bình dị.
Ngay cạnh phòng ngủ là cái ao chú hay ra câu cá giải trí.
Cách 1 con đường là công viên NKKN. Chú từng tham gia NKKN. Sinh thời chú có ý tưởng xây dựng công viên này ngay trung tâm huyện Vũng Liêm. Theo nguyện vọng của chú, năm 2010, đã khởi công xây dựng công viên. Nơi cao nhất Vũng Liêm là ngọn đồi nhân tạo với tượng bán thân của bà Hồng - đàn chị của chú Sáu trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940, người chỉ huy trực tiếp chiếm và làm chủ huyện lỵ Vũng Liêm trong 3 ngày.
Trưa, đoàn được anh Nghiêm mời bữa cơm với đặc sản Vũng Liêm: trạch om nghệ, tôm hùm...
Anh Nghiêm cảm động khi được đón thầy trò Trường NVT - những thầy, bạn của anh Võ Dũng, con chú Sáu. Anh cũng cảm đông khi được nghe chúng tôi kể lại những kỉ niệm đẹp với Võ Dũng. Anh có lời mời anh chị em trường ta về Vũng Liêm thăm khu tưởng niệm chú Sáu.
Thầy Vọng, thầy Trinh đã tặng anh Nghiêm huy hiệu trường Trỗi và huy hiệu Đại tướng và anh xin phép được công nhận là lính Trỗi k9. Tôi chia sẻ với anh Nghiêm: "Sau Cụ Hồ thì Đại tướng và chú Sáu Dân là những người được dân quý, dân yêu. Đó cũng là vinh dự cho Vũng Liêm quê anh!".



Huynh Kim Thanh 22/7/2017 lúc 11:15
Sáng 22/07/2017
Đoàn cựu hs trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi chuẩn bị khởi hành đi miền Tây tri ân các AHLS bạn học K5 của trường.



Sau khi xuất hành đoàn xe Khóa 5 trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi do trưởng đoàn Thế Thịnh dẫn dắt đi đón Thầy Mai Duy Vọng và các bạn doc đường đi... Anh Chỉnh Huấn tuy đi lại khó khăn, lên xe phải nằm dài nhưng vợ chồng vẫn không chịu nhường bước ở nhà. Anh chị mang theo hai chai Gold Label và nhiều chun nhỏ nói đễ cúng Trung, Dũng sau đãi bạn bè. Anh Nhat Trung Pham vẫn luôn là tay hoạt náo viên của đoàn.



Huynh Kim Thanh 23/7/2017 lúc 10:56
Rời nghĩa trang Tiền Giang đoàn cựu HS trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi tiếp tục thẳng tiến hướng Sóc Trăng để viếng bạn K5 Võ Dũng tức Phan Chí Dũng tại quê ngoại của anh. Doc đường tới ST vì có khúc xe không qua cầu được gia đình ngoại bạn Võ Hiếu Dân bố trí hai ghe máy ra đón đoàn. Vậy là một số bạn K5 từ MB, MT tự nhiên lại được chuyến du lịch sông nước miền Tây đầy thú vị.
Tới nơi chúng tôi được gia đình Cô Trần Kim Anh (má Võ Dũng và Võ Hiếu Dân) đón tiếp nồng nhiệt và đầy cảm động. Anh Năm Bô, người anh con cậu của Võ Dũng cũng nguyên là người lính cận vệ của chú Sáu Dân hướng dẫn thăm viếng toàn khu nghĩa trang dòng họ Trần quê nội của Cô Kim Anh tử đời ông bà cố, ông bà nội và dòng họ, cha mẹ ruột (tức ông bà ngoại Võ Dũng) cùng các cô chú, các cậu dì của Võ Dũng... Và cuối cùng mọi người cùng quây quần về ngôi mô chung của mẹ con cô Kim Anh và Võ Dũng cùng hai em Hồng, Tâm.
Anh Năm giới thiệu chung về dòng họ và những kỷ niệm về Cô Kim Anh, về Võ Dũng (anh sinh ra ngay trên mảnh đất này) cùng các em. Đáp lại, thầy trò NVT cùng kính cẩn tri ân Cô và các con. Rồi bạn bè cùng kể lại những kỷ niệm thời học trỏ và khi anh Dũng chia tay đòi trở về Nam chiến đấu trả thù cho má và các em...
Sau đó mọi người tản ra thắp nhang tri ân các bậc lão thành dòng họ Trần trước khi được mời vào dùng bữa cháo vịt thân mật cùng gia đình.
Lưu luyến chia tay khu kỷ niêm Võ Dũng, má và các em, chúng tôi hẹn có ngày trở lại trước khi quay xe về lại Cần Thơ chuẩn bị chuyến viếng thăm nhà Thầy Trần Sinh.

Ảnh Kim Thành, Kiến Quốc, Nguyễn Long , Khoi Phan Tuan, Tân Le


Tran Kienquoc 29 Tháng 7/2017 lúc 19:44 ·
Về Sóc Trăng, quê ngoại Ls Võ Dũng - bạn k5 trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi
Năm 2005, trước khi chú Sáu Dân đi xa đã quyết định chuyển mộ cô Kim Anh, Võ Dũng cùng 2 em Ánh Hồng, Chí Tâm từ NTLS TPHCM về quê cô, yên nghỉ tại Trần Lăng Chi mộ.

Từ giữa thế kỷ 19 (khoảng 1868) cụ ngoại nhà Dũng đã về đây khai khẩn, lập ấp và xây dựng nơi đây thành mảnh đất trù phú, có nhà máy xay sát lúa đầu tiên ở miền Tây, có thương cảng bán cá cho Sài Gòn... Ngày chính phủ Hồ Chí Minh vận động Tuần lễ Vàng, ông ngoại Dũng hiến cả 2000 công đất...
Từ lộ vào không thể đi bằng xe mà chúng tôi được chở bằng xuồng máy (vỏ lãi). Đoàn 30 thầy trò có chuyến du lịch sông nước thật tuyệt vời!






Cùng đoàn quay phim của QPVN nữ phóng viên Nguyễn Hạnh.








Tại Trần Lăng Chi mộ





























Anh Năm Bô, người anh con cậu của Võ Dũng cũng nguyên là người lính cận vệ của chú Sáu Dân giới thiệu chung về dòng họ và những kỷ niệm về Cô Kim Anh, về Võ Dũng (anh sinh ra ngay trên mảnh đất này) cùng các em. Đáp lại, thầy trò NVT cùng kính cẩn tri ân Cô và các con. Rồi bạn bè cùng kể lại những kỷ niệm thời học trỏ...


Tân Le: Bạn Võ Thúc Minh đang kể lại với pv kỷ niệm với Võ Dũng


















DungTuyet Hanoi Võ Dũng chắc cũng ấm lòng khi có các bạn vây quanh như ngày xưa chúng mình sinh hoạt lớp ...Nhớ bạn nhiều






...đoàn cũng may mắn được Má Kim Anh, AE nhà Võ Dũng phù hộ nên chuyến đi mới trót lọt khi rời khu Lăng Mộ trở về xuồng thì trời đã tối đen như mực mỗi người lái xuồng phải đeo trên trán 1 chiếc đèn pin và trời tạnh ráo... Hai phóng viên trong đêm K. Quốc và N. Hạnh.


Tran Kienquoc 25 Tháng 7 lúc 6:26
Nhặt nhạnh dọc đường
Đến thăm Hiếu Dân, em kể, theo kế hoạch thì ông cậu của Võ Dũng sẽ về tiếp đoàn. Ông năm nay đã 85 mà vẫn lái xe chạy băng băng Rạch Giá, Sóc Trăng. Lần trước, lớp Hiếu Dân tìm được mộ phần 1 bạn học Chu Văn An hy sinh ở dưới đó đã được ông chu đáo giúp đỡ: "Chúng nó là bạn con cháu mình mà". Lần này, nghe tin thầy, bạn Võ Dũng về, cậu cũng hẹn sẽ về đón tiếp. Tiếc là chiều đó cậu lại có việc nên lỡ hẹn.
Gia đình má Dân là gia đình địa chủ, giàu có, giúp đỡ nhiều cho cách mạng. Nay, các anh chị con bác, cậu trên đều sống ở nước ngoài. Ông anh họ đầu bạc đón tiếp thầy trò ta chiều hôm đó, "từng sang Mỹ sống nhưng không hạp nên lại quay về, nay nhận nhiệm vụ trông coi mộ phần của dòng tộc".
Còn bà chị họ Hồng Phấn khi tham gia cách mạng đã lấy tên là Trần Thị Anh (tên của mẹ đặt cho Hiếu Dân). Chị từng làm việc ở Kiên Giang, đã tích cực phấn đấu vào đảng nhưng mãi mới được kết nạp vì dính "thành phần địa chủ". Lúc chi bộ thử thách mãi, chị lên SG chia sẻ với cậu Sáu thì được động viên: "Con cứ tiếp tục phấn đấu". Sau này chị làm đến chức vụ Phó chánh văn phòng Tỉnh ủy rồi nghỉ hưu.
Tại nhà tưởng niệm ở Vũng Liêm, trước bức ảnh gia đình chỉ có chú Sáu, cô Kim Anh và Ánh Hồng, đã được chú cho ghép thêm hình Võ Dũng và Hiếu Dân, cháu Thảo hướng dẫn viên trẻ thuyết minh: "Bà Trần Thị Kim Anh là người vợ thủy chung hết mực, là chỗ dựa vững chắc cho chú Sáu nhưng bà không phải đảng viên". Nghe đến đây, ai cũng xúc động và cảm thấy rất tự hào. Không phải đảng viên nhưng dũng cảm hơn cả đảng viên!
Còn bức ảnh mà Hiếu Dân gửi cho tôi sau này, có đủ 4 anh em với ba mẹ thì em giải thích, vì ba thương má và các con nên ba cho ghép thêm cả hình Chí Tâm được vẽ theo trí tưởng tượng của ba. Chứ thực ra lần đó ẵm Chí Tâm trên tay, dắt theo Ánh Hồng (sinh 1962) đi tầu Thuận Phong lên R thăm ba thì Chí Tâm mới có 4 tháng tuổi, chưa được chụp ảnh bao giờ. Đúng chuyến đi này, tầu của cô và 2 em đã bị máy bay trực thăng Mỹ bắn vì đi vào khu vực tập trận. Cô và 2 em vĩnh viễn ra đi. Mấy ngày trời, chú Sáu nhưng người mất hồn, lang thang dọc bờ sông, mong tìm thấy những gì còn lại của cô và 2 em...
Được nghe lại những câu chuyện này mà thật xúc động!





Thăm Khu tưởng niệm
cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

tọa lạc tại số 10, đường Nam kỳ khởi nghĩa, khóm 2, ấp Phong Thới, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Trinh Phan - 25 Tháng 7/2017
Đường về Vũng Liêm, người dân nơi đây đôn hậu, chân thành và thật hiếu khách. Xin cảm ơn vùng đất đã sinh ra những người con: Vì nước quên thân, trọn đời vì dân, những nhười sống mãi trong tình làng, tình nước!



Giản dị một con người

Khu tưởng niệm nơi chúng tôi đến thăm chính là nơi chú Sáu Dân mỗi lần về Vũng Liêm nghỉ lại. Đó là ngôi nhà chú ở, ngay cạnh ao cá chú hay ra câu thư giãn. Phòng ngủ của chú chỉ cách phòng của bác sĩ và bảo vệ qua 1 gian trống dùng làm nơi ăn và hội họp. Đồ đạc trong phòng ngủ thật giản dị, không phải đồ đắt tiền.
Cuộc đời chú không phù phiếm, hào hoa mà rất bình dị, gẩn gũi nhân dân. Ở gian chính còn lưu giữ nhiều đồ dùng thường ngày của chú: cặp công tác, áo ba-đờ-suy, máy ảnh, ống nhòm, mũ bảo hộ, vợt tennis...
Sau Cụ Hồ và Đại tướng thì chú cũng là người được dân quý trọng!






Khanh Nguyen Nam, 27 tháng 7, 2017 · Vinh Quoi, Sóc Trăng, Việt Nam ·
Hôm nay nhân ngày TBLS 27/7/2017, mình xin đăng hình ảnh hôm 22/7 đã đi cùng 2 thầy giáo và các anh em K5 trường TSQ NVT về ngã 5 (Sóc Trăng) quê hương của cô Trần Kim Anh. Đây là nơi yên nghỉ của 4 mẹ con cô. Trong đó, có LS Võ Dũng K5 (Con trai chú Võ Văn Kiệt) là tìm được hài cốt.


Xem
DANH SÁCH ĐI MIỀN TÂY NGÀY 22/7/2017 - TranKienQuoc, Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017, Blog K5.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét