30 năm ngày Gạc Ma (14/3/1988 - 14/3/2018)
Tổng hợp
Tạ Chính 14/3/2018 lúc 13:44·
Sáng sớm ngày 10/4/2012, trong chuyến công tác Quần đảo Trường Sa, chúng tôi thả neo cách đảo Cô-Lin hơn 1 hải lý (chỉ cách Gạc Ma khoảng 5 hải lý) để làm Lễ tưởng nhớ những liệt sĩ Trường Sa đã hy sinh vì biển đảo của Tổ quốc. Trời yên, biển lặng. Lập xong bàn thờ, chừng hơn 7h30, mây ùn ùn kéo tới, đổ cơn giông, biển nổi sóng, như thiêng liêng. Đoàn cán bộ chính trị Quân đội chúng tôi cùng các đoàn Viện Kiểm sát NDTC, Tạp chí Sự thật, Bộ CA, TC Hàng không DD và VTV3 tiến hành Lễ. Thật lạ, khi thả hương hoa xuống biển, cơn giông cũng biến mất, biển lại êm, như thể các anh đã đón nhận tình cảm của nhân dân cả nước. Tổ quốc mãi mãi không quên sự hy sinh của các anh. Nhưng còn đó, cách tàu chúng tôi khoảng 10 hải lý, phía bên kia của Gạc Ma, 1 con tàu Hộ vệ tên lửa cuả TQ vẫn cắm ở đó. Cuộc đấu tranh để bảo vệ và giành lại chủ quyền biển đảo còn rất gian nan.
Sáng sớm ngày 10/4/2012, trong chuyến công tác Quần đảo Trường Sa, chúng tôi thả neo cách đảo Cô-Lin hơn 1 hải lý (chỉ cách Gạc Ma khoảng 5 hải lý) để làm Lễ tưởng nhớ những liệt sĩ Trường Sa đã hy sinh vì biển đảo của Tổ quốc. Trời yên, biển lặng. Lập xong bàn thờ, chừng hơn 7h30, mây ùn ùn kéo tới, đổ cơn giông, biển nổi sóng, như thiêng liêng. Đoàn cán bộ chính trị Quân đội chúng tôi cùng các đoàn Viện Kiểm sát NDTC, Tạp chí Sự thật, Bộ CA, TC Hàng không DD và VTV3 tiến hành Lễ. Thật lạ, khi thả hương hoa xuống biển, cơn giông cũng biến mất, biển lại êm, như thể các anh đã đón nhận tình cảm của nhân dân cả nước. Tổ quốc mãi mãi không quên sự hy sinh của các anh. Nhưng còn đó, cách tàu chúng tôi khoảng 10 hải lý, phía bên kia của Gạc Ma, 1 con tàu Hộ vệ tên lửa cuả TQ vẫn cắm ở đó. Cuộc đấu tranh để bảo vệ và giành lại chủ quyền biển đảo còn rất gian nan.
Duy Sơn Vũ 14/3/2018 lúc 11:41
GẠC MA - BA MƯƠI NĂM - CÂU HỎI CÒN ĐÓ
Ngày này cách đây chục năm tôi có hỏi mấy cô cậu trẻ, người đứng trên bục giảng đường đại học, khai tâm khai trí cho đám học trò đang lang thang lúng túng bước vào đời. Câu hỏi đó là: "Tụi bay có biết sự kiện Gạc ma không". Mấy đứa ngơ ngác chẳng hiểu ông đồng nghiệp già hỏi gì như đánh đố vậy. Đành giải thích cho tụi trẻ ngõ hầu tụi nó hiểu rồi truyền dạy cho học trò. Ngoài chuyên môn người thày còn phải truyền được cảm hứng yêu nước và lòng tự tôn dân tộc Mũ ni che tai là hạng người vứt đi, phải không các bạn.
Tan cuộc về rầu lòng mấy ngày. Té ra nghệ thuật bưng bít thông tin của mấy CHẢ ở mức thượng thừa. Thương cho sáu tư chiến sĩ hải quân hy sinh và cha mẹ họ. Họ ngã xuống vì đât nước này mà không được tôn vinh xứng đáng. Vẫn được công nhận là liệt sĩ song có cái gì đó nghèn nghẹn trong tôi. Cổ nhân nói: "Một miếng giữa làng một sàng xó bếp" là vậy. Việc chính danh mà sao các CHẢ cứ ngoảnh mặt ngó lơ. Thật tội cho những người lính ngã xuống ngày 14 tháng ba đó. Trước đó ngày 19/1/1974 tụi Tàu ngang nhiên đánh chiếm Hoàng Sa khi đó do VNCH quản lý. Vụ này gây bão trong dư luận, thông tin nhiều chiều tôi chẳng biết tin vào đâu. Một thực tế phải ghi nhận, những người lính VNCH đã chiến đấu hết khả năng của mình. Binh lực quá chênh lệch, tụi Tàu chiếm được Hoàng Sa song các bạn lưu ý. Không một người lính nào buông súng đầu hàng. Họ đã hy sinh vì đất nước, xứng danh con Lạc cháu Hồng. Gần đây nghe nói tướng NQT qua trao đổi với phóng viên ông có giãi bày: "Phải tri ân những người lính Hoang Sa đó". Để hoà giải dân tộc nên bắt đầu từ những việc cụ thể đó. Dường như nói xuông và hứa hão đã thành căn bệnh trầm kha khó chữa.
Quay trở lại ngày 14/3 đó, Gạc ma mịt mù khói lứa song nhận lệnh: "Không được nổ súng" của ông tướng chột. Các chiến sĩ hải quân ngã xuống đem xuống mồ câu hỏi: "Tại sao không cho phép chúng tôi nổ súng". Câu hỏi này đến giờ vẫn chưa được giải đáp. Trong cuộc họp bộ trưởng NCT là người phản đối quyết liệt và ông đưa ra nhận xét: "Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu". Hội nghị Thành Đô cho đến nay vẫn là bức màn đen che phủ người dân Việt. Sau hội nghị quan hệ Việt Trung được xác lập và bộ trưởng NCT không còn tham chính nữa.
Tôi viết bài này tri ân sáu tư liệt sĩ đã không tiếc máu xương bảo vệ bờ cõi quốc gia. Trong trận chiến đó tàu HQ 505 đã lao lên đảo Cô Lin, trở thành biểu tượng sống của chủ quyền quốc gia. Thuyền trưởng Vũ Ngọc Lễ được phong AHLLVT. Viết bài này xem như lề trái cũng là để nhắc nhở thế hệ sau một điều. Ngày 7/5/1954 và ngày 30/4/1975 các bạn đã nhớ nay cần nhớ thêm ngày 19/1/1974 Hoàng Sa và ngày 14/3/1988 Gạc Ma. Người Tàu trước sau vẫn cần cảnh giác. Năm 1979 khi VN phải đương đầu với hai cuộc chiến: biên giới Tây Nam và phía Bắc. Bắt chước Mác-Enghen tôi đùa: "Vô sản toàn thế giới hãy buông nhau ra". Đừng ảo tưởng bắt tay nhau gọi nhau đồng chí là vui vẻ hoà thuận. Chỗ tối nhất chính là chân cây nến. Lại phải nói: "Đồng minh là tạm thời. Kẻ thù cũng là tạm thời. Quyền lợi mới là mãi mãi".
GẠC MA - BA MƯƠI NĂM - CÂU HỎI CÒN ĐÓ
Ngày này cách đây chục năm tôi có hỏi mấy cô cậu trẻ, người đứng trên bục giảng đường đại học, khai tâm khai trí cho đám học trò đang lang thang lúng túng bước vào đời. Câu hỏi đó là: "Tụi bay có biết sự kiện Gạc ma không". Mấy đứa ngơ ngác chẳng hiểu ông đồng nghiệp già hỏi gì như đánh đố vậy. Đành giải thích cho tụi trẻ ngõ hầu tụi nó hiểu rồi truyền dạy cho học trò. Ngoài chuyên môn người thày còn phải truyền được cảm hứng yêu nước và lòng tự tôn dân tộc Mũ ni che tai là hạng người vứt đi, phải không các bạn.
Tan cuộc về rầu lòng mấy ngày. Té ra nghệ thuật bưng bít thông tin của mấy CHẢ ở mức thượng thừa. Thương cho sáu tư chiến sĩ hải quân hy sinh và cha mẹ họ. Họ ngã xuống vì đât nước này mà không được tôn vinh xứng đáng. Vẫn được công nhận là liệt sĩ song có cái gì đó nghèn nghẹn trong tôi. Cổ nhân nói: "Một miếng giữa làng một sàng xó bếp" là vậy. Việc chính danh mà sao các CHẢ cứ ngoảnh mặt ngó lơ. Thật tội cho những người lính ngã xuống ngày 14 tháng ba đó. Trước đó ngày 19/1/1974 tụi Tàu ngang nhiên đánh chiếm Hoàng Sa khi đó do VNCH quản lý. Vụ này gây bão trong dư luận, thông tin nhiều chiều tôi chẳng biết tin vào đâu. Một thực tế phải ghi nhận, những người lính VNCH đã chiến đấu hết khả năng của mình. Binh lực quá chênh lệch, tụi Tàu chiếm được Hoàng Sa song các bạn lưu ý. Không một người lính nào buông súng đầu hàng. Họ đã hy sinh vì đất nước, xứng danh con Lạc cháu Hồng. Gần đây nghe nói tướng NQT qua trao đổi với phóng viên ông có giãi bày: "Phải tri ân những người lính Hoang Sa đó". Để hoà giải dân tộc nên bắt đầu từ những việc cụ thể đó. Dường như nói xuông và hứa hão đã thành căn bệnh trầm kha khó chữa.
Quay trở lại ngày 14/3 đó, Gạc ma mịt mù khói lứa song nhận lệnh: "Không được nổ súng" của ông tướng chột. Các chiến sĩ hải quân ngã xuống đem xuống mồ câu hỏi: "Tại sao không cho phép chúng tôi nổ súng". Câu hỏi này đến giờ vẫn chưa được giải đáp. Trong cuộc họp bộ trưởng NCT là người phản đối quyết liệt và ông đưa ra nhận xét: "Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu". Hội nghị Thành Đô cho đến nay vẫn là bức màn đen che phủ người dân Việt. Sau hội nghị quan hệ Việt Trung được xác lập và bộ trưởng NCT không còn tham chính nữa.
Tôi viết bài này tri ân sáu tư liệt sĩ đã không tiếc máu xương bảo vệ bờ cõi quốc gia. Trong trận chiến đó tàu HQ 505 đã lao lên đảo Cô Lin, trở thành biểu tượng sống của chủ quyền quốc gia. Thuyền trưởng Vũ Ngọc Lễ được phong AHLLVT. Viết bài này xem như lề trái cũng là để nhắc nhở thế hệ sau một điều. Ngày 7/5/1954 và ngày 30/4/1975 các bạn đã nhớ nay cần nhớ thêm ngày 19/1/1974 Hoàng Sa và ngày 14/3/1988 Gạc Ma. Người Tàu trước sau vẫn cần cảnh giác. Năm 1979 khi VN phải đương đầu với hai cuộc chiến: biên giới Tây Nam và phía Bắc. Bắt chước Mác-Enghen tôi đùa: "Vô sản toàn thế giới hãy buông nhau ra". Đừng ảo tưởng bắt tay nhau gọi nhau đồng chí là vui vẻ hoà thuận. Chỗ tối nhất chính là chân cây nến. Lại phải nói: "Đồng minh là tạm thời. Kẻ thù cũng là tạm thời. Quyền lợi mới là mãi mãi".
Trần Đăng Sơn 14/3/2018 lúc 6:14
Năm nào cũng thế, cứ đến ngày 14 tháng 3 trong lòng tôi lại trào dâng những tình cảm buồn vui khó tả. Ngày ấy 14/3/1988 tôi mang nỗi buồn của cuộc chiến Gạc ma để đón niềm vui chào đời của con gái tôi. Ôm con trên tay tôi liên hệ đến sự trùng hợp lạ kỳ giữa nỗi đau của cả nước với niềm vui gia đình nhỏ bé của tôi. Lúc đó tôi đã thầm nói với con: Con ơi ! Ngày con sinh ra giữa Thủ đô yên bình thì cũng là ngày ngoài khơi xa những người đồng đội của Ba đang đổ máu bảo vệ Biển Đảo của Tổ quốc.
Hãy cho gia đình tôi bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến những người con đã ngã xuống vì Mẹ Tổ quốc thân yêu và vì các thế hệ mai sau.
Hôm nay 30 năm nỗi đau Gạc ma.
Da diết nhớ các anh trong lòng biển khơi xa.
Ôi ! Khúc Anh hùng ca bi tráng.
Hận này vẫn còn mãi trong ta.
Trần Đăng Sơn 12/3/2018 lúc 8:50Da diết nhớ các anh trong lòng biển khơi xa.
Ôi ! Khúc Anh hùng ca bi tráng.
Hận này vẫn còn mãi trong ta.
Năm nào cũng thế, cứ đến ngày 14 tháng 3 trong lòng tôi lại trào dâng những tình cảm buồn vui khó tả. Ngày ấy 14/3/1988 tôi mang nỗi buồn của cuộc chiến Gạc ma để đón niềm vui chào đời của con gái tôi. Ôm con trên tay tôi liên hệ đến sự trùng hợp lạ kỳ giữa nỗi đau của cả nước với niềm vui gia đình nhỏ bé của tôi. Lúc đó tôi đã thầm nói với con: Con ơi ! Ngày con sinh ra giữa Thủ đô yên bình thì cũng là ngày ngoài khơi xa những người đồng đội của Ba đang đổ máu bảo vệ Biển Đảo của Tổ quốc.
Hãy cho gia đình tôi bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến những người con đã ngã xuống vì Mẹ Tổ quốc thân yêu và vì các thế hệ mai sau.
Mời xem: "Lớp Mười Gạc Ma" - Trần Bắc Hải K5, Blog K6, Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016
Lớp Mười Gạc Ma - Video Trần Bắc Hải
Lớp Mười Gạc Ma - Video Trần Bắc Hải
VÒNG TRÒN BẤT TỬ
Kính dâng hương hồn bất tử
64 liệt sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam
Trường Sa, 14/3/1988
75 tử sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa
Hoàng Sa, 19/1/1974
Mời nghe tại:
https://mp3.zing.vn/bai-hat/Vong-Tron-Bat-Tu-Various-Artists/ZW6IW0Z9.html
64 liệt sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam
Trường Sa, 14/3/1988
75 tử sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa
Hoàng Sa, 19/1/1974
Mời nghe tại:
https://mp3.zing.vn/bai-hat/Vong-Tron-Bat-Tu-Various-Artists/ZW6IW0Z9.html
(Bản mới)
Vòng tròn bất tử Trường SaKhắc ghi trong lòng đất nước
Anh hùng thân hòa biển xa
Vẫn ôm lá cờ Tổ Quốc
.
Tay trong lòng tay ta đi cùng nhau
Gọi sóng Bạch Đằng réo vang Trường Sa
Nghe hồn nước trên đầu ngọn sóng
Nghe trái tim đập vọng Trường Sa
.
Mỗi ngày hướng về đảo xa
Thiết tha bạc đầu con sóng
Mỗi ngày ta nhủ lòng ta
Chớ quên tiếng gọi Hoàng Sa
.
Hồn liệt sỹ anh hùng còn vương
Đảo xa nước Việt vết thương còn đau
Nghe hồn nước trên đầu ngọn sóng
Nghe trái tim đập vọng Hoàng Sa
.
Tay trong lòng tay ta đi cùng nhau
Gọi sóng Bạch Đằng réo vang Trường Sa
Nghe hồn nước trên đầu ngọn sóng
Nghe trái tim đập vọng Hoàng Sa
FB Hai Bac Tran 14/3/2018 lúc 11:53
(Bản cũ)
Vòng tròn bất tử Trường SaKhắc ghi trong lòng đất nước
Xác người đã hòa trùng khơi
Vẫn ôm lá cờ Tổ Quốc.
Tay trong lòng tay ta đi cùng nhau
Gọi sóng Bạch Đằng réo vang Trường Sa
Nghe hồn nước trên đầu ngọn sóng
Nghe trái tim đập vọng Trường Sa!
***
Mỗi ngày hướng về đảo xa
Thiết tha bạc đầu con sóng
Mỗi ngày ta nhủ lòng ta
Chớ quên tiếng gọi Hoàng Sa.
Hồn liệt sĩ anh hùng còn vương
Đảo xa nước Việt vết thương còn đau
Nghe hồn nước trên đầu ngọn sóng
Nghe trái tim đập vọng Hoàng Sa!
Trần Bắc Hải, 3/2008-6/2011
Blog K5, CHỦ NHẬT, 5 THÁNG 6, 2011
Mời xem:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét