Bài viết sau ngày giỗ thứ 44 của bạn Huỳnh Kim Trung cùng với những tư liệu quý được tận mắt trông thấy
Tuổi 20 của Anh hùng liệt sĩ
Huỳnh Kim Trung
QĐND - Ngày 20-8-1972, máy bay Mỹ liên tục ném bom xuống bến phà. Huỳnh Kim Trung cùng đồng đội lao vào cứu kho đạn. Vác đến hòm đạn thứ 50 thì đạn nổ, anh bị thương nặng. Được cấp cứu nhưng máu ra nhiều, biết không thể sống được, Huỳnh Kim Trung đã nói với đồng đội: “Cứ để mình nằm đây, đi cứu chữa cho những người khác nhẹ hơn…”, rồi anh tắt thở. Huỳnh Kim Trung hy sinh khi tuổi vừa 20, đúng hai tuần sau khi viết những dòng nhật ký cuối cùng.
Ngày 5-8-1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, trường học ở Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố lớn phải sơ tán về nông thôn. Là con em cán bộ thuộc cơ quan Bộ Quốc phòng đang ra mặt trận, bọn trẻ tuổi 14-15 chúng tôi được tập trung sơ tán lên doanh trại Trường Văn hóa Bộ Tổng tư lệnh đóng ở Trại Hòe, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Huỳnh Kim Trung nhập học khóa 5 từ tháng 5-1965. Ngày 15-10 năm ấy, tròn một năm sau ngày anh Trỗi hy sinh, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Trường Văn hóa Quân đội mang tên anh, đào tạo học sinh từ lớp 5 đến lớp 10, theo mô hình trường Thiếu sinh quân, để chuẩn bị lớp kế cận sau chiến tranh. Là con em miền Nam tập kết, Huỳnh Kim Trung đau đáu nhớ về quê hương, ước mong học xong được trở về miền Nam chiến đấu. Trung chăm chỉ học hành, sống giản dị, kiệm lời và rất quý trọng bạn bè. Trung còn khéo tay, hay vẽ và tham gia làm báo tường đại đội. Tốt nghiệp chương trình phổ thông hè 1970, hầu hết chúng tôi nhập ngũ, vào học Trường Đại học Kỹ thuật quân sự hoặc quân y, riêng Huỳnh Kim Trung có tiêu chuẩn đi học nước ngoài, nhưng anh xin ba mẹ cho ở lại trong nước học tập và thi vào Trường Trung cấp Công an ở Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội.
Năm 1972, tình hình chiến trường miền Nam ác liệt hơn. Ngoài miền Bắc, sau khi thực hiện “tạm ngưng bắn phá có hạn chế”, giặc Mỹ lại điên cuồng đánh phá từ Vĩ tuyến 17 trở ra. Tháng 4-1972, Huỳnh Kim Trung tình nguyện cùng các học viên vào thực tập tại Quảng Bình. Vùng “cán soong” này trở thành tọa độ lửa, ngày đêm hứng bom đạn Mỹ. Tại phà sông Gianh, Trung nhận nhiệm vụ của chiến sĩ cảnh sát giao thông, điều động những chuyến phà chở bộ đội, vũ khí vào Nam.
Chiến tranh, việc liên lạc bằng thư từ rất khó khăn. Mãi sau khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi mới được đọc những trang nhật ký của bạn. Những dòng chữ giản dị được viết trong cuốn nhật ký mà ngoài bìa có hai khổ thơ do chính anh viết:
Ơi tuổi trẻ say sưa lý tưởngVà:
Dấn thân vào đường tranh đấu tiền phong
Lấy khổ ải làm một nguồn vui sướng
Vấp ngã, sợ gì, rèn luyện bước thành công!
Chưa thất bại chưa phải người từng trải
Chưa đau thương chưa phải bước vào đời
Nếu lòng ta cứ sợ mưa sa
Thì nắng đẹp mùa xuân đâu sẽ thấy.
26-6-1972
Như vậy lại sắp hết 3 tháng thực tập tại Quảng Bình. Đáng lẽ hôm nay mình và các bạn chuẩn bị đồ đạc, tổng kết để trở về Thủ đô yêu dấu. Đùng một cái, có lệnh ở lại công tác thêm một thời gian nữa. Thầy Chi, phụ trách tụi mình, đã có giấy gọi về trường. Đêm hôm chia tay thật là bùi ngùi, lưu luyến. Kể ra thì có buồn thật, nhớ nhà và bà con cô bác, nhớ H., nhớ Hà Nội… bao nhiêu tình cảm vui buồn lẫn lộn… Thế nhưng biết làm thế nào được, đây là nhiệm vụ của cách mạng, của Đảng giao, ta phải phục tùng và làm trọn. Nghĩ đi nghĩ lại thấy mình còn thua xa những chiến sĩ vô Nam đã hàng chục năm nay, hoặc nhiều đồng chí công tác trong này từ 1966…
Biết đến bao giờ mình mới được ghé thăm nhà, dù chỉ một lần thôi, rồi đi bất cứ đâu cũng được; vì hôm vô đây đâu có kịp ghé qua nhà!
Như vậy, bắt đầu từ nay, mình đã thực sự bước vô đời! Một cuộc sống mới đang mở ra trước mắt mình với đầy gian nan, vất vả, nhưng đầy vinh quang.
30-6-1972
Mấy ngày nay địch đánh ngày càng căng, do chiến trường ta đang thắng lớn, địch như con thú dữ cùng đường đâm cắn càn. B-52 của chúng ngày nào cũng rải thảm. Đã 10 ngày nay rồi, đất Quảng Bình luôn hứng bom B-52. Có lần, mình cùng anh Vân đi đào hầm ở nhà anh ấy. B-52 rải thảm cách đấy có 1km. Bom nổ xé trời, đất rung chuyển như muốn sập xuống, như muốn tung lên tất cả. Nghe nó rền rĩ, ầm ào như bão tố; thế mà hai anh em cứ nhìn nhau cười (vì hầm mới đào tới ngang đầu gối). Nguy hiểm thật!
Suốt 15 ngày qua, đêm nào cũng mất ngủ, thật vất vả. Ngày dỡ nhà cũ, dựng nhà mới ở chỗ khác, rồi đào hầm, đắp hầm… đêm lại trực. Một ngày ngủ nhiều nhất có 2-3 tiếng. Người đen thui, hốc hác, hai hố mắt trũng sâu. Thế nhưng vẫn ca hát, vui cười. Giờ được đi nghe ca nhạc thì vui biết mấy, hoặc có cây ghi-ta cũng được. Kỷ niệm về những đêm ca nhạc hay chiếu phim ở Hà Nội mãi sống trong lòng tôi.
Hà Nội yêu dấu của tôi đang chiến thắng giặc. Hà Nội, quê hương thứ hai của tôi ơi! Sẽ có ngày tôi trở về với chiến công chói lọi từ tuyến lửa anh hùng.
8-7-1972
Trưa nay nằm trong hầm, tôi giở sổ tay viết vội vài dòng cho khuây khỏa. Suốt 2 tháng trời không được tin nhà, khiến lòng tôi xao xuyến lo âu. Về cá nhân, tôi không lo cho tính mạng của mình, mà lo cho ba má già và bà chị đau ốm với đứa cháu nhỏ ngây thơ, lo cho những người thân của tôi. Không có đài nên tin tức chiến sự cũng mù tịt, chẳng biết gì cả. Buồn thật!
B-52 với chúng tôi bây giờ như cơm bữa. Hôm nay lại vừa hoàn thành một cái nhà và một hầm lớn.
Các o ở đây cứ gặp mình lại trêu chọc (thật khổ cho chàng trai chưa vợ này!). Cũng nhiều lúc họ muốn ngỏ tình chi đây? Thế nhưng, mình cũng ít nói chuyện, mà chỉ cười trừ. Bởi vì phải đợi chờ một hy vọng to lớn, cao đẹp hơn, đó là thống nhất đất nước. Lúc đó mới có thời gian lo nghĩ tới “chuyện kia”. Quê hương sẽ dang tay đón tôi trở về.
6-8-1972
Hôm nay, cùng một lúc nhận được 3 bức thư: Của gia đình, của Mạnh Chiến và Trường (những thằng bạn chí thân). Thật khó mà nói hết nỗi vui mừng của mình. Xem thư ba, thấy gia đình vẫn mạnh khỏe và đi sơ tán. Đó là điều ta lo lắng bấy lâu. Chu Kim Sơn đã lớn khôn và ở với bà ngoại. Đứa cháu giờ lên 2, bé bỏng xinh xinh, chắc giờ này chẳng nhận ra cậu của nó nữa. Cậu đã già và có râu như ông ngoại rồi (!). Mới vô Quảng Bình có 4 tháng mà mình đã già đi nhiều. Nhiều lúc nghĩ mà giật mình!
Tội nghiệp con cháu, mới sinh ra đã phải đi sơ tán, đến lúc chập chững biết đi lại phải nếm mùi bom đạn. Biết bao cháu bé trên đất nước này phải chịu bao cảnh tang tóc, mồ côi do chiến tranh gây nên. Không hiểu những bà mẹ có lương tri trên Trái Đất sẽ nghĩ gì về những cháu bé Việt Nam, những cháu bé vô tội, ngày chỉ biết bú no, ngủ ngon đã phải chịu đau thương, tang tóc như người lớn.
Má ơi, con thương má quá! Đáng ra tuổi già như má là tuổi an nhàn, nghỉ ngơi và có những đứa con lớn phụng sự. Thế nhưng vì Tổ quốc kêu gọi, nước còn thì nhà còn, nước mất thì nhà tan, vì vậy chúng con phải tạm thời xa ba má, anh chị và bà con, xa những mái nhà thân yêu, để lên đường đi khắp mọi miền đất nước, giết sạch những con thú mang hình người kia, để cứu lấy những bà mẹ già, những cháu bé vô tội.
Chúng con sẽ thực hiện lời Bác: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi”. Quét sạch giặc rồi, lúc đó con sẽ về phụng sự mẹ già, như trăm ngàn đứa con hiếu thảo khác.
Huỳnh Kim Trung đã làm đúng lời hứa với Bác. Giở hồ sơ lưu lại của Phòng Thi đua (Bộ Công an) có ghi:
Ngày 16-4-1972, trong khi máy bay Mỹ đánh phá, anh tham gia giải phóng đoàn xe từ phía Nam ra bị tắc. Ngày 29-4-1972, lại dũng cảm dập lửa trên chiếc xe chở đạn bị máy bay địch bắn cháy, đưa lái xe bị thương đi cấp cứu. Sau đó lại cõng một công nhân bến phà đi cứu thương.Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của một cảnh sát, ngày 12-6-1972, Huỳnh Kim Trung vào làng vận động bà con ra cứu xe hàng của Đoàn 559, đang trên phà bị máy bay Mỹ bắn. Ngay chiều đó, anh lại cùng đồng đội đi cứu một số đồng chí đi dò thủy lôi bị nổ.
Ngày 20-8-1972, máy bay Mỹ liên tục ném bom xuống bến phà. Anh cùng đồng đội và bà con lao vào cứu kho đạn. Vác đến hòm đạn thứ 50 thì đạn nổ, anh bị thương nặng. Máu ra nhiều, được cấp cứu, biết không thể sống được, Huỳnh Kim Trung đã nói với đồng đội: “Cứ để mình nằm đây, đi cứu chữa cho những người khác nhẹ hơn…”, rồi anh tắt thở. Huỳnh Kim Trung hy sinh khi tuổi vừa 20, đúng hai tuần sau khi viết những dòng nhật ký cuối cùng. Trạm Công an Giao thông phà sông Gianh, Ủy ban Hành chính và Xã đội Quảng Thuận (Quảng Bình) cùng Bộ Công an đã đề nghị tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân, truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất. Ngày 31-12-1973, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho liệt sĩ Huỳnh Kim Trung.
TRẦN KIẾN QUỐC
Nguồn:
Bài đã đăng trên Sự kiện & Nhân chứng (QĐND) 13 tháng 9/2016,
Tri ân liệt sĩ
Bạn đi đã 44 năm rồi!
Gia đình chọn ngày này làm ngày giỗ (20/8/1972 - 20/8/2016)!
Tran Kienquoc
Ảnh Thang Nguyentoan
Gia đình chọn ngày này làm ngày giỗ (20/8/1972 - 20/8/2016)!
Tran Kienquoc
Ảnh Thang Nguyentoan
Tấn Mỹ > BẠN NVT 21 Tháng 8
-- Nhân ngày giổ liệt sĩ Anh hùng Huỳnh kim Trung, LÍNH TRỖI có bài thơ tặng Anh -- 18h- 20/8/2016
TRƯỜNG TA CÓ CÂY ĐA
Làng ta học có cây đa
Nhìn xa xa cây cao ngất từng mây
Cây cao to rộng lá
Trông thật đẹp và oai nghiêm
cây như biểu tượng của trường
Trường ta là trường thiếu sinh quân
trú quân xă an Mỷ đại từ thái nguyên
Thời đánh Mỹ chuyễn về đây
Dưới bóng đa to là đoàn quân nho nhỏ
Đó là các chiến sĩ thiếu sinh quân
Sinh ra từ khói lửa
có đủ mọi lứa tuổi học sinh
Nhìn xa xa cây cao ngất từng mây
Cây cao to rộng lá
Trông thật đẹp và oai nghiêm
cây như biểu tượng của trường
Trường ta là trường thiếu sinh quân
trú quân xă an Mỷ đại từ thái nguyên
Thời đánh Mỹ chuyễn về đây
Dưới bóng đa to là đoàn quân nho nhỏ
Đó là các chiến sĩ thiếu sinh quân
Sinh ra từ khói lửa
có đủ mọi lứa tuổi học sinh
Trong chiến tranh rèn đúc họ thành người
Từ kỷ sư đến bác sĩ
Đi khắp các chiến trường
Nội đây cũng sinh ra anh hùng và dũng sĩ
Đã diệt Mỹ ở chiến trường xa
Và cũng có nhiều liệt sỹ
hy sinh cho tổ quốc nầy
Đây là trường thiếu sinh Quân
Vừa là học trò vừa là chiến sĩ
Đi là mang chiến thắng cho trường
Đây là trường thiếu sinh Quân
mang tên anh hùng liệt sĩ nguyễn văn Trỗi
Từ kỷ sư đến bác sĩ
Đi khắp các chiến trường
Nội đây cũng sinh ra anh hùng và dũng sĩ
Đã diệt Mỹ ở chiến trường xa
Và cũng có nhiều liệt sỹ
hy sinh cho tổ quốc nầy
Đây là trường thiếu sinh Quân
Vừa là học trò vừa là chiến sĩ
Đi là mang chiến thắng cho trường
Đây là trường thiếu sinh Quân
mang tên anh hùng liệt sĩ nguyễn văn Trỗi
-- Nhân ngày giổ liệt sĩ Anh hùng Huỳnh kim Trung, LÍNH TRỖI có bài thơ tặng Anh -- 18h- 20/8/2016
15/08/2015
HÔM NAY ĐẠI DIỆN K5 PHÍA NAM THAY MẶT CÁC BAN K5 ĐẾN VIẾNG BẠN K5 LÀ LSAHLLVT HUỲNH KIM TRUNG TẠI NGHĨA TRANG LIỆT SỸ TIỀN GIANG .
Chùm ảnh để báo cáo các bạn NVT
Đặc biệt có 1 cây hoa mọc tại mộ của bạn, và ở đây chúng tôi thắp nhang cho LS Trừ Văn Thố , LS NT Hồng Gấm và các ngôi mộ khác
Can Nguyenphuc 15 Tháng 8 2015
CHUYỆN TẠI NGHĨA TRANG LS TIỀN GIANG
PC 15/8/1015
Cùng các bạn K5 và Loan, Lan
HÔM NAY ĐẠI DIỆN K5 PHÍA NAM THAY MẶT CÁC BAN K5 ĐẾN VIẾNG BẠN K5 LÀ LSAHLLVT HUỲNH KIM TRUNG TẠI NGHĨA TRANG LIỆT SỸ TIỀN GIANG .
Chùm ảnh để báo cáo các bạn NVT
Đặc biệt có 1 cây hoa mọc tại mộ của bạn, và ở đây chúng tôi thắp nhang cho LS Trừ Văn Thố , LS NT Hồng Gấm và các ngôi mộ khác
Can Nguyenphuc 15 Tháng 8 2015
CHUYỆN TẠI NGHĨA TRANG LS TIỀN GIANG
Trước mộ Huỳnh Kim Trung
Hôm nay đến viếng anh
Bạn cùng thời ớ Trỗi
Và đi nên cạnh tôi
Cùng bạn bè anh đấy
Đến bên mộ của Trung
Thấy nhành hoa nho nhỏ
Lẻ loi bên mộ Trung
Ngay cạnh chỗ anh nằm
Hỏi thăm hoa mới biết
Chuyện sao giống liêu trai:
Bạn cùng thời ớ Trỗi
Và đi nên cạnh tôi
Cùng bạn bè anh đấy
Đến bên mộ của Trung
Thấy nhành hoa nho nhỏ
Lẻ loi bên mộ Trung
Ngay cạnh chỗ anh nằm
Hỏi thăm hoa mới biết
Chuyện sao giống liêu trai:
Hoa thấy anh nằm đấy
Mãi mãi tuổi đôi mươi
Nên hoa kia len lén
Đến làm bạn anh Trung
Mặc mưa hay nắng lửa
Mặc năm tháng đổi màu
Vẫn dịu dàng e ấp
Hoa vẫn tím thủy chung
...
Vẫn tím màu thủy chung.
Mãi mãi tuổi đôi mươi
Nên hoa kia len lén
Đến làm bạn anh Trung
Mặc mưa hay nắng lửa
Mặc năm tháng đổi màu
Vẫn dịu dàng e ấp
Hoa vẫn tím thủy chung
...
Vẫn tím màu thủy chung.
PC 15/8/1015
Cùng các bạn K5 và Loan, Lan
Ảnh Can Nguyenphuc, Hưng Phùng, Nguyễn Long
0 nhận xét:
Đăng nhận xét