Trần Kiến Quốc K5
Vì sao Anh Trỗi lại yên nghỉ ở Nghĩa trang Văn Giáp?
Văn Giáp là 1 làng thuộc huyện Thường Tín, Hà Đông cũ, cách trung tâm HN chừng 20km. Đã từ lâu, bà con Văn Giáp bỏ nhà đi về phía nam kiếm sống. Năm 1937, bố mẹ chị Quyên cũng theo bà con vào Nam và sinh sống ở đồn điền Chúp, trên đất Campuchia, sát biên giới 2 nước. Sau đó cả nhà theo bố về SG.
Dân Văn Giáp từ lâu đã mua mảnh đất rộng hàng chục công ở Giồng Ông Tố, làm nghĩa trang cho bà con quê hương mình chết có nơi yên nghỉ. Ở ngã tư Phú Nhuận cũng có ngôi chùa do bà con Văn Giáp góp tiền xây dựng.
Sau ngày Anh Trỗi hy sinh (15/10/1964), lúc đầu chính quyền cho chôn ở Nghĩa trang lính Cộng Hòa phía đường Quang Trung nhưng vì là Việt Cộng nên lại chuyển về chôn ở Nghĩa trang Đô Thành (nay là đất công viên Lê Thị Riêng, Q10) trên khu "đất thí' (sau 3 năm phải di dời).
Sau 3 năm, khi chị Quyên đã được đón ra vùng giải phóng, bố chị đã đưa Anh về nghĩa trang này. Cảnh sát ngụy thắc mắc khi đọc bia mộ thì ông nói "do trùng tên".
Sau ngày giải phóng, TP cũng muốn chuyển anh về NTLS nhưng chị Quyên bảo, trên thân thể Anh có nhiều vết đạn, lại phải đào lên chôn xuống đến 3 lần nên gia đình không muốn Anh thêm đau đớn. Chỉ khi nào khu vực này phải giải tỏa, thì mới đưa Anh về NTLS. Vì vậy, trên NTLS TP vẫn còn có 1 suất dành cho Anh.
Đường đến Nghĩa trang Văn Giáp
Ngay tại đầu đường cao tốc đi Giầu Dây thì rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Định, đi chừng 300m tới cầu Giồng Ông Tố. Qua cầu rẽ trái vào đường Nguyễn Duy Trinh, đi chừng 2km thấy bên trái có Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, còn bên phải là đường số 3. Rẽ phải, qua 1 ngôi đình và đi chừng 300m là đến Nghĩa trang Văn Giáp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét