Dựng nước - Giữ nước > Máu và Hoa > Một thời máu và hoa (Các quản trị: quansuvn, binhyen1960) > Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8
CHUYỆN XII
16 Tháng Chín, 2010, 10:15:28 AM
TRỊNH THÚC DOANH – BẠN TÔI
TichTuongNhuLe (Lê Minh - K5Lê Minh - K5
2013 – Đã mất 08/2013
mb 0912084891 - nr35113881 - cq -- ---HN-VN
- - -
- ACE:
1972
Hôm nay 16/9. Ngày này cách nay 38 năm, sau 81 ngày đêm kiên cường chốt giữ thị xã Quảng Trị, chính thức thì người lính cuối cùng cũng đã vượt sông Thạch Hãn rút qua bờ bắc (đúng ra là bờ tây) trong ngày này. Chắc hẳn còn không ít anh em, hoặc ở chốt độc lập không biết lệnh rút, hoặc lạc đồng đội, hoặc bị thương không thể vượt sông đã ở lại bờ nam sau ngày 16/9/1972. Những anh em đó, cho đến bây giờ, vẫn không ai biết gì về họ . . .[1]
nguyenquochung
Một cựu thủy quân lục chiến ngụy tham gia trận đánh 81 ngày đêm kể lại: Sau khi lính mình rút khỏi thị xã và thành cổ về Bắc Thạch Hãn vào rạng sáng 16/9, lính họ tổ chức lùng sục khắp nơi và đã gặp rải rác trong khu vực quanh Thành cổ một vài ổ chiến đấu cùng thương binh của mình còn sót lại (đúng như bác TTNL đã viết). "Những người lính này có vẻ như không hề biết đến việc rút lui của đồng đội họ nên vẫn đánh trả kiên cường một cách ngoài sức tưởng tượng. nhưng rồi lần lượt, họ hy sinh đến người cuối cùng".
Cũng cần phải nói thêm rằng, lính VNCH thường dùng từ "tử trận" chứ không dùng từ "hy sinh" đối với lính chết trong lúc làm nhiệm vụ. Nhưng người cựu TQLC này đã dành từ "hy sinh" cho những người lính Việt Cộng bên kia chiến tuyến một cách vô cùng kính trọng.
Bác cựu TQLC này cũng nói lính dù và thủy quân lục chiến bên họ trước,nay chưa bao giờ ngán bắn nhau với lính Bắc Việt, nhưng từ sau trận 81 ngày đêm trong Thành cổ, họ phải thừa nhận không thể sánh bằng đối phương về độ lì lợm, gan góc.
Đến lạ và cũng có thể chẳng có gì là lạ là ông ấy, cái ông cựu TQLC từng đánh nhau tóe khói với "Cộng sản Bắc Việt" ấy bây giờ lại là bạn nhậu chí côt với một bác có gốc gác cách mạng gộc, bản thân cũng mấy chục năm tuổi đảng.
Nhân loại sinh ra vốn yêu thương nhau. Có thể một lúc nào đó, vì một lý do nào đó nhân loại xúm vào đánh nhau. Xong, nhân loại lại quay về với tính bản thiện của mình và...yêu thương nhau.
Trịnh Thúc Doanh học cùng tôi suốt 4 năm kể từ lớp bảy cho đến hết lớp 10. Hết lớp 10, Doanh thi vào Đại Học Bách Khoa còn tôi thí vào Đại Học Tổng Hợp. Chúng tôi thân nhau từ năm học lớp 9, sơ tán ở Hưng Hóa, Tam Nông, Phú Thọ. Những buổi chiều hay ngày Chủ Nhật hai đứa thường dạo chơi ở thị trấn Hưng Hóa, một phố huyện miền trung du đất đỏ với con đường rải đá khấp khểnh. Thể nào cũng rẽ qua cửa hàng hợp tác xã mua bán, nhìn ngó một tí thôi chứ có gì mà mua. Cái mà chúng tôi cần thì từ cái khăn mùi xoa cũng chẳng có. Đi lòng vòng một hồi chán rồi có khi rẽ qua đường đi Thanh Sơn, một con đường đất đỏ ngoằn nghoèo, chạy ven một cái đầm toàn những cỏ lác rồi chạy về phía núi. Cũng có khi chúng tôi đi về phía Trung Hà, qua đầm Dị Nậu, thôn Dị Nậu, mỏi chân thì quay về bờ sông. Đoạn sông này cũng là một phần của sông Hồng, chưa gặp ngã ba với sông Đà. Cuối cùng thì xà vào một cái quán nước ven sông. Đây là một bến thuyền nhỏ, thỉnh thoảng có thuyền chở than đến, rồi thuyền chở chuối, mít từ đây về xuôi. Hai thằng gọi 2 bát nước chè xanh, rồi trứng vịt luộc và chuối. Sao mà ăn khỏe thế. Chục trứng luộc chấm muối ớt chỉ một loáng là đánh bay, lại đánh tiếp chuối, chuối tiêu, chuối tây, chuối hột hay chuối lá.
Tối chúng tôi thường ra sân bóng, nằm trên cỏ ngắm trăng sao và nói chuyện linh tinh, đủ các thứ chuyện chỉ trừ chuyện gái. Không phải kiêng đâu mà vì không biết gì. Hết lớp 10 chúng tôi vẫn chưa lớn mà.[1b]
vitính
Trưa hôm qua 17/9 chúng tôi đi ngang Hưng Hóa, vào chụp ảnh cột cờ Hưng Hóa (tham khảo http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/van-hoa-xa-hoi/2010/10/125B3DD4542/).
Cột cờ nằm trong doanh trại của đoàn công binh N43. Nơi mà ngày xưa bác và Doanh nằm ngắm trăng sao nói chuyện linh tinh là đâu đó ở bên phải của tấm ảnh này. Cái sân bóng, bây giờ, phần sát đường đã thành phố thị, sau đó là sân, khu thể thao của đoàn N43. Tôi chụp ảnh này từ phía lối vào cổng chính cũ bây giờ nó chỉ là một ngõ nhỏ ngắn qua lớp nhà dân. Cổng chính đoàn N43 mới bây giờ ngoảnh về dãy quán bán chuối, trứng,... mà qua đấy là đến bờ sông Thao.
TichTuongNhuLe
Đẹp quá nhảy bác ViTinh ! Doanh trại này trước kia cũng của công binh. Tôi nhớ hồi ở đó vẫn còn một số nhà để cầu phao. Chắc sân bóng trước cổng doanh trại bây giờ là nhà dân rồi. Thế thì đường vào chỉ là một con đường hẹp thôi. Nhưng đường trong phố thị chắc trải nhựa ngon lành, nhà cửa phố chắc cũng khang trang, sạch đẹp.
Năm 1970, Doanh vào Bách Khoa còn tôi vào Tổng Hợp. Tôi hay đến nhà Doanh. Nhà nó ở khu tập thể bệnh viện 108 quân đội. Bố Doanh là bác sỹ. Ông là bác sỹ đầu tiên được đào tạo dưới chính thể của Cụ Hồ. Mẹ Doanh cũng đang tại ngũ. Nhà tập thể cấp bốn chỉ có một phòng. Đàng sau nhà là khu bếp tập thể, mỗi nhà một ô. Muốn xuống bếp thì phải trèo qua cửa sổ . . .
Không ngờ rằng hai thằng tôi cùng nhập ngũ một ngày, 6/9/1971. Thế là từ đó bặt tin nhau.
Về sau này khi ra quân rồi tôi mới biết Doanh và tôi cũng ở cùng sư đoàn 325. Doanh ở trung đoàn 95 và lĩnh đủ 81 ngày đêm ở thị xã Quảng Trị.
Đúng ngày 16/9/72, được lệnh rút qua sông. Doanh hy sinh vì bị pháo lúc vượt qua sông . . .
Doanh nhập ngũ 6/9/71 vào trung đoàn 95. Sau 3 tháng huấn luyện ở Việt Yên, Hà Bắc. Cuối tháng 12 năm đó, toàn sư đoàn vào trấn giữ đèo Ngang đề phòng địch đổ bộ vào khu vực này khi 308 và 304 đánh Quảng Trị.[2]
sauchinbaymot
Ngày 10/2/1972, sư đoàn 325 rời Hà Bắc (ga Bắc Giang), lên tàu vào Hà Tĩnh, nhưng không phải toàn bộ sư đoàn. Chắc chắn có sư bộ và các đơn vị trực thuộc. Riêng Trung đoàn 101 mãi đến tháng 3 mới rời Hà Bắc vào Hà Tĩnh (xem Mãi mãi tuổi 20).
TichTuongNhuLe
Bác 6971 chỉnh lại đúng rồi Tháng 2/1972 95 mới hành quân vào đèo ngang. Sau đó cũng đi diễn tập ở đèo ngang rồi sang Quảng Bình.
Tháng 6/72, sư 325 bắt đầu vào Quảng Trị. Đây cũng là lúc địch phản kích để tái chiếm Quảng Trị. Trung đoàn 95 lúc đó ở Cam Lộ, đóng quân tại dãy Nghĩa Hy. Vị trí này rất thuận tiện đường đi lối lại. Nếu tiến lên thì có thể xuống Đông Hà rồi đi về Cửa Việt. Có thể tiến về phía nam thì đi qua gần căn cứ Phượng Hoàng đỏ ối rồi vào Ái Tử, Nhan Biều và vượt sông sang thành. Chếch xuống phía tây thi vào động Ông Do, Đá Đứng, Như Lệ - Tích Tường. Đường rút cũng rất thuận lợi. Có thể rút thẳng qua Cam Lộ, Bãi Hà và cũng có thể rút qua Đầu Mầu, Tân Lâm để đi Tà Cơn, Khe Sanh.
Ngày 1/7/72, hai tiểu đoàn của 95 vượt sông Thạch Hãn. d5 chốt giữ bìa đông nam của thành cổ, Ty Cảnh Sát, khu Đông Mỹ, chùa Bà Năm, kho rốc két. D4 chốt giữ bìa tây nam thành cổ và khu vực Dinh Tỉnh Trưởng cho đến khu Mỹ Tây. Trong thành là d3 của tỉnh đội Quảng Trị (gọi là quân của tỉnh Quảng Trị nhưng toàn lính bắc), sau đó thì d1 của trung đoàn 48 cũng rút về thành. D7/E18/F325 thì chốt giữ khu vực nhà Tin Lành, Đệ Ngũ. Trung đoàn 101 chốt giữ phía bắc sông Vĩnh Định kể từ Chợ Sãi.[3]
nguyenquochung
Thị xã bé như cái khăn mùi xoa. Thành cổ nằm trong cái khăn ấy nên còn bé hơn. Thế mà được Mỹ ưu ái cho ăn đạn pháo trung bình mỗi ngày hơn vạn quả, bom không rõ nhưng tổng kết lại đâu khoảng bằng 7 quả ném xuống Hirosima năm 1945, chưa kể các loại hỏa lực bộ binh nhì nhằng phụ họa thêm. Thế thì phản công hay phòng ngự, hầm chắc hay chưa chắc, chắc kết quả cũng chẳng khác nhau là mấy. Chỉ có cái chết bi tráng của mười mấy ngàn chiến binh Thành cổ là thật nhất, đau xót nhất.
Những người lính vượt sông Thạch Hãn vào Thành cổ ngày ấy đều xác định cái chết cho mình một cách nhẹ nhàng nhất. Ai ra được thì đúng như bác Lê XuânTrường đã nói ở đâu đó: Quả là một sự vô lý.
Thực ra thì mức độ ác liệt ở mọi nơi của thị xã cũng tương đối như nhau. Nhưng khi nói đến Quảng Trị 72 thì nhiều người nghĩ chỉ có Thành Cổ. Có một đia danh khác là Cổ Thành. Đây là một làng nằm phía bắc Thành Cổ. Theo tôi, chữ Thành Cổ bây giờ có nghĩa tượng trưng cho cả khu vực thị xã Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Có thể rằng một vài điểm khác còn nóng hơn trong khu vực Thành cổ. Chẳng hạn như bến vượt ở Dinh Tỉnh Trưởng hay bến vượt ở Trường Phước, rồi Tri Bưu, khu Mỹ Đông, ty Cảnh Sát, Khu Mỹ Tây, Dinh Tỉnh Trưởng, Chợ Sãi, An Mô...
Nhà Doanh có 5 anh em. Lúc đó bố, mẹ Doanh và 2 anh trai của Doanh cũng đang tại ngũ. Do đó trước khi “đi bê”, Doanh được cho về thăm gia đình. Khi vào đến Quảng Trị thì Doanh vào sau mọi người. Lúc đầu về đến trung đoàn thì trung đoàn 95 đã ở phía nam Thạch Hãn. Doanh được đưa về c23, vệ binh trung đoàn. Sau đó, Doanh xuống đơn vị chiến đấu từ lúc nào thì các bạn tôi đều không nhớ. Chỉ nhớ là Doanh vào sau khoảng một tháng.
Tính từ 1/7/72 đến 16/9/72 là thời gian trung đoàn 95 tham gia chốt giữ thị Xã Quảng Trị - 78 ngày. Nếu Doanh vào sau một tháng thì thời gian ở đây là 48 ngày. Nhưng số ngày nào có nghĩa gì. Lúc vượt sông sang thành, rất nhiều anh em đã hy sinh. Chỉ là “không” ngày. Vậy thì 0 ngày hay 81 ngày có gì là quan trọng đâu! Quan trọng là, từng giờ, từng phút, từng giây biết bao AE đã đổ máu xương trên cái mảnh đất “Thị Xã Quảng Trị”, một vết thương không bao giờ có thể lành được...
Dưới đây là sơ đồ tác chiến các ngày 7, 8, 9 tháng 9/1972, theo tài liệu của "Ban Liên Lạc Truyền Thống - Ban Chiến Đấu Bảo Vệ Thành Cổ Quảng Trị" - 12/2004.
Chuyện kể lại của Toàn, đồng đội Doanh
- Thằng Doanh vào sau trong đợt đổi quân và được phân về cùng hầm với tôi và thằng Phú. Doanh hiền lành, trẻ măng. Tôi còn nhớ, mặt nó nhiều trứng cá. Nó bảo bố nó làm ở bệnh viện 108... có quen trung đoàn trưởng Lý Long Quân nên xin phép cho nó về nhà trước khi đi chiến trường. Thằng này nó hiền lắm. Bọn mày biết đấy. Lúc đó bọn tao suốt ngày ngồi trong hầm, không thể ló mặt lên được. Hết B52 rồi lại đến máy bay ném bom. Lại còn máy bay gì hình như là L19, tao cũng chả biết, luôn tục xăm soi bắn đại liên suốt ngày.- Chắc nó bắn 20 ly đấy.[4]
tralientay
--
Những người lính vượt sông Thạch Hãn vào Thành cổ ngày ấy đều xác định cái chết cho mình một cách nhẹ nhàng nhất. Ai ra được thì đúng như bác Lê XuânTrường đã nói ở đâu đó: Quả là một sự vô lý.
--
Tôi bổ sung thêm hai điều mắt thấy tai nghe:
1. Đầu tháng 7.1972, trước khi vào Nhan Biều, tiểu đội tôi đóng chừng 10 ngày ở một thôn phía Bắc thị xã QT quãng 4-5km, bờ Tây Thạch Hãn, bên trái là Ái Tử (xem lại thì có thể là thôn Ái Tử hay Hà Xá hoặc ở giữa). Hằng ngày bọn tôi đi vào Ái Tử tìm hiểu địa hình. Đây là lúc làm quen bom đạn, vì ngày nào cũng có pháo bắn vào hoặc gần làng.
Và lúc đó tôi biết các đợt chuyển quân vào Thành vì đây là điểm giao quân từ Bắc vào.
Mỗi đêm, một số lính dăm bảy chục người do cán bộ khung dẫn hành quân qua đêm, rạng sáng tới làng. Chập tối hôm sau, dăm cán bộ đại đội từ vùng thị xã ra nhận quân. Mỗi đơn vị nhận một số lính, thủ trưởng mới và lính mới không rõ mặt nhau, chỉ một danh sách trong tay. Vào đến nơi, mỗi hầm sẽ nhận một hai lính mới thay cho những người bi thương hay hy sinh một vài ngày trước. Có anh ra nhận quân nói, lính hôm trước đưa vào chưa kịp biết mặt, thuộc tên (vì ai ở hầm nấy) thì ngay trong đêm hay hôm sau đã thương vong rồi.
"Thằng Doanh vào sau trong đợt đổi quân và được phân về cùng hầm với tôi và thằng Phú."
Họ hầu hết là lính mới nhập ngũ, rất nhiều chưa qua đủ 3 tháng huấn luyện. Từ chỗ chưa biết bom đạn là gì họ đến thẳng một nơi nhiều bom đạn nhất trên đời.
2.
--
Thực ra thì mức độ ác liệt ở mọi nơi của thị xã cũng tương đối như nhau. Nhưng khi nói đến Quảng Trị 72 thì nhiều người nghĩ chỉ có Thành Cổ. Có một đia danh khác là Cổ Thành. Đây là một làng nằm phía bắc Thành Cổ. Theo tôi, chữ Thành Cổ bây giờ có nghĩa tượng trưng cho cả khu vực thị xã Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Có thể rằng một vài điểm khác còn nóng hơn trong khu vực Thành cổ. Chẳng hạn như bến vượt ở Dinh Tỉnh Trưởng hay bến vượt ở Trường Phước, rồi Tri Bưu, khu Mỹ Đông, ty Cảnh Sát, Khu Mỹ Tây, Dinh Tỉnh Trưởng, Chợ Sãi, An Mô . . . (TTNL)
--
Đúng. Cần hiểu cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ thị xã Quảng Trị gồm những trận đánh xung quanh thành cổ và tại chính thành cổ trong những ngày cuối, có mức ác liệt đều rất cao.
Rất khó có ai có thể nhìn tổng thể để đánh giá mức độ khốc liệt ở các nơi. Hai đài quan sát của tiểu đội tôi quãng 15.7-16.9.1972 ở bờ sông Nhan Biều trông qua thị xã và đầu cầu QT có nhiệm vụ chính là hằng ngày đếm số bom, số đạn pháo, ... ở vùng quanh thị xã (cả làng Nhan Biều) và mỗi ngày vài lần điện về sư đoàn. Tôi cũng trực tiếp theo dõi nhiều trận đánh phía bên kia sông. Có thể nói thành cổ chịu rất nhiều bom đạn trong suốt những ngày tháng đó, ngày nào cũng rất nhiều bom pháo, dù các trận đánh ở đây chỉ dày đặc hơn ở giai đoạn cuối. Các trận đánh khác rất khốc liệt tại Tri Bưu, La Vang, ... diễn ra trong thời gian ngắn hơn.
Có thể nói những trận xung quanh thị xã rất ác liệt trong một vài ngày hay một hai tuần lễ, nhưng chịu bom đạn mật độ cao và dai dẳng thì chính là thị xã và thành cổ, và những trận đánh cuối cùng ở đây cũng rất ác liệt, vì chỉ còn mỗi nơi này.
Phan Nhật Nam, vốn là lính sư dù rồi làm phóng viên chiến trường của QLCH, trong cuốn "Mùa hè đỏ lửa" có mô tả (tại chỗ) các trận đánh ở phần đầu của mùa hè này. Có lẽ đó là những mô tả trực tiếp duy nhất có trong sách báo.
Tiếc là chưa có một cuốn sách nào về trận 1972 ở QT.
- Bọn mày biết không? Bọn tao mót đái thì cứ bụm tay mà đái vào rồi hất ra ngoài. Trời thì cứ mưa suốt. Hầm thì nước vào, dưới chân bùn nhão nhoét trộn với máu. Tao nghĩ chẳng khác gì bọn Pháp ở Điện Biên hay bọn Mỹ ở Khe Sanh. Kinh thật! bây giờ nghĩ vẫn kinh.
- Quá kinh! Mà sống được là không sao hết.
- Lúc bọn tao ở sát thành, thằng Doanh mới vào. Nó còn hộp sữa đặc mẹ nó nhét vào ba lô trước khi đi. Đói quá, bọn tao lấy thông nòng xọc hai cái lỗ, thế là thay nhau tu. Rồi khát nước. Mày biết không? Tu hết hai bi đông nước, toàn nước sông, sát trùng sát chiếc gì cũng chẳng có. Cả ba thằng bị tháo tỏng. Thằng Phú bĩnh cả ra quần thành ra trong hầm vừa khai vừa thối, ẩm thấp tanh tưởi. Nghĩ lại, ghê quá!
- Thế lúc rút qua sông như thế nào?
- Cứ từ từ… cho khoai nó nhừ! Đến chiều 15 bọn nó đã bao vây ba mặt. Bọn tao chỉ còn mấy cái hầm. Ban ngày không thể liên lạc được với nhau. Cứ hầm nào có địch thì hầm đó chống trả, thỉnh thoảng mới hỗ trợ được cho nhau. Mãi tối khuya mới có thằng truyền đạt chạy đến bảo rút qua sông.
- May mà ra lệnh rút nếu không bây giờ bọn tao đâu nhìn thấy mày.
Chuyện kể lại của Huy, đồng đội Doanh
- Đêm 15/9 chúng tao được lệnh rút. Tao chỉ cầm theo khẩu súng thôi. Mà thằng nào cũng thế. Lúc đó ba bề bốn bên đều là địch rồi, chỉ còn mỗi lối xuống sông thôi. Nếu không cho rút thì chết hết cả… Toán nào toán nấy, nháo nhào bổ xuống sông. Tao nhanh chân chạy đầu tiên, lao ngay xuống nước, mấy thằng nhóm tao cũng bơi bám theo. Súng tao khoác vào vai, thế là tao bơi rất nhanh. Bọn thằng Doanh và mấy thằng nữa cùng chốt của nó chạy sau tao cũng lao xuống nước. Một quả pháo nổ sáng lòe ngay phía sau tao. Tao thấy hơi tức ngực nhưng có vẻ như không bị thương. Nhóm thằng Doanh, thằng Toàn, thằng Phú chạy sau tao không biết có việc gì không? Bọn tao sang đến bờ mới ngồi thở, sờ khắp người thấy không bị thương ở đâu. Chờ chúng nó một lúc thì chỉ thấy thằng Toàn mới thằng Phú bơi sang. Chúng nó bảo thấy quả pháo trúng chỗ thằng Doanh.- Thế ông có biết chỗ vượt sông là chỗ nào không?
- Chỉ biết bên này là Nhan Biều thôi.
- Thế phía trên hay phía dưới cầu Quảng Trị?
- Phía dưới chứ!
- Thế có gần cầu không?
- Chắc là gần.
- Được rồi.
- Ừ! Lúc đó làng mạc, phố phường, chỗ nào chẳng như chỗ nào tơi tả hết biết đâu là Nhan biều hay hay Nhan biếc gì, là khi bọn tao chốt thì thấy bảo bên kia là Nhan Biều. Thế thôi!
Chuyện kể tiếp của Toàn, đồng đội Doanh
- Thằng Doanh chạy trước, rồi đến tao, thằng Phú chạy sau cùng. Lúc tao đến sát bờ sông thì đã thấy thằng Doanh nhảy xuống rồi. Nó đang bơi thì lòe một cái tối tăm mặt mũi. Quả pháo trúng ngay chỗ thằng Doanh. Bọn tao thì lăn ngay xuống, đ… biết là hố hay rãnh hay gì nữa. Lúc ngớt pháo tao vẫn còn lóa, phải một lúc mới nhìn được. Hai thằng tao mới gọi thằng Doanh, mà cũng chỉ dám gọi khẽ. Bọn nó ở ngay xung quanh mà. Bọn tao lội xuống rồi bơi, quờ quạng khắp mà không thấy.- Ừ! Thôi, mày đừng có day dứt mãi thế! Trong cảnh ấy thì làm sao mà tìm được. Chắc nó trúng đạn, lại mang súng thì chìm xuống rồi.
- Mãi rồi bọn tao đành bơi qua sông. Thật may khi qua sông không bị quả đạn pháo nào. Sang đến nơi mới thấy pháo sáng bọn nó bắn ăn mừng, rực trời. Cả ngày hôm sau tôi nằm trong hầm ngập nước ở Nhan Biều ngủ li bì. Có lẽ Doanh trúng đạn rồi bị cuốn trôi theo dòng. Khi ấy đang là mùa nước.
- …
- Mày biết không? Tao vẫn bị ám ảnh cảnh thằng Doanh bị trúng pháo. Tiếng chúng tao gọi nó rất nhỏ thôi mà sao lúc nào cũng văng vẳng bên tai tao:
“Doanh ơi...! Doanh ơi...!”
Vị trí vượt sông Thạch Hãn của Thúc Doanh và đồng đội
sau khi điều chỉnh theo góp ý của TraLienTay[5]
tralientay
--
Theo lời kể của Toàn và Huy thì chỗ Doanh cùng đồng đội vượt sông là chỗ vòng tròn đỏ.
--
Tôi nghĩ là phải ở phía trên nữa, có thể quãng giữa vòng tròn và thành cổ. Mặt sông phía ta giữ được mấy ngày cuối chỉ chừng 300-400 mét. Từ thành cổ đến đầu cầu hơn 1km. Đoạn giữa Nhan Biều (trông sang thành cổ) và đầu cầu là nơi chúng tôi thường đi lại hàng ngày giũa hai đài quan sát.
Các bạn ấy hình như cũng nhầm, vì cầu ở phía dưới không phải phía trên.
TichTuongNhuLe
Có thể bác TraLienTay nói đúng nhưng cầu ở phía trên là đúng rồi vì tính theo dòng nước chảy chứ không phải nhìn trên bản đồ. Đây là bản đồ tỷ lệ 1:50000 được phóng to lên, mỗi ô chỉ là 1 km. Từ Dinh Tỉnh Trưởng tới cầu chưa đầy 1 cây số.
tralientay
Đây là chuyện nếu làm rõ hơn được thì tốt, do liên quan đến nơi một người bạn hy sinh, nên tôi thêm vài lời.
Tôi vẫn nghĩ chỗ mọi người qua sông vào đêm 15/9 ở gần phía Bắc hơn. Trong vòng quãng 1-2 tuần trước khi mất thị xã, từ ở đài quan sát Nhan Biều tôi đã theo dõi một trận đánh lớn ở dọc bờ sông quãng gần trưa. Đây là lần duy nhất tôi thấy rõ quân bên kia, không rõ dù hay thủy quân lục chiến, chạy đi chạy lại, bắn và ném lựu đạn vào các chốt của ta (các trận khác phía trong tôi không thấy người, trừ khói và tiếng súng). Nơi trận đó diễn ra theo tôi nhớ gần thành cố hơn chỗ cái vòng bắc TTNL khoanh rồi. Mà quân ta trong những ngày cuối chắc không có dịp đẩy bên kia lùi lại.
TichTuongNhuLe
Bác TraLienTay là người trực tiếp quan sát tình hình thị xã Quảng Trị những ngày ta sắp rút. Một đài quan sát của trinh sát sư đoàn 325 tại Nhan Biều. Theo góp ý của bác tôi đã chỉnh lại vị trí vượt sông của Thúc Doanh và đồng đội như hình dưới.
sau khi điều chỉnh theo góp ý của TraLienTay[5]
tralientay
--
Theo lời kể của Toàn và Huy thì chỗ Doanh cùng đồng đội vượt sông là chỗ vòng tròn đỏ.
--
Tôi nghĩ là phải ở phía trên nữa, có thể quãng giữa vòng tròn và thành cổ. Mặt sông phía ta giữ được mấy ngày cuối chỉ chừng 300-400 mét. Từ thành cổ đến đầu cầu hơn 1km. Đoạn giữa Nhan Biều (trông sang thành cổ) và đầu cầu là nơi chúng tôi thường đi lại hàng ngày giũa hai đài quan sát.
Các bạn ấy hình như cũng nhầm, vì cầu ở phía dưới không phải phía trên.
TichTuongNhuLe
Có thể bác TraLienTay nói đúng nhưng cầu ở phía trên là đúng rồi vì tính theo dòng nước chảy chứ không phải nhìn trên bản đồ. Đây là bản đồ tỷ lệ 1:50000 được phóng to lên, mỗi ô chỉ là 1 km. Từ Dinh Tỉnh Trưởng tới cầu chưa đầy 1 cây số.
tralientay
Đây là chuyện nếu làm rõ hơn được thì tốt, do liên quan đến nơi một người bạn hy sinh, nên tôi thêm vài lời.
Tôi vẫn nghĩ chỗ mọi người qua sông vào đêm 15/9 ở gần phía Bắc hơn. Trong vòng quãng 1-2 tuần trước khi mất thị xã, từ ở đài quan sát Nhan Biều tôi đã theo dõi một trận đánh lớn ở dọc bờ sông quãng gần trưa. Đây là lần duy nhất tôi thấy rõ quân bên kia, không rõ dù hay thủy quân lục chiến, chạy đi chạy lại, bắn và ném lựu đạn vào các chốt của ta (các trận khác phía trong tôi không thấy người, trừ khói và tiếng súng). Nơi trận đó diễn ra theo tôi nhớ gần thành cố hơn chỗ cái vòng bắc TTNL khoanh rồi. Mà quân ta trong những ngày cuối chắc không có dịp đẩy bên kia lùi lại.
TichTuongNhuLe
Bác TraLienTay là người trực tiếp quan sát tình hình thị xã Quảng Trị những ngày ta sắp rút. Một đài quan sát của trinh sát sư đoàn 325 tại Nhan Biều. Theo góp ý của bác tôi đã chỉnh lại vị trí vượt sông của Thúc Doanh và đồng đội như hình dưới.
[6]
Mr.NganCựu chiến binh
Đọc các bài viết của Bác tichtuongnhule thật cảm động..48 ngày sống và chiến đấu của Liệt sĩ Doanh thật ngắn ngủi nhưng nó đã viết nên lịch sử nghìn năm hào hùng và anh dũng của dân tộc !!
Tích Tường Như Lệ là Lê Minh K5,
bạn hiện là Giảng viên Đại học GTVT
Lời góp của các thành viên Diễn đàn "Dựng nước - Giữ nước"
1
nguyenquochung Thành viên
Một cựu thủy quân lục chiến ngụy tham gia trận đánh 81 ngày đêm kể lại: Sau khi lính mình rút khỏi thị xã và thành cổ về Bắc Thạch Hãn vào rạng sáng 16/9, lính họ tổ chức lùng sục khắp nơi và đã gặp rải rác trong khu vực quanh Thành cổ một vài ổ chiến đấu cùng thương binh của mình còn sót lại (đúng như bác TTNL đã viết). "Những người lính này có vẻ như không hề biết đến việc rút lui của đồng đội họ nên vẫn đánh trả kiên cường một cách ngoài sức tưởng tượng. nhưng rồi lần lượt, họ hy sinh đến người cuối cùng".
Cũng cần phải nói thêm rằng, lính VNCH thường dùng từ "tử trận" chứ không dùng từ "hy sinh" đối với lính chết trong lúc làm nhiệm vụ. Nhưng người cựu TQLC này đã dành từ "hy sinh" cho những người lính Việt Cộng bên kia chiến tuyến một cách vô cùng kính trọng.
Bác cựu TQLC này cũng nói lính dù và thủy quân lục chiến bên họ trước,nay chưa bao giờ ngán bắn nhau với lính Bắc Việt, nhưng từ sau trận 81 ngày đêm trong Thành cổ, họ phải thừa nhận không thể sánh bằng đối phương về độ lì lợm, gan góc.
Đến lạ và cũng có thể chẳng có gì là lạ là ông ấy, cái ông cựu TQLC từng đánh nhau tóe khói với "Cộng sản Bắc Việt" ấy bây giờ lại là bạn nhậu chí côt với một bác có gốc gác cách mạng gộc, bản thân cũng mấy chục năm tuổi đảng.
Nhân loại sinh ra vốn yêu thương nhau. Có thể một lúc nào đó, vì một lý do nào đó nhân loại xúm vào đánh nhau. Xong, nhân loại lại quay về với tính bản thiện của mình và...yêu thương nhau.
Cũng cần phải nói thêm rằng, lính VNCH thường dùng từ "tử trận" chứ không dùng từ "hy sinh" đối với lính chết trong lúc làm nhiệm vụ. Nhưng người cựu TQLC này đã dành từ "hy sinh" cho những người lính Việt Cộng bên kia chiến tuyến một cách vô cùng kính trọng.
Bác cựu TQLC này cũng nói lính dù và thủy quân lục chiến bên họ trước,nay chưa bao giờ ngán bắn nhau với lính Bắc Việt, nhưng từ sau trận 81 ngày đêm trong Thành cổ, họ phải thừa nhận không thể sánh bằng đối phương về độ lì lợm, gan góc.
Đến lạ và cũng có thể chẳng có gì là lạ là ông ấy, cái ông cựu TQLC từng đánh nhau tóe khói với "Cộng sản Bắc Việt" ấy bây giờ lại là bạn nhậu chí côt với một bác có gốc gác cách mạng gộc, bản thân cũng mấy chục năm tuổi đảng.
Nhân loại sinh ra vốn yêu thương nhau. Có thể một lúc nào đó, vì một lý do nào đó nhân loại xúm vào đánh nhau. Xong, nhân loại lại quay về với tính bản thiện của mình và...yêu thương nhau.
1b
vitính Cựu chiến binh
Trưa hôm qua 17/9 chúng tôi đi ngang Hưng Hóa, vào chụp ảnh cột cờ Hưng Hóa (tham khảo http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/van-hoa-xa-hoi/2010/10/125B3DD4542/).
Cột cờ nằm trong doanh trại của đoàn công binh N43. Nơi mà ngày xưa bác và Doanh nằm ngắm trăng sao nói chuyện linh tinh là đâu đó ở bên phải của tấm ảnh này. Cái sân bóng, bây giờ, phần sát đường đã thành phố thị, sau đó là sân, khu thể thao của đoàn N43. Tôi chụp ảnh này từ phía lối vào cổng chính cũ bây giờ nó chỉ là một ngõ nhỏ ngắn qua lớp nhà dân. Cổng chính đoàn N43 mới bây giờ ngoảnh về dãy quán bán chuối, trứng,... mà qua đấy là đến bờ sông Thao.
Cột cờ nằm trong doanh trại của đoàn công binh N43. Nơi mà ngày xưa bác và Doanh nằm ngắm trăng sao nói chuyện linh tinh là đâu đó ở bên phải của tấm ảnh này. Cái sân bóng, bây giờ, phần sát đường đã thành phố thị, sau đó là sân, khu thể thao của đoàn N43. Tôi chụp ảnh này từ phía lối vào cổng chính cũ bây giờ nó chỉ là một ngõ nhỏ ngắn qua lớp nhà dân. Cổng chính đoàn N43 mới bây giờ ngoảnh về dãy quán bán chuối, trứng,... mà qua đấy là đến bờ sông Thao.
TichTuongNhuLe Thành viên
Đẹp quá nhảy bác ViTinh ! Doanh trại này trước kia cũng của công binh. Tôi nhớ hồi ở đó vẫn còn một số nhà để cầu phao. Chắc sân bóng trước cổng doanh trại bây giờ là nhà dân rồi. Thế thì đường vào chỉ là một con đường hẹp thôi. Nhưng đường trong phố thị chắc trải nhựa ngon lành, nhà cửa phố chắc cũng khang trang, sạch đẹp.
2
sauchinbaymot Thành viên
Ngày 10/2/1972, sư đoàn 325 rời Hà Bắc (ga Bắc Giang), lên tàu vào Hà Tĩnh, nhưng không phải toàn bộ sư đoàn. Chắc chắn có sư bộ và các đơn vị trực thuộc. Riêng Trung đoàn 101 mãi đến tháng 3 mới rời Hà Bắc vào Hà Tĩnh (xem Mãi mãi tuổi 20).
TichTuongNhuLe Thành viên
Bác 6971 chỉnh lại đúng rồi Tháng 2/1972 95 mới hành quân vào đèo ngang. Sau đó cũng đi diễn tập ở đèo ngang rồi sang Quảng Bình.
3
nguyenquochung Thành viên
Thị xã bé như cái khăn mùi xoa. Thành cổ nằm trong cái khăn ấy nên còn bé hơn. Thế mà được Mỹ ưu ái cho ăn đạn pháo trung bình mỗi ngày hơn vạn quả, bom không rõ nhưng tổng kết lại đâu khoảng bằng 7 quả ném xuống Hirosima năm 1945, chưa kể các loại hỏa lực bộ binh nhì nhằng phụ họa thêm. Thế thì phản công hay phòng ngự, hầm chắc hay chưa chắc, chắc kết quả cũng chẳng khác nhau là mấy. Chỉ có cái chết bi tráng của mười mấy ngàn chiến binh Thành cổ là thật nhất, đau xót nhất.
Những người lính vượt sông Thạch Hãn vào Thành cổ ngày ấy đều xác định cái chết cho mình một cách nhẹ nhàng nhất. Ai ra được thì đúng như bác Lê XuânTrường đã nói ở đâu đó: Quả là một sự vô lý.
4Những người lính vượt sông Thạch Hãn vào Thành cổ ngày ấy đều xác định cái chết cho mình một cách nhẹ nhàng nhất. Ai ra được thì đúng như bác Lê XuânTrường đã nói ở đâu đó: Quả là một sự vô lý.
tralientay Thành viên
--
Những người lính vượt sông Thạch Hãn vào Thành cổ ngày ấy đều xác định cái chết cho mình một cách nhẹ nhàng nhất. Ai ra được thì đúng như bác Lê XuânTrường đã nói ở đâu đó: Quả là một sự vô lý.
--
Tôi bổ sung thêm hai điều mắt thấy tai nghe:
1. Đầu tháng 7.1972, trước khi vào Nhan Biều, tiểu đội tôi đóng chừng 10 ngày ở một thôn phía Bắc thị xã QT quãng 4-5km, bờ Tây Thạch Hãn, bên trái là Ái Tử (xem lại thì có thể là thôn Ái Tử hay Hà Xá hoặc ở giữa). Hằng ngày bọn tôi đi vào Ái Tử tìm hiểu địa hình. Đây là lúc làm quen bom đạn, vì ngày nào cũng có pháo bắn vào hoặc gần làng.
Và lúc đó tôi biết các đợt chuyển quân vào Thành vì đây là điểm giao quân từ Bắc vào.
Mỗi đêm, một số lính dăm bảy chục người do cán bộ khung dẫn hành quân qua đêm, rạng sáng tới làng. Chập tối hôm sau, dăm cán bộ đại đội từ vùng thị xã ra nhận quân. Mỗi đơn vị nhận một số lính, thủ trưởng mới và lính mới không rõ mặt nhau, chỉ một danh sách trong tay. Vào đến nơi, mỗi hầm sẽ nhận một hai lính mới thay cho những người bi thương hay hy sinh một vài ngày trước. Có anh ra nhận quân nói, lính hôm trước đưa vào chưa kịp biết mặt, thuộc tên (vì ai ở hầm nấy) thì ngay trong đêm hay hôm sau đã thương vong rồi.
"Thằng Doanh vào sau trong đợt đổi quân và được phân về cùng hầm với tôi và thằng Phú."
Họ hầu hết là lính mới nhập ngũ, rất nhiều chưa qua đủ 3 tháng huấn luyện. Từ chỗ chưa biết bom đạn là gì họ đến thẳng một nơi nhiều bom đạn nhất trên đời.
2.
--
Thực ra thì mức độ ác liệt ở mọi nơi của thị xã cũng tương đối như nhau. Nhưng khi nói đến Quảng Trị 72 thì nhiều người nghĩ chỉ có Thành Cổ. Có một đia danh khác là Cổ Thành. Đây là một làng nằm phía bắc Thành Cổ. Theo tôi, chữ Thành Cổ bây giờ có nghĩa tượng trưng cho cả khu vực thị xã Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Có thể rằng một vài điểm khác còn nóng hơn trong khu vực Thành cổ. Chẳng hạn như bến vượt ở Dinh Tỉnh Trưởng hay bến vượt ở Trường Phước, rồi Tri Bưu, khu Mỹ Đông, ty Cảnh Sát, Khu Mỹ Tây, Dinh Tỉnh Trưởng, Chợ Sãi, An Mô . . . (TTNL)
--
Đúng. Cần hiểu cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ thị xã Quảng Trị gồm những trận đánh xung quanh thành cổ và tại chính thành cổ trong những ngày cuối, có mức ác liệt đều rất cao.
Rất khó có ai có thể nhìn tổng thể để đánh giá mức độ khốc liệt ở các nơi. Hai đài quan sát của tiểu đội tôi quãng 15.7-16.9.1972 ở bờ sông Nhan Biều trông qua thị xã và đầu cầu QT có nhiệm vụ chính là hằng ngày đếm số bom, số đạn pháo, ... ở vùng quanh thị xã (cả làng Nhan Biều) và mỗi ngày vài lần điện về sư đoàn. Tôi cũng trực tiếp theo dõi nhiều trận đánh phía bên kia sông. Có thể nói thành cổ chịu rất nhiều bom đạn trong suốt những ngày tháng đó, ngày nào cũng rất nhiều bom pháo, dù các trận đánh ở đây chỉ dày đặc hơn ở giai đoạn cuối. Các trận đánh khác rất khốc liệt tại Tri Bưu, La Vang, ... diễn ra trong thời gian ngắn hơn.
Có thể nói những trận xung quanh thị xã rất ác liệt trong một vài ngày hay một hai tuần lễ, nhưng chịu bom đạn mật độ cao và dai dẳng thì chính là thị xã và thành cổ, và những trận đánh cuối cùng ở đây cũng rất ác liệt, vì chỉ còn mỗi nơi này.
Phan Nhật Nam, vốn là lính sư dù rồi làm phóng viên chiến trường của QLCH, trong cuốn "Mùa hè đỏ lửa" có mô tả (tại chỗ) các trận đánh ở phần đầu của mùa hè này. Có lẽ đó là những mô tả trực tiếp duy nhất có trong sách báo.
Tiếc là chưa có một cuốn sách nào về trận 1972 ở QT.
5Những người lính vượt sông Thạch Hãn vào Thành cổ ngày ấy đều xác định cái chết cho mình một cách nhẹ nhàng nhất. Ai ra được thì đúng như bác Lê XuânTrường đã nói ở đâu đó: Quả là một sự vô lý.
--
Tôi bổ sung thêm hai điều mắt thấy tai nghe:
1. Đầu tháng 7.1972, trước khi vào Nhan Biều, tiểu đội tôi đóng chừng 10 ngày ở một thôn phía Bắc thị xã QT quãng 4-5km, bờ Tây Thạch Hãn, bên trái là Ái Tử (xem lại thì có thể là thôn Ái Tử hay Hà Xá hoặc ở giữa). Hằng ngày bọn tôi đi vào Ái Tử tìm hiểu địa hình. Đây là lúc làm quen bom đạn, vì ngày nào cũng có pháo bắn vào hoặc gần làng.
Và lúc đó tôi biết các đợt chuyển quân vào Thành vì đây là điểm giao quân từ Bắc vào.
Mỗi đêm, một số lính dăm bảy chục người do cán bộ khung dẫn hành quân qua đêm, rạng sáng tới làng. Chập tối hôm sau, dăm cán bộ đại đội từ vùng thị xã ra nhận quân. Mỗi đơn vị nhận một số lính, thủ trưởng mới và lính mới không rõ mặt nhau, chỉ một danh sách trong tay. Vào đến nơi, mỗi hầm sẽ nhận một hai lính mới thay cho những người bi thương hay hy sinh một vài ngày trước. Có anh ra nhận quân nói, lính hôm trước đưa vào chưa kịp biết mặt, thuộc tên (vì ai ở hầm nấy) thì ngay trong đêm hay hôm sau đã thương vong rồi.
"Thằng Doanh vào sau trong đợt đổi quân và được phân về cùng hầm với tôi và thằng Phú."
Họ hầu hết là lính mới nhập ngũ, rất nhiều chưa qua đủ 3 tháng huấn luyện. Từ chỗ chưa biết bom đạn là gì họ đến thẳng một nơi nhiều bom đạn nhất trên đời.
2.
--
Thực ra thì mức độ ác liệt ở mọi nơi của thị xã cũng tương đối như nhau. Nhưng khi nói đến Quảng Trị 72 thì nhiều người nghĩ chỉ có Thành Cổ. Có một đia danh khác là Cổ Thành. Đây là một làng nằm phía bắc Thành Cổ. Theo tôi, chữ Thành Cổ bây giờ có nghĩa tượng trưng cho cả khu vực thị xã Quảng Trị trong mùa hè đỏ lửa 1972. Có thể rằng một vài điểm khác còn nóng hơn trong khu vực Thành cổ. Chẳng hạn như bến vượt ở Dinh Tỉnh Trưởng hay bến vượt ở Trường Phước, rồi Tri Bưu, khu Mỹ Đông, ty Cảnh Sát, Khu Mỹ Tây, Dinh Tỉnh Trưởng, Chợ Sãi, An Mô . . . (TTNL)
--
Đúng. Cần hiểu cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ thị xã Quảng Trị gồm những trận đánh xung quanh thành cổ và tại chính thành cổ trong những ngày cuối, có mức ác liệt đều rất cao.
Rất khó có ai có thể nhìn tổng thể để đánh giá mức độ khốc liệt ở các nơi. Hai đài quan sát của tiểu đội tôi quãng 15.7-16.9.1972 ở bờ sông Nhan Biều trông qua thị xã và đầu cầu QT có nhiệm vụ chính là hằng ngày đếm số bom, số đạn pháo, ... ở vùng quanh thị xã (cả làng Nhan Biều) và mỗi ngày vài lần điện về sư đoàn. Tôi cũng trực tiếp theo dõi nhiều trận đánh phía bên kia sông. Có thể nói thành cổ chịu rất nhiều bom đạn trong suốt những ngày tháng đó, ngày nào cũng rất nhiều bom pháo, dù các trận đánh ở đây chỉ dày đặc hơn ở giai đoạn cuối. Các trận đánh khác rất khốc liệt tại Tri Bưu, La Vang, ... diễn ra trong thời gian ngắn hơn.
Có thể nói những trận xung quanh thị xã rất ác liệt trong một vài ngày hay một hai tuần lễ, nhưng chịu bom đạn mật độ cao và dai dẳng thì chính là thị xã và thành cổ, và những trận đánh cuối cùng ở đây cũng rất ác liệt, vì chỉ còn mỗi nơi này.
Phan Nhật Nam, vốn là lính sư dù rồi làm phóng viên chiến trường của QLCH, trong cuốn "Mùa hè đỏ lửa" có mô tả (tại chỗ) các trận đánh ở phần đầu của mùa hè này. Có lẽ đó là những mô tả trực tiếp duy nhất có trong sách báo.
Tiếc là chưa có một cuốn sách nào về trận 1972 ở QT.
tralientay Thành viên
--
Theo lời kể của Toàn và Huy thì chỗ Doanh cùng đồng đội vượt sông là chỗ vòng tròn đỏ.
--
Tôi nghĩ là phải ở phía trên nữa, có thể quãng giữa vòng tròn và thành cổ. Mặt sông phía ta giữ được mấy ngày cuối chỉ chừng 300-400 mét. Từ thành cổ đến đầu cầu hơn 1km. Đoạn giữa Nhan Biều (trông sang thành cổ) và đầu cầu là nơi chúng tôi thường đi lại hàng ngày giũa hai đài quan sát.
Các bạn ấy hình như cũng nhầm, vì cầu ở phía dưới không phải phía trên.
Theo lời kể của Toàn và Huy thì chỗ Doanh cùng đồng đội vượt sông là chỗ vòng tròn đỏ.
--
Tôi nghĩ là phải ở phía trên nữa, có thể quãng giữa vòng tròn và thành cổ. Mặt sông phía ta giữ được mấy ngày cuối chỉ chừng 300-400 mét. Từ thành cổ đến đầu cầu hơn 1km. Đoạn giữa Nhan Biều (trông sang thành cổ) và đầu cầu là nơi chúng tôi thường đi lại hàng ngày giũa hai đài quan sát.
Các bạn ấy hình như cũng nhầm, vì cầu ở phía dưới không phải phía trên.
TichTuongNhuLe Thành viên
Có thể bác TraLienTay nói đúng nhưng cầu ở phía trên là đúng rồi vì tính theo dòng nước chảy chứ không phải nhìn trên bản đồ. Đây là bản đồ tỷ lệ 1:50000 được phóng to lên, mỗi ô chỉ là 1 km. Từ Dinh Tỉnh Trưởng tới cầu chưa đầy 1 cây số.
tralientay Thành viên
Đây là chuyện nếu làm rõ hơn được thì tốt, do liên quan đến nơi một người bạn hy sinh, nên tôi thêm vài lời.
Tôi vẫn nghĩ chỗ mọi người qua sông vào đêm 15/9 ở gần phía Bắc hơn. Trong vòng quãng 1-2 tuần trước khi mất thị xã, từ ở đài quan sát Nhan Biều tôi đã theo dõi một trận đánh lớn ở dọc bờ sông quãng gần trưa. Đây là lần duy nhất tôi thấy rõ quân bên kia, không rõ dù hay thủy quân lục chiến, chạy đi chạy lại, bắn và ném lựu đạn vào các chốt của ta (các trận khác phía trong tôi không thấy người, trừ khói và tiếng súng). Nơi trận đó diễn ra theo tôi nhớ gần thành cố hơn chỗ cái vòng bắc TTNL khoanh rồi. Mà quân ta trong những ngày cuối chắc không có dịp đẩy bên kia lùi lại.
Tôi vẫn nghĩ chỗ mọi người qua sông vào đêm 15/9 ở gần phía Bắc hơn. Trong vòng quãng 1-2 tuần trước khi mất thị xã, từ ở đài quan sát Nhan Biều tôi đã theo dõi một trận đánh lớn ở dọc bờ sông quãng gần trưa. Đây là lần duy nhất tôi thấy rõ quân bên kia, không rõ dù hay thủy quân lục chiến, chạy đi chạy lại, bắn và ném lựu đạn vào các chốt của ta (các trận khác phía trong tôi không thấy người, trừ khói và tiếng súng). Nơi trận đó diễn ra theo tôi nhớ gần thành cố hơn chỗ cái vòng bắc TTNL khoanh rồi. Mà quân ta trong những ngày cuối chắc không có dịp đẩy bên kia lùi lại.
TichTuongNhuLe Thành viên
Bác TraLienTay là người trực tiếp quan sát tình hình thị xã Quảng Trị những ngày ta sắp rút. Một đài quan sát của trinh sát sư đoàn 325 tại Nhan Biều. Theo góp ý của bác tôi đã chỉnh lại vị trí vượt sông của Thúc Doanh và đồng đội như hình dưới.
6
Mr.Ngan Cựu chiến binh
Đọc các bài viết của Bác tichtuongnhule thật cảm động..48 ngày sống và chiến đấu của Liệt sĩ Doanh thật ngắn ngủi nhưng nó đã viết nên lịch sử nghìn năm hào hùng và anh dũng của dân tộc !!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét