Thứ Hai, 27 tháng 7, 2009

Dịp 27/7/2009 của K6 HCM - HaMeoK6

Trong dịp 27/7 năm nay, đoàn đại diện K6 đã đến thăm các gia đình:

27/7/2009 với má Chu Tấn QuangHình 1: với má Chu Tấn Quang.
với cô Hồng, má Đặng Bá Linh. Cô rất mong các anh em bạn của Linh thường xuyên đến với côHình 2: với cô Hồng, má Đặng Bá Linh. Cô rất mong các anh em bạn của Linh thường xuyên đến với cô.


nhân dịp này cũng đến thăm gia đình Võ Hồng Thế. Hình chụp với bà xã Thế.Hình 3: nhân dịp này cũng đến thăm gia đình Võ Hồng Thế. Hình chụp với bà xã Thế.
Viếng mộ Mạnh Minh trong dịp đi ĐN 27/6/2009. Tại mộ thấy đã có bó bông huệ của các AC K4 ghé sáng hôm đó.Hình 4: trước đó, trong dịp đi ĐN, tôi đã ghé viếng mộ Mạnh Minh. Tại mộ thấy đã có bó bông huệ của các AC K4 ghé sáng hôm đó.



Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Thứ hai, 27 tháng bảy, 2009)
Hit Counter

Bạn Trỗi kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

Start:     Jul 27, '09
Location:     Blog


với má Chu Tấn Quang
...Duy Đảo còn báo tin anh em k6 vừa đi thăm các gia đình LS, riêng nhà Chu Tấn Quang phải thứ 2 này mới tới. "Lính k6 dàn quân đến rồi, anh ạ!". Các bạn quá chu đáo...
(Kiến Quốc, 25/7/2009)

Trong dịp 27/7 năm nay, đoàn đại diện K6 đã đến thăm các gia đình: LS Đặng Bá Linh (cô Hồng, má Đặng Bá Linh rất mong các anh em bạn của Linh thường xuyên đến với cô), LS Chu Tấn Quang, và nhân dịp này cũng đến thăm gia đình Võ Hồng Thế. Trước đó, trong dịp đi ĐN, HaMeo đã ghé viếng mộ Mạnh Minh.
(HaMeoK6)

Đoàn đại biểu quốc tế viếng mộ anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi 26/7/2009.
Buổi sáng 26/7 Khánh Tường và tôi (AMk3), đại diện k3 HCM cùng JM - thay mặt BLL trường, Đ. Nhân khóa 5 cùng đoàn Cao TL đến viếng mộ anh Trỗi tại quận 2, gặp các bạn K8 đã đến trước. Sau đó anh Cao và BLL trường lên đường đi Vũng Tàu. K Tường và tôi ra Nghĩa trang LSTP thăm Lê Minh Tân.
(AMk3, 26/7/2009).
Trong khi mọi người tiếp tục sang thắp nhang bên phần mộ bố, mẹ của chị Quyên thì những nén nhang trên phần mộ Anh Trỗi bốc lửa cháy rừng rực. Theo tâm linh: Anh đã về tiếp nhận tình cảm của mọi người. Chắc Anh cũng vui và xúc động khi dịp 27/7 chúng ta là đoàn đầu tiên đến thăm Anh, còn có những người bạn TQ, có mẹ con cô học sinh Trường Trỗi - Trương Chí Hòa, từ Đức trở về.
(JM, 27/7/2009)
Chị Quyên: Cảm ơn các em! Chắc anh biết và mừng đấy!
(Phan Thị Quyên, 29/7/2009)

Chủ nhật 26/7, thay mặt các bạn K8 và anh Khắc Việt K7, Bùi Thắng cùng các bạn Trí Dũng, Đặng Quốc Dũng, Liêm, Ngọc Đại, Nam Hùng đã đến nhà Bùi Thọ Tuyến thắp hương cho bạn và thăm mẹ. Mẹ Tuyến hiện sống với gia đình con gái út, em gái của Tuyến, tại nhà 15, ngõ 132, phố Mai Dịch, Hà Nội.
(Bùi Thắng, 27/7/2009)

Sáng nay nghĩa trang Mai dịch trang trọng hơn hẳn các năm trước. 27/7/2009.
Các bạn Trỗi viếng nghĩa trang Mai Dịch: Anh Vinh K5, Hằng K7 và Thái K8 gặp nhau và nảy ra ý nghĩ năm tới hẹn 8 giờ sáng, các K có mặt để cùng thắp hương tại tượng đài...
(Nguyễn Thị Thái, 27/7/2009)
TranKienQuoc nói...Ý tưởng của anh Tạ Vinh quá hay! Năm sau sát ngày 27/7 nhớ alô nhau trên mạng và nhắn tin!

Bs HOC đại diện Bạn Trỗi MT thăm viếng bạn... Thắp hương mộ Bình K8 và Nam K7 vào chiều muộn ngày 27




Velairungxua.mp3 - Hai Tran



Kỷ niệm


Tưởng niệm


Kính viếng Online


Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

Về 2 LS k6: Chu Tấn Quang và Võ Nguyên Trọng - Kiến Quốc



Về 2 LS k6: Chu Tấn Quang và Võ Nguyên Trọng


Em Chu Tấn Quốc tháng trước cùng anh em ở xã biên giới (khu vực Bù Bông cũ, nay thuộc Đắc Nông) lặn lội trong rừng sâu tìm hài cốt anh trai - LS Chu Tấn Quang. Thậm chí cùng anh em ở đồn biên phòng sang đất bạn tìm mà bất lực. Mấy chục năm trôi qua, cảnh vật thay đổi nhiều, dù có bản đồ vẽ tay hướng dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nhưng cũng bó tay. Hẹn mùa khô tới.

Sáng nay hẹn Võ Nguyên Tuệ, em trai LS Võ Nguyên Trọng, qua lấy tờ khai để nhờ nhà ngoại cảm xúc tiến gọi vong, hy vọng tìm được hài cốt anh. May vẫn còn cuốn Tập 2 ở nhà nên tặng Tuệ và gia đình. Tuệ và Lê Việt Tấn đã lần về Kiên Giang nơi đóng quân của trung đoàn Võ Nguyên Trọng (thuộc sư 1). Tìm được cả khu đất đã chôn cất anh trai. Chuyện thế này...

Còn 1 đồng đội của Trọng sống sót và ở lại đất Kiên Giang sinh sống. Anh tên là Cư, sinh năm 1946, y tá trung đoàn bộ. Anh kể lại: Theo kế hoạch, thời gian đó đơn vị đang chuẩn bị tấn công nhà máy Xi măng Hà Tiên. Đã bao vây hết rồi. Nhưng vì gian khổ mà 1 tay tiểu đoàn trưởng chiêu hồi. Hắn khai hết cho địch. Trước đó mấy hôm, địch pháo kích vào nơi đóng quân của trung đoàn bộ. Chẳng may Trọng trúng đạn và được đưa về trạm xá trung đoàn. Tại đây được cấp cứu. Có 1 bác sĩ người HN đã tiếp máu cho anh. Vậy mà không qua khỏi. "Trọng mất ngày 26/3/1972 (chứ không phải 5/6) vì ngày đó là ngày thành lập Đoàn. Tôi nhớ chính xác mà!" - anh Cư khẳng định. Anh em chôn cất Trọng gần đấy. Sau đó 3 hôm thì địch tập kích. Cả bệnh xá không kịp di dời. Bộ đội hy sinh nhiều. Anh bác sĩ người HN cũng hy sinh. Nơi đóng quân gần như bị san bình địa. Anh Cư sống sót, từng nằm 2 tháng liền cạnh mộ Trọng. Là vùng tranh chấp ác liệt, nên không có dân sinh sống. Vì vậy dân cũng không biết có các LS được chôn cất ở đây...

Anh Cư đã dẫn Tuệ tới nơi chôn cất Trọng, nay là 1 bãi đất bằng. Mộ nằm chính xác ở đâu thật khó xác định. Anh Cư nhiệt tình như vậy mà chỉ sau ít bữa cùng Tuệ đi tìm mộ về liền bị xuất huyết não. May mà nhẹ. Tuệ gọi điện vào vẫn nói chuyện được với anh. Nay gia đình trông mong vào việc nhờ các nhà ngoại cảm gọi vong của LS.

Tôi bàn qua với Thắng "ngớ" - người có quan hệ thân thiết với cô Hằng. Hy vọng sẽ giúp được cho 2 gia đình. Cũng chỉ là cầu nối thôi, sau đó phải là tiếp xúc của thân nhân thì vong mới về. Cầu Trời, Phật phù hộ!


18 July, 2009 11:03::

Đăng lại bài viết của Kiến Quốc (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi K5”: 18/7/2009)

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2009

Kỉ vật của bạn - Tô Thắng

 
Kỉ vật của bạn

 Nhân ngày 27/7

Một bữa, hồi còn ở trường Y Trung, tranh thủ có nắng, tôi đem chiếc quần duy nhất còn lại ra gột giặt để kịp chiều còn sinh hoạt lớp. Cẩn thận, tôi đã chọn chỗ phơi ngoài sân sao cho có thể quan sát được từ giường của mình. Yên chí lớn, tôi... nằm, vừa trông quần, vừa đọc sách.

Thế rồi gió mát hiu hiu... đến khi giật mình tỉnh nhìn ra thì đã không thấy bóng quần đâu nữa. Lật đật chạy ra sân phơi, dòm trước ngó sau thấy trên dây phơi bên cạnh có một cái quần y như của tôi, phải cái hơi cũ hơn tí. Tôi tự nhủ một cách "ngây thơ" rằng "chắc thằng này lại rút nhầm quần mình vào rồi, cứ mang vào đã, sau sẽ đổi". Dật vội khỏi dây phơi, tôi cầm quần biến vào trong nhà. Đến khi ngồi trên giường giở ra nhìn kĩ, tôi mới thấy chữ "Bá Kim" thêu chỉ mầu nhảy múa trên cạp. Nhìn sang bên, tôi thấy Kim vẫn còn đang ngon giấc. Thế này thì không có cái sự nhầm rồi. Hết giờ ngủ trưa, tôi trả Kim cái quần và kể chuyện “rút hộ”. Dù còn ngái ngủ, tôi vẫn đọc được trong ánh mắt bạn cái cười tinh quái "Chà chà, thằng này thế mà cũng ...”.

Mọi người trong phòng biết chuyện xúm lại tán, ầm như chợ vỡ. Tôi còn đang chưa biết nghĩ sao thì nghe một giọng dứt khoát nói như ra lệnh: "Thôi thằng Thắng bận cái này vào lên lớp, hạ hồi phân giải sau". Linh cố, hồi đó là tiểu đội trưởng* tiểu đội tôi, chẳng biết đứng sau lưng tôi từ bao giờ, vừa nói vừa dúi vào tay tôi chiếc quần của mình. Quần Linh đưa vải mềm, sợi bông bông, nhạt màu xanh sắc tím chứ không như cái cũ của tôi, vải cứng mặt trơn, xanh màu lá cây. Hồi đó Linh vào loại cao, ít ra cũng hơn tôi một đầu nên phải nói là tôi bơi trong cái quần của bạn. Linh giúp tôi kéo thắt lưng, xắn gấu quần, rồi lùi lại vài bước ngắm nhìn, ôm miệng cười: "Không sao! Trông kẻng ra phết".

Và từ đó tôi diện cái quần của bạn. Vải mềm nên gấu quần hay tụt xuống, mà chẳng hiểu sao ống bên phải bao giờ cũng thấp hơn bên trái.

Sau ngày trường giải tán, bọn tôi lại trở thành hàng xóm của nhau. Một hôm dọn đồ tôi lại thấy cái quần của Linh vẫn còn nằm trong ba-lô. Mang sang nhà, tôi đùa trả lại bạn để làm kỉ niệm trường Trỗi. Linh cười hiền: "Thôi đi cha nội, cho vào bảo tàng được rồi!"

Vâng, giờ thì cái quần ấy của Linh cố đã mãi mãi nằm trong cái bảo tàng riêng bé nhỏ của tôi. Cứ mỗi lần nghĩ đến “cái thằng tôi” hồi đó, trước mắt tôi lại hiện lên hình ảnh một chú nhóc ống thấp ống cao trong cái quần vải mềm, sợi bông bông với màu xanh tim tím.


Tô Thắng
Bp., tháng 7/2009

* Nhớ nhầm. Đúng ra là Trung đội phó (theo Danh sách C61 năm 1965 do Thày Trường cung cấp - LMC)




Web Counter