Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019

Vĩnh biệt Chị Phan Thị Quyên!

Vĩnh biệt Chị Phan Thị Quyên!

Tổng hợp
Tran Kienquoc 4 tháng 7/2019 ·
Tin buồn!

CHỊ PHAN THỊ QUYÊN, BÀ CHỊ CẢ CỦA TRƯỜNG, ĐÃ RA ĐI LÚC 04:41 SÁNG NAY 04/7/2019 (2/6 KỶ HỢI) THỌ 76 TUỔI.
Xin thông báo cho toàn thể thầy cô và anh chị em Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi.
Kế hoạch viếng sẽ thông báo sau.




Tran Kienquoc 4 tháng 7/2019 ·
Thông báo lễ viếng

Chị Phan Thị Quyên mất 4g41 sáng nay 4/7/2019, thọ 76 tuổi.
Tang lễ tổ chức tại nhà riêng: 60 Trần Ngọc Diện, P Thảo Điền, Q2, TPHCM.
Thầy, bạn Trỗi tập trung viếng lúc 10g sáng thứ sáu 5/7/2019.
Động quan 4g sáng 6/7/2019. Bạn nào có xe riêng và thời gian thì thu xếp đưa chị về an nghỉ tại xã Tân Lợi Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.




Tran Kienquoc >> Bạn Trỗi K5 5 tháng 7/2019
Vĩnh biệt chị cả Phan Thị Quyên

Sáng qua, từ 9g, thầy Phan Trung Trinh cùng các bạn Trỗi k2, k4, k5, k6, k7, k8 đã có mặt đông đủ trước nhà 60 Trần Ngọc Diện, Thảo Điền. Đêm hôm trước, anh Nguyễn Chiến k1 và Trưởng BLL Bùi Vinh cũng gọi điện vào dặn dò; thầy Phạm Đình Trọng, thầy Mai Duy Vọng cũng gửi email, gọi điện tới nhờ thắp giùm nén nhang.

Đúng 10g, ban tổ chức giới thiệu đoàn trường ta với vòng hoa mang dòng chữ "Thương tiếc chị cả Phan Thị Quyên - Thầy trò Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (1965-70) TCCT - QĐNDVN". Nghẹn ngào thắp những nén nhang vĩnh việt chị.

Sau đó, các anh chị k2 còn có cuộc gặp mặt với bí thư, chủ tịch xã Điện Thắng cùng bí thư thị xã Điện Ngọc - quê hương Anh Trỗi, vừa vào tới nơi. Hẹn 1/8 này anh chị em k2 sẽ tới thăm Nhà tưởng niệm Anh.

Sáng 6/7/2019, các bạn Phan Nam, Kiến Quốc, Nhất Trung k5 cùng Phương Tuấn, Dương Đức Hải k8 sẽ cùng gia đình đưa chị về an nghỉ tại xã Tân Lợi Thạnh, Giồng Trôm, Bến Tre - quê hương anh Tư Dũng.




Hong Phuong Pham 5 tháng 7/2019
Chị Phan Thị Quyên, nguyên là vợ của Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã ra đi vào hồi 04h41 phút ngày 04/7/2019, hưởng thọ 76 tuổi.
Chị Quyên sinh năm 1944 và không phải là học sinh của Trường Văn hóa quân đội - Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, nhưng vì ngôi trường chúng tôi đã học (từ 1965 đến 1970) được mang tên anh Trỗi cho nên chị Quyên được vinh danh là bà chị cả của Nhà trường. Các cuộc gặp mặt truyền thống hàng năm của các thế hệ học sinh Trường Trỗi chúng tôi vẫn thường xuyên đón chị tham dự. Tôi cũng có trong tay cuốn tự truyện " Cuộc đời tôi " của Chị xuất bản năm 2016. Nay, được tin Chị đi xa, buồn quá. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình Chị.
Cảm ơn các bạn Trường Trỗi ở tp HCM hôm nay đã thay mặt chúng tôi đến chia buồn, thắp hương vĩnh biệt Chị.
Chị Quyên ơi, chúng em mãi mãi tưởng nhớ đến Chị.










Nguyễn Phương Tuấn 5 tháng 7/2019
Nghe anh Nam Phan thông báo sáng qua chị Phan Thị Quyên vợ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi mất mà kế hoạch định cùng con gái đi Phú Quốc sáng nay bèn thương lượng hoãn lại để sang nhà chị viếng. Trưởng ban liên lạc K8 TPHCM, Hồ Bá Đạt thông báo 10 giờ có mặt. Vậy mà khi đến 10h 9 phút đoàn học sinh thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã vào viếng xong. Đúng là đi lính từ nhỏ nên giờ giấc như mệnh lệnh quân sự. Đành cùng Trần Hữu Nghị K8 theo đoàn quê hương anh ở Giồng Trôm Bến Tre tới linh cữu chị thắp hương.
Thật ra chị Phan Thị Quyên quê tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ. Thời Pháp thuộc, Hà Đông gồm 4 phủ Hoài Đức (có thêm huyện Đan Phượng của tỉnh Sơn Tây nhập vào), phủ Mỹ Đức, phủ Thường Tín và phủ Ứng Hòa. Tỉnh lỵ tỉnh Hà Đông là thị xã Hà Đông, mà tên gọi cũ là Cầu Đơ. Nói rõ để anh Nam Phan biết vì anh cho Thường Tín thuộc Hà Tây. Tỉnh Hà Tây sau này mới có. Gia đình chị vào Nam làm đồn điền cao su từ những năm 1930. Khi trước có người thuê nhà gần nhà mình ở Hà nội có nhờ mình gửi cho chị mấy gói thuốc bổ nói là chị em họ xa ở Thường Tín. Khi gặp chị hỏi chị, chị xác nhận là người gốc Hà Đông cũ nhưng chị nói tiếng Nam.
Anh em học sinh trường Trỗi đến cũng đông đủ, Tung Tran, Chính K2, Dương Minh K4, Meo Ha K6, Ha Nguyễn Thiện K7 ...vv. K5 và K8 đi đông nhất gồm: Phan Nam, Tran Kienquoc, Nhat Trung Pham, Phùng Hưng, Huan Chinh...vv Phan Bắc, Thuận Hoà, Trần Tuấn Sơn, Dương Đức Hải, ...vv.
Nhớ một lần sang ăn giỗ anh Trỗi có Phan Bắc. Bố Phan Bắc những năm đang chiến tranh là phó tư lệnh biệt động Sài gòn phụ trách SG Gia Định mà đội của Trỗi là một bộ phận nhỏ. Khi Đạt giới thiệu cho chị Quyên, chị biết ngay. Chị còn nói: chính chú (bố Phan Bắc) đã giúp chị bước đầu hoà nhập trong cuộc sống tập thể của người lính. Chú chỉ cho chị từng điều nhỏ từ cách ăn cơm dùng cả hai đầu đũa cho vệ sinh. Phan Bắc kéo mình ra nói nhỏ: ba tao nói anh Trỗi hy sinh tuy không hoàn thành nhiệm vụ cũng được phong anh hùng. Đơn vị trong này vỡ cơ sở phải chịu nhiều tổn thất. Và chính người cha của Phan Bắc sau này đã hy sinh trong các trận đánh của Tết Mậu Thân 1968 tại thành phố Sài gòn.
Còn anh bạn tôi Hồ Bá Đạt cha là người Vĩnh Long, mẹ là người Bến Tre nhưng lại nói tiếng Bắc. Đạt rất ác cảm với người Bắc vì tính sĩ diện và hay "nổ". Cứ gặp mình là trút hết nỗi khó chịu lên đầu mình vì mình là người Hà nội vào. Cũng có lúc bức xúc chia xẻ với Đỗ Quang Thạch lúc Thạch còn sống. Thạch an ủi và vỗ về: cậu cứ nói thẳng với thằng Đạt là cậu không thế. Nhưng anh Đạt bạn tôi đâu có dễ gạt bỏ được định kiến ác cảm với người Bắc! Chị Quyên cũng là người gốc Bắc rất tình cảm dễ gần và dễ chia xẻ. Anh bạn tôi người Nam nói tiếng Bắc lại rất cố chấp hoá ra là vậy. Chợt nghĩ còn có ông nói với dân Thủ Thiêm: Tôi nói giọng Bắc, nhưng tôi người Nam, tôi không gạt bà con đâu. Cũng chẳng biết ông có phải là người Nam thật không, nhưng Nam hay Bắc cũng tuỳ người. Nam mà định kiến cố chấp, Bắc mà nổ tung trời biết ai hơn? Thôi ngày mai còn đón chủ tịch ban liên lạc K5 Nam Phan đi đưa chị Quyên về Bến Tre.

Đường vào nhà chị Quyên.

Meo Ha K6 đang nổ.

Nguyễn Thiện Hà K7 đang chia xẻ điều gì.

Trưởng ban Liên lạc K 8 Hồ Bá Đạt, người Nam nói tiếng Bắc. Thật ra họ Hồ có nguồn gốc từ Nghệ An (Bắc).

Phan Bắc ngồi giữa.








(Dương Minh k4) 6 tháng 7/2019
Sớm nay động quan đưa chị đi



Tran Kienquoc 6 tháng 7/2019
Chị đã về tới Giồng Trôm, Bến Tre. 11.30 bắt đầu lễ an táng.


Đại diện thầy bạn Trường Trỗi đưa chị Quyên về nơi an nghỉ cuối cùng
Nguyễn Phương Tuấn 6 tháng 7/2019 ·
Đoàn học sinh thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đi dự lễ an táng chị Phan Thị Quyên có 5 người: Nam Phan, Tran Kienquoc, Nhat Trung Pham K5, Dương Đức Hải và người viết Stt này K8. Thật bất ngờ khi tới nơi gặp thêm Lê Toàn Thịnh K7. Thịnh có người anh là Lê Tất Thắng (Tatthang Le) K4 cha là Lê Toàn Thư phó ban thống nhất trung ương khi trước, nơi cán bộ và con em miền Nam ra tập kết công tác ngoài Bắc rất quen thuộc. Có lẽ gia đình Thịnh cũng rất gắn bó với mối tình của anh Tư Dũng và chị Quyên những năm 1970 trước đây lúc hai Miền còn chia cắt.
Xã Tân Lợi Thạnh huyện Giồng Trôm, Bến Tre là quê hương anh Tư Dũng chồng sau của chị Phan Thị Quyên nơi tổ chức an táng chị Quyên. Giồng Trôm là huyện phía đông nam thanh phố Bến Tre cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như: Lãnh binh Thăng thời nhà Nguyễn, tướng Việt Minh đầu tiên Nam bộ Dương Văn Dương, trung tương Đồng Văn Cống và người phụ nữ đồng khởi Nguyễn Thị Định. Vùng đất này còn là quê hương của một vị đại tướng đầu tiên của dân miền Tây và bà nữ chủ tịch nghị viện diêm dúa...vv. Ngoài quyền cao chức trọng ra họ chẳng có gì có thể sánh được với những người có tên trên. Ở Nam bộ có tục lệ mai táng người thân ngay trong vườn nhà mình. Chắc cái này khác lạ với người Bắc. Người Bắc cuối mỗi làng mới có bãi tha ma nơi họ cho là ma trú, còn người Nam họ vẫn cho người thân ở gẫn dễ chăm sóc và còn cảm thấy thân thiết. Phía vườn sau nhà anh Tư Dũng cũng dành một mảnh đất cho việc an táng ông bà nội ngoại của anh Tư. Hôm nay lại thêm một mộ huyệt cho chị Quyên. Tục lệ gọi tên theo thứ tự của người Nam cũng khác người Bắc. Chị Quyên là thứ tư (miền Bắc là thứ ba) nên anh em trường Trỗi gọi thân mật là anh Tư theo thứ tự của vợ còn ở nhà anh là thứ ba (miền Bắc là thứ hai). Nên lúc đó thấy có hai anh ba Dũng. Thôi cứ gọi anh Tư cho đỡ lộn. Anh Tư Dũng trước đây ở nhà cũng có một người vợ do các cụ thân sinh hỏi cưới ngay hàng xóm. Anh đi thoát ly hoạt động CM rất sớm để lại người vợ ở quê nên tình duyên trắc trở. Người vợ không chờ được anh nên họ đã chia tay. Những năm anh Dũng và chị Quyên học ở Hà nội, họ hay đến nhà chú Lê Toàn Thư chơi vì ở đó còn có đường dây nóng có thể gọi vào Miền cũng rất tiện cho liên lạc với người thân trong Nam. Họ quen biết và thấu hiểu hoàn cảnh của nhau. Tình yêu chân thật đã đến với cả hai. Lúc đó tỉnh đội Kiên Giang cũng cử một cán bộ quân sự nguyên là y tá ra học, rồi anh Mười Dua ở khu7...vv. Họ đều là bạn nhau cả. Rồi một lần ông Sáu Dân đến chơi và làm mai anh Tư Dũng và chị Quyên cho họ nên vợ nên chồng. Đám cưới anh chị được tổ chức ngay tại nhà chú Lê Toàn Thư tại Hà nội vào ngày 29/4/1973. Anh chị có hai cháu một trai và một gái giờ đã yên thất gia đình.

Đoàn trường Trỗi tới trễ nên bữa cỗ đã bắt đầu. Nếu đến sớm hơn chắc đã được ngồi với anh Ba và anh Hai ở mâm trên thì hoành tráng hơn. Anh Phan Nam cũng có gặp và chào xã giao cả hai anh. Anh Ba hẹn xuống ngồi với mâm Trỗi anh Nam khước từ.
Đoàn Trỗi thắp nén hương cuối trước linh cữu chị Quyên rồi giơ tay chào theo tác phong thiếu sinh quân người chị cả của mình. Lễ an táng chị Quyên ngay sau vườn nhà giản đơn theo phong tục người miền Tây có hai nhà báo của trường Trần Kiến Quốc và Lê Toàn Thịnh tham gia tác nghiệp. Từng người cầm cành hoa đặt trên mộ chị. Mình đang đứng phía ngoài mộ huyệt chợt thấy có một người đứng cạnh quen quá nhưng người đó không có cảm giác quen mình. Cũng lạ thật. Có ai nhận ra không?
Tạm biệt anh Tư Dũng và gia đình đoàn đã ra về, mọi người trong đoàn cảm thấy tự hào vì đã thay mặt trường mang tên Anh, tiễn người Chị về nơi vĩnh hằng.
Đường Giồng Trôm tới nhà anh Tư Dũng.

Chiếc xe di quan đỗ ở cửa.


Lại thêm anh bạn Trỗi Lê Toàn Thịnh K7

Mâm Trỗi.

Lẽ ra đến sớm đã ngồi mâm này có anh ba.

Lại thấy cả anh hai ngồi mâm này.

Anh Mười Vui, người anh bà con của anh Tư Dũng đang tiếp đoàn Trỗi.

Cháu Việt con đầu của chị Quyên anh Tư Dũng.

Bạn tù cùng chị Quyên.

Khu mộ trong vườn.


Huyệt mộ dành cho chị Quyên.

Anh ba đang thắp nhang.

Cũng anh ba nhưng là Phan Nam K5 người Cỏng Ngữa đang đứng xem lễ.




Ngoảnh lại thấy người...

...trông quen quen đứng cạnh.





Học sinh thiếu sinh quân chào chị Quyên lần cuối.




Cháu ruột anh Nguyễn Văn Trỗi.


Tờ lịch ghi ngày cưới của anh chị.

Kiến Quốc K5 cùng hai cháu Việt, Nga con anh chị.

Anh ba đặt cành hoa xuống mộ chị Quyên. Nghĩa tử là nghĩa tận!


Hoá ra là người đứng cạnh mình đây rồi.



Hai phóng viên trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi: Trần Kiến Quốc và Lê Toàn Thịnh đang tác nghiệp trong lễ an táng chị Phan Thị Quyên. Mọi người đón chờ hình ảnh của họ.

Có nhà báo của trường đang tác nghiệp. Ảnh do Dương Đức Hải cung cấp.

Video Phạm Nhất Trung

Tran Kienquoc - 6 tháng 7/2019: Biết sắp đi xa, chị chụp ảnh này gửi tặng các em trường Trỗi...


Nguồn: bạn Trường Trỗi




Tran Kienquoc 16 tháng 7/2019 ·
Nghe tin chị Quyên quy tiên, Đại học Sư phạm Quảng Tây (đơn vị có quan hệ thân tình với Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi và Khu giáo dục HSMN ở Quế Lâm) vừa gửi điện sang chia buồn!

THƯ CHIA BUỒN
Nhận được tin bà Phan Thị Quyên, phu nhân của AHLS Nguyễn Văn Trỗi, từ trần ngày 4-7-2019, lòng chúng tôi vô cùng đau đớn.
Bà Phan Thị Quyên lúc sinh thời đã hết lòng hết sức đẩy mạnh việc vun đắp cho tình hữu nghị Việt Trung, truyền cho hậu thế mãi mãi về sau. Việc bà Phan Thị Quyên tạ thế khiến chúng tôi hết sức đau buồn và nhớ mãi khôn nguôi.
Chúng tôi xin gửi tới gia quyến bà lời chia buồn sâu sắc và lời thăm hỏi ân cần.
Ngày 15-7-2019
Trường ĐHSP Quảng Tây
(Thầy Phạm Đình Trọng dịch).







Tran Kienquoc 4 tháng 7/2019 ·
Lần cuối thăm chị Quyên

Đầu tháng 6, Trần Hồng Dung vào TP và có nguyện vọng thay mặt Quỹ "Mãi mãi tuổi 20" đến thăm chị: Vì anh Trỗi hy sinh lúc 24 tuổi mà!
Tôi nhắn tin xin đến thăm mà không thấy chị trả lời. Vì chỗ thân quen nên chúng tôi vẫn cứ đến.
Cả nhà đi vắng, cô em anh Tư Dũng ở nhà chăm chị. Chị mệt, nằm trên giường. Thương quá, bà chị nhận ra thằng em mà chả nói được gì. Ai dè, đó là bạn Trỗi cuối cùng được gặp mặt chị.
Thôi, chị đi trước nhé! Chúng em sẽ đến thắp hương cho chị và đưa chị về nơi an nghỉ cuối cùng!


Tran Hong Dung 2 tháng 6/2019 ·

“Hãy nhớ lấy lời tôi
Đả đảo đế quốc Mỹ
Đả đảo Nguyễn Khánh
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm!”
Sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Văn Trỗi là một tấm gương sáng cho hàng triệu trái tim người con yêu nước Việt Nam và bạn bè trên thế giới yêu chuộng hòa bình, bênh vực công lý; góp phần cổ vũ, tăng thêm nghị lực đấu tranh của các anh em đang bị tù đày; khơi dậy ở lớp thanh niên ngày ấy ý chí chiến đấu gan dạ hơn, sôi sục hơn. Lời hô của anh tại pháp trường như tiếng kèn xung trận, thôi thúc, khích lệ cả nước hăng hái xung phong sẵn sàng đánh giặc. Lớp lớp thanh niên trên mọi miền đất nước noi gương anh, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, xông pha ra mặt trận chiến đấu, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

HÔM NAY TỚI THẮP HƯƠNG NHỚ ANH TRỖI, THĂM CHỊ PHAN THỊ QUYÊN - dù sức khoẻ đã kém nhưng chị vẫn kiên cường & quyết tâm chữa bệnh. Cảm phục chị, người Phụ nữ đôn hậu & cầu mong chị sẽ vượt qua bạo bệnh.
(cám ơn cựu học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi, CCB Tran Kienquoc nhiều lắm - nhịp cầu của tình bạn)
Thắp hương tưởng nhớ AHLS.

Ảnh Anh do hoạ sỹ CuBa vẽ tặng.

SÁNG MÃI TÊN ANH ...

Không gian của tâm linh.

“CHỊ HỨA SẼ VỮNG TIN”

Chị cười vui.

Cậu em chị yêu quý.

Chị nghe em kể chuyện Hà Nội.

Kỷ niệm...

NGƯỜI PHỤ NỮ LÀ NIỀM TỰ HÀO CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM.

Đám cưới anh Trỗi chị Quyên, đúng 6 tháng sau thì anh hy sinh.

Hoa vàng khoe sắc.





Mời xem thêm: Kỉ niệm với chị Quyên trong đám giỗ Anh Trỗi lần cuối - Bài viết của Nguyễn Phương Tuấn "Giỗ anh Trỗi"





0 nhận xét:

Đăng nhận xét