Sau gần 40 năm, Võ Nguyên Trọng trở về đất mẹ
Kiến Quốc
Anh là bạn cùng Trường Văn hóa quân đội - Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi thời chống Mỹ với chúng tôi. Năm 1970 khi trường giải thể, chúng tôi vừa học hết lớp 10 đã đăng kí nhập ngũ. Năm đó Trọng vừa học hết lớp 9 (hệ 10 năm).
Ngày ấy, ba Trọng là cụ Võ Nguyên Lượng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Trọng về thị xã sống với gia đình và vào học lớp 10. Cuối năm ấy, cả nước Tổng động viên sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Hàng vạn sinh viên, học sinh đang học dang dở đã đăng kí lên đường; trong đó có Võ Nguyên Trọng.
Phạm Quang Thư, đồng đội quê Thanh Hóa còn sống sót từ chiến trường trở về, kể lại: “Bác Lượng rất ủng hộ quyết tâm đó, mặc dù có đủ lí do để Trọng được ở lại miền Bắc, tiếp tục học tập. Bác đã hành động đúng với lương tâm và trách nhiệm của người đứng đầu về Đảng ở tỉnh. Hành động ấy đã động viên các gia đình và thôi thúc hàng ngàn thanh niên, học sinh Thanh Hóa lên đường nhập ngũ. Trong những ngày luyện quân, bác đã đến thăm và động viên các chiến sĩ trẻ của tỉnh nhà”.
Chiến đấu kiên cường, anh dũng hy sinh
Sau thời gian huấn luyện, Trọng được bổ sung vào E52 thuộc F320. Đơn vị hành quân dọc Trường Sơn vào tới chiến trường miền Tây Nam bộ, E52 được đổi sang phiên hiệu E46 (do đồng chí Bính là E trưởng, đồng chí Vỵ là E phó, đồng chí Minh là Chủ nhiệm Chính trị) thuộc sư đoàn 1 (đồng chí Thương là Chính ủy và đồng chí Tạ Lệnh - Phó chính ủy).
Đồng đội cùng trung đoàn nhớ như in hình ảnh Trọng ngày đó - thư sinh, đẹp trai, sống hồn nhiên, vô tư. Suốt thời gian cùng sống và chiến đấu, Trọng được anh em trong cơ quan Tham mưu quý mến. Trọng cùng đơn vị lăn lộn trên đất An Giang, Kiên Giang, rồi rong ruổi khắp mặt trận Campuchia: Công-pông Chơ-năng, Công-pông Sư-pư, Cô Công... vào mùa khô năm 1971.
Mỗi khi có dịp gặp nhau, anh em Thanh Hóa thường động viên nhau tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, truyền thống gia đình. Trọng còn kể nhiều về mái trường Thiếu sinh quân thân yêu. Bao phen lênh đênh trong rừng tràm mùa nước nổi…
Lúc bấy giờ D6 thuộc E46 có tình hình phức tạp. Hiếu - tiểu đoàn trưởng - vì không chịu được gian khổ đã chiêu hồi. Vì vậy ngày 18/8/1972, đồng chí Vỵ, E phó, xuống làm việc với Ban chỉ huy tiểu đoàn, đóng quân ở xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương. Trọng được theo tháp tùng.
Chiều, sau khi trở về Sở chỉ huy trung đoàn, Trọng tranh thủ xuống bếp lấy cơm cho cơ quan. Trên đường trở về bất ngờ bị pháo kích, Trọng không may dính mảnh đạn. Bị thương rất nặng, anh được Quân y trung đoàn cấp cứu. Bác sĩ Khiêm, người Hà Nội, đã dùng sơ-ranh rút máu trên cánh tay mình để cứu Trọng nhưng… bất lực.
Đêm hôm đó, Trọng mất. Hôm sau được đơn vị mai táng trên mảnh đất gần Trạm Phẫu trung đoàn ở xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, gần Ngã ba Hòn Chông. Sinh ngày 18/10/1952, hy sinh ngày 18/8/1972. Như vậy Võ Nguyên Trọng ra đi khi tuổi vừa tròn 20. Và… anh mãi mãi tuổi 20!
Bao nhiêu năm kiếm tìm
Năm 1974, cụ Võ Nguyên Lượng mất...
Chiến tranh qua đi, gia đình mong mỏi chờ đợi nhưng không thấy Trọng về. Rồi một ngày, giấy báo tử đến, vẻn vẹn chỉ mấy chữ “hy sinh ở mặt trận phía Nam”. Hàng chục năm trôi qua, mẹ, chị, em và bạn bè trông ngóng thông tin về mộ phần Trọng.
Nhiều lần, Ban Liên lạc trường Nguyễn Văn Trỗi gửi tin nhắn tìm đồng đội trên Báo QĐND, trên “Sự kiện và Nhân chứng”, gửi thư cho Phòng Chính sách QK9 và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa nhưng không thấy hồi âm. Còn sư 1 (đơn vị của Trọng) thì đã giải thể. Biết tìm nơi đâu?
Chị Võ Hồng Vân quá thương em, nhiều lần lặn lộn từ Hà Nội vào Kiên Lương dò hỏi. Khi xuống được bạn Trỗi giúp đỡ, tạo điều kiện ăn nghỉ, đi lại nhưng vẫn chưa có kết quả. Em Võ Nguyên Tuệ cũng không dưới vài lần đi tìm anh trai.
Nghe tin có đồng đội của Trọng sống sót và trụ lại đất Kiên Giang suốt từ 1975; Tuệ đã tìm gặp. Anh tên là Cư, sinh năm 1946, y tá trung đoàn bộ. Tuệ được nghe anh kể lại: “Theo kế hoạch tác chiến, đơn vị đang chuẩn bị tấn công Nhà máy Xi măng Hà Tiên. Nhưng vì gian khổ mà tay tiểu đoàn trưởng chiêu hồi. Hắn khai hết cho địch... ”.
Anh Cư nhớ, anh em chôn Trọng ở chân một quả đồi. Ba hôm sau, địch tập kích. Bệnh xá không kịp di dời. Trong trận chiến đấu bảo vệ thương binh, bác sĩ Khiêm cũng anh dũng hy sinh. Nơi đóng quân gần như bị san bình địa.
Được anh dẫn tới nơi chôn cất anh Trọng, nay là một bãi đất bằng vì thời gian và sự tàn phá của con người. Mộ nằm ở đâu thật khó xác định. Lần tìm không thấy, phải quay về.
“Đường dây” CCB E46
Công việc tìm kiếm phải làm lại từ đầu… Ở E46 có anh Quyết, nhập ngũ từ 1965-66, hết chiến tranh về sinh sống ở Thái Nguyên. Anh Quyết có người anh trai cùng là lính E46, hy sinh ở Kiên Lương. Chừng ấy năm anh Quyết lọ mọ đi tìm anh. Tìm anh chưa thấy thì quay ra đi tìm đồng đội. Cứ mải miết hết đợt này đến đợt khác.
Thật tình cờ và cũng là may mắn, khi vào QK9, anh Quyết được tận mắt xem 10 bộ hồ sơ đánh dấu khu vực chôn cất các LS ở Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. (Nhưng danh sách LS của F1 thì lại lưu trên Phòng Chính sách QK7. Sau này mới hay ngày đó F1 trực thuộc Bộ nên sau này hồ sơ chính sách bàn giao cho QK7). Trong số đó có sơ đồ đánh dấu khu vực chôn cất 9 LS tại xã Dương Hoà (3 LS Hải Phòng, 1 - Hải Dương, 1 – Thái Bình và trong 4 LS Thanh Hóa có LS Võ Nguyên Trọng). Vậy là anh liên lạc với các gia đình LS. Tiếc là không thể liên lạc được với gia đình LS Võ Nguyên Trọng, vì không có địa chỉ.
Chuyện Trọng, con trai Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, hy sinh – ai trong E46 cũng biết. Anh Quyết báo cho anh Tâm (cũng lính E46, nay sống ở 185/1 đường 3 tháng 2, P11, Q10, TPHCM) thì anh Tâm biết ngay. Theo “đường dây” của những người bạn đã vào sinh ra tử E46, anh Tâm báo ra Hà Nội cho anh Hải, khi cả đoàn tìm kiếm hài cốt LS đã lên đường.
(Chuyện giữa anh Hải và anh Tâm cũng dài dòng... Là lính cùng trung đoàn nhưng Hải vào mặt trận sau Tâm. Tình cờ một lần lên mạng thấy có bài viết giới thiệu về Sư đoàn 1 của Tâm; Hải đã gọi điện vào. (Thật ra họ nào có biết mặt nhau tuy cùng tiểu đoàn, vì ngày đó sống trong dân, đâu có doanh trại như thời bình).❖Nặc danh nói...
Cho đến ngày anh Tâm đến dự họp mặt k5NVT tại Ba Son thì anh vẫn chưa hề biết mặt CCB Hải (Hà Nội). Tết này anh sẽ ra Bắc ăn tết và tìm đến Hải. Chuyện của những người lính chiến còn dài dài...
10:20 Ngày 29 tháng 12 năm 2011
Hải hỏi thăm về nơi chôn cất LS Trọng – cái tên đồng đội mà loa trên UH-1 cứ ra rả mấy ngày trước khi chúng tấn công vào nơi đóng quân của E46.❖TranKienQuoc nói...
Bọn ngụy còn tuyên truyền: "Trọng là con cháu Tướng Giáp". Chắc vì cùng họ Võ Nguyên.
Gốc Quảng Ngãi nhưng ba là bí thư Thanh Hóa nên Trọng coi xứ Thanh như quê mình.
03:16 Ngày 30 tháng 12 năm 2011
Tâm nhớ, Trọng được chôn gần Trạm Phẫu trung đoàn thời gian tháng 8/1972).
Quãng đầu tháng 9/2011, Tâm gọi ra cho Hải, thông báo việc tìm kiếm mộ LS E46, trong đó có Trọng. Anh Hải lục tìm địa chỉ gia đình thì đã thất lạc. Sau này Hải kể lại: “Ơn trời, đang loay hoay thì nhớ ngay tới Trung tâm MARIN của mấy bạn trẻ tâm huyết, yêu kính những LS đã hy sinh vì nước. Các bạn lập cả trang Web “Nhắn tin đồng đội”… Đã có lần đọc được tin gia đình Trọng tìm em. Nên khi lên mạng, tra cứu ngay ra: Tại số 2966 (ngày 21/3/2006) có tin “Võ Nguyên Tuệ tìm LS Võ Nguyên Trọng” cùng địa chỉ, điện thoại gia đình. Vậy là tôi gọi cho chị Vân”.
Hai chị em Vân, Tuệ lập tức nhập cuộc đi tìm mộ LS cùng 8 gia đình kia.
Giữa tháng 9/2011, 9 gia đình LS cùng anh Tâm và Đội K92 Quy tập LS tỉnh Kiên Giang “hành quân” về chân đồi Bãi Ớt, ấp Xóm Dừa, xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Tìm kiếm, đào bới. Trên sơ đồ đánh dấu 9 mộ nhưng chỉ tìm thấy 8, giữa mộ số 7 và số 9 có khoảng trống hơn 4m. Cày nát cả vùng mà chả thấy. Cuối cùng tạm kết thúc cuộc tìm kiếm.
Tám mẫu hài cốt được chuyển ra Hà Nội, dùng phương pháp giám định Gen, để xác định “Ai sẽ là ai?”.
Sự diệu kì của khoa học
Được sự phối hợp của Hội Hỗ trợ gia đình LS Việt Nam và Phòng Chính sách QK7; ngày 20/9/2011 tại Hà Nội, Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) đã tiếp nhận 8 mẫu phẩm của 8 LS hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.
Nhờ có sự tiến bộ diệu kì của khoa học, đầu tháng 12/2011 - chỉ sau 2 tháng kiểm tra đối chứng – Viện thông báo kết quả: Chính xác 100%! Đó đúng là hài cốt của 8 LS đã hy sinh và yên nghỉ tại chân đồi Bãi Ớt, xóm Dừa từ 1972.
Gia đình trở lại Kiên Giang đón LS. Ngày 14/12/2011, hài cốt LS về tới Hà Nội. Chỉ tiếc là Trọng về mà mẹ đã đi năm 2004.
Vậy là sau gần 40 năm thất lạc, nay hài cốt của LS Võ Nguyên Trọng và 7 đồng đội đã trở về với quê hương.
Cũng ngày hôm nay 22/12, chúng tôi nhớ đến các LS Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi còn nằm nơi đâu trên dải đất hình chữ S này: Chu Tấn Quang, Trịnh Thúc Doanh, Nguyễn Lâm, Y Hòa, Bùi Thọ Tuyến; hay những LS từng được quy tập lần 2 nhưng nay không có địa chỉ: Đặng Bá Linh, Trần Hữu Dân.
Sáng ngày 30/12/2011, gia đình cùng chính quyền địa phương sẽ tổ chức Lễ đón nhận và truy điệu LS Võ Nguyên Trọng tại Nhà tang lễ Quân y viện 354 Hà Nội. Đông đảo đồng đội Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi sẽ có mặt đón bạn.
TPHCM, ngày 22/12/2011
❖Nặc danh nói...
Bài viết quá hay.
14:34 Ngày 29 tháng 12 năm 2011
Nặc danh nói...
Bài viết rất hay. Cám ơn anh KQ về những thông tin bạn Trỗi.
21:30 Ngày 29 tháng 12 năm 2011
Trần Kiến Quốc, 0903830939
❖Nặc danh nói...
Bài viết quá hay.
14:34 Ngày 29 tháng 12 năm 2011
Nặc danh nói...
Bài viết rất hay. Cám ơn anh KQ về những thông tin bạn Trỗi.
21:30 Ngày 29 tháng 12 năm 2011
Trần Kiến Quốc, 0903830939
✯✯✯
Đăng lại bài viết của Kiến Quốc (đã đăng tại Blog K5: Thứ năm, 29 tháng mười hai, 2011).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét